Overthinking là gì? 8 cách thoát khỏi việc suy nghĩ quá mức

Overthinking là gì, trạng thái này có phải một loại bệnh, nó có tác hại gì không? Cùng Tinhte.edu.vn tìm hiểu kỹ về overthinking trong bài viết này và cách để thoát khỏi việc suy nghĩ quá mức nhé!

Overthinking là gì?

Overthinking là gì?

“Overthinking” (suy nghĩ quá mức) là quá trình liên tục đánh giá và đau khổ về những suy nghĩ của chính mình. Quá trình này có thể bao gồm tự trách những hành động hoặc quyết định trong quá khứ hoặc hiện tại – theo tiến sĩ Jeffrey Hutman.

Ai cũng có thể rơi vào tình trạng suy nghĩ quá mức. Nguyên nhân thường do các vấn đề tâm lý như thiếu tự tin về bản thân, chấn thương tâm lý, lo lắng hay hội chứng tăng động giảm chú ý ở người lớn (ADHD).

LGBT là gì? Đã có quốc gia nào công nhận hôn nhân đồng giới?

Lý do tại sao nước biển lại mặn có thể bạn chưa biết

Biểu hiện của overthinking suy nghĩ quá mức

Một trong những biểu hiện của overthinking là việc tự chất vấn bản thân về những việc làm của mình, dù đó chỉ là những suy nghĩ thoáng qua. Bạn dành quá nhiều thời gian để suy xét nguồn gốc và lý do của những suy nghĩ trong đầu mình. Bạn cảm thấy khó khăn trong việc kiểm soát suy nghĩ của mình.

Một số biểu hiện khác là hoài nghi quyết định của chính mình, cố gắng đọc suy nghĩ của người khác, quá quan tâm đến tiểu tiết, luôn lo sợ mình mắc phải sai lầm…

Biểu hiện của overthinking suy nghĩ quá mức

Nếu không biết mình có hay suy nghĩ quá mức hay không, bạn có thể thử bài kiểm tra nhỏ của giáo sư, nhà tâm lý học David A. Clark:

  • Có phải lúc nào bạn cũng dễ rơi vào trạng thái đang nghĩ ngợi?
  • Bạn có thường tự hỏi vì sao mình lại có những suy nghĩ đó?
  • Bạn có thường suy nghĩ sâu xa hoặc mang tính cá nhân đằng sau những suy nghĩ đó không?
  • Mỗi khi thấy buồn, bạn có thường chìm vào suy nghĩ không?
  • Bạn cực kỳ muốn biết trí não của mình hoạt động thế nào?
  • Việc kiểm soát gắt gao suy nghĩ có quan trọng với bạn?
  • Bạn có thường ít khoan dung cho những suy nghĩ không mong muốn và bộc phát?
  • Bạn có thường vật lộn với việc kiểm soát suy nghĩ của mình?

Nếu câu trả lời là có đối với đa số câu hỏi trên, khả năng cao bạn có xu hướng suy nghĩ quá nhiều.

Tác hại của overthinking là gì?

Tác hại của overthinking là gì?

Overthinking có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với cách bạn trải nghiệm và tương tác với thế giới xung quanh, làm bạn khó có thể ra quyết định trong những tình huống quan trọng. Tình trạng này càng kéo dài, bạn càng mất năng lượng và có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của mình.

Theo Tiến sĩ Tâm lý học Fowler, overthinking có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm, giảm khả năng chịu đựng và khó chống lại căng thẳng, làm bạn cảm thấy cô đơn và mất hứng thú.

Ngoài ra, overthinking cũng có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, khó ngủ, buồn nôn, nhức đầu, giảm khả năng tập trung và thay đổi khẩu vị, cũng như tăng nguy cơ đau tim và tự tử.

Cách vượt qua overthinking giảm bớt suy nghĩ tiêu cực

Cách vượt qua overthinking giảm bớt suy nghĩ tiêu cực

Tránh tập trung vào bản thân

Bạn có thể thoát khỏi overthinking bằng cách làm những điều bạn thích ví dụ như đi mua sắm, nấu ăn, chơi nhạc,…

Thay vì dành thời gian để chìm đắm trong suy nghĩ rối, bạn có thể học một kỹ năng mới; chẳng hạn như tham gia một môn thể thao, học một kỹ năng mới liên quan đến công việc của bạn,…

Hướng suy nghĩ ra ngoài cũng là cách để bạn có thể nghỉ ngơi. Bạn không chỉ làm được việc có ý nghĩa hơn mà còn có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề mà không cần suy nghĩ quá nhiều về nó.

Hít thở sâu

Cách thoát khỏi overthinking là gì? Đó là việc thực hiện việc hít thở sâu; có thể bạn đã nghe nhiều về phương pháp này nhưng nó thực sự mang lại hiệu quả ngay lập tức. Khi bạn cảm thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều, hãy nhắm mắt lại và thực hiện việc hít thở sâu.

Hít thở sâu

Cách hít thở sâu:

Đây là một bài tập khởi động để giúp bạn thư giãn với hơi thở của mình:

  • Bước 1: Tìm một nơi thoải mái để ngồi và thư giãn cổ và vai của bạn.
  • Bước 2: Đặt một tay lên tim và tay kia trên bụng.
  • Bước 3: Hít vào và thở ra bằng mũi, chú ý đến cách ngực và bụng di chuyển khi bạn thở.
  • Bước 4: Hãy thử thực hiện bài tập này 3 lần một ngày trong 5 phút; hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy suy nghĩ quá nhiều.

Phân tích nguyên nhân dẫn đến overthinking một cách khách quan

Lý do dẫn đến overthinking là gì? Việc suy nghĩ quá mức thường do một số nguyên nhân như nuối tiếc về quá khứ; lo lắng về tương lai; hoài nghi về bản thân; hoặc căng thẳng trong công việc và học hành.

Xác định được lý do sẽ giúp bạn chủ động tránh xa những tình huống này. Kể cả khi bạn không thể tránh khỏi hoàn toàn, bạn sẽ nhận biết được những kích thích có hại này.

Quan sát ở góc nhìn tổng thể

Tất cả những vấn đề đang nổi lên trong tâm trí bạn sẽ ảnh hưởng ra sao trong 5 hoặc 10 năm tới? Liệu có ai quan tâm đến việc bạn đã từng thi rớt đại học không? Hay họ chỉ quan tâm đến công việc và thu nhập của bạn hiện tại?

Đừng để những vấn đề nhỏ trở thành trở ngại lớn. Thay vì suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề cụ thể, hãy tìm cách để giải quyết nó ngay lập tức.

Công nhận những thành công của bạn

Khi bạn cảm thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều, hãy dừng lại, lấy sổ tay hoặc mở ứng dụng ghi chú trên điện thoại ra; rồi viết ra 5 điều bạn tự hào trong tuần qua và những nỗ lực bạn đã bỏ ra.

Công nhận những thành công của bạn

Điều này không cần phải là những thành tựu lớn. Có thể đơn giản là việc bạn vận động, dọn dẹp phòng của mình, hoặc thể hiện sự yêu thương với gia đình. Khi bạn nhìn lại những thành tựu của mình, bạn sẽ ngạc nhiên về sức mạnh của những thành tựu nhỏ nhặt tổng hợp lại. Nếu bạn cảm thấy hữu ích, hãy xem lại những điều bạn ghi chú khi cảm thấy suy nghĩ của mình đang rối bời.

Hành động ngay và luôn

Khi bạn tự hỏi cách vượt qua overthinking là gì? Thỉnh thoảng, cách đơn giản nhất là hành động. Việc lặp đi lặp lại những suy nghĩ tương tự có thể xuất phát từ việc bạn chưa thực hiện bất kỳ hành động cụ thể nào để giải quyết vấn đề.

Lần sau khi bạn gặp những câu hỏi hoặc vấn đề làm bạn căng thẳng; hãy tự mình ghi lại cách bạn có thể thực hiện để đạt được mục tiêu của mình. Điều này sẽ giúp bạn thoát khỏi suy nghĩ và dồn năng lượng của bạn vào việc thực hiện các bước khả thi.

Chấp nhận nỗi sợ của mình

Một số thứ sẽ luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Học cách chấp nhận điều này có thể giúp bạn hạn chế overthinking. Hơn nữa, việc chấp nhận những suy nghĩ và nỗi sợ tiêu cực có thể giúp cải thiện sức khỏe tâm lý.

Tất nhiên, điều này dễ nói hơn làm; việc chấp nhận nỗi sợ sẽ không xảy ra trong một ngày. Để chấp nhận nỗi sợ, bạn cần học cách đối mặt từ từ với nỗi sợ của mình.

Ví dụ, nếu bạn sợ phải thuyết trình trước đám đông; bạn có thể bắt đầu với việc tập thuyết trình trước gương; sau đó tập với 1-2 người thân hoặc bạn bè của mình; rồi sau đó tập với một nhóm lớn hơn. Dần dần, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và có thể thuyết trình trước đông người một cách dễ dàng hơn.

Nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia sức khỏe tâm thần

Bạn không cần phải đối mặt với overthinking một mình. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài có thể giúp bạn học cách giải quyết những suy nghĩ của mình; thậm chí thay đổi cách suy nghĩ của bạn.

Hoặc khi overthinking kéo dài và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, công việc và mối quan hệ, bạn nên sớm tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia về sức khỏe tâm thần như bác sĩ hoặc nhà tâm lý học.

Kết luận

Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp phải nhiều vấn đề cần giải quyết. Thay vì chìm đắm trong suy nghĩ, hãy hành động để giải quyết chúng ngay lập tức. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về overthinking là gì và cách vượt qua nó. Chúc bạn thành công trong việc cân bằng tâm trí của mình!