Hiện tượng chuột rút tưởng chừng như vô hại nhưng đây lại chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp phải vấn đề nào đó không bình thường. Cùng tinhte.edu.vn trang bị những kiến thức cơ bản để trả lời câu hỏi tại sao lại bị chuột rút bắp chân khi ngủ giúp bạn phòng tránh triệu chứng này hiệu quả.
Dấu hiệu chuột rút khi ngủ
Trước khi đặt ra câu hỏi tại sao lại bị chuột rút bắp chân khi ngủ thì bạn cần phải hiểu về cơ chế hình thành nên chuột rút và triệu chứng là gì?
- Chuột rút là hiện tượng các cơ co thắt xuất hiện đột ngột đặc biệt là ở vùng bắp chân, đùi, các ngón chân, cả bàn chân… Các cơn chuột rút thường kéo dài từ 1 – 5 phút tùy vào tình trạng mỗi người.
- Chuột rút làm cho hoạt động di chuyển bị gián đoạn, gây đau đớn, khó chịu cho người bị và nếu như nó xuất hiện về đêm, sẽ làm cho giấc ngủ bị ảnh hưởng.
Tại sao lại bị chuột rút bắp chân khi ngủ?
Thông thường vào ban đêm, khi cơ thể nghỉ ngơi, các cơn chuột rút lại xuất hiện thường xuyên. Các chuyên gia đã giải thích điều này như sau:
Thời tiết lạnh
Vào ban đêm, cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh nếu không được giữ ấm đủ. Luồng khí lạnh xâm nhập vào cơ thể có thể là do thời tiết, điều hòa hoặc gió tự nhiên. Đây là cơ chế phản ứng tự nhiên của cơ thể. Khi gặp lạnh, các bó cơ sẽ bị co rút lại, gây nên các cơn chuột rút.
Do đó, để hạn chế sự xuất hiện của các cơn chuột rút, hãy luôn giữ ấm cho cơ thể dù là vào mùa lạnh hay mùa nóng.
Thiếu nước
Thiếu nước là nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng chuột rút khi ngủ. Hầu hết chúng ta chỉ uống nước khi cảm thấy khát mà không biết rằng nếu không cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ bị xem là thiếu nước.
Khi ra mồ hôi nhiều hoặc vận động với cường độ cao, nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước và muối khoáng sẽ dẫn đến các cơn chuột rút ở các vùng cơ.
Tại sao lưỡi bị đóng bợn trắng? Cách điều trị đơn giản tại nhà
Cải thiện tình trạng tại sao nằm mãi không ngủ được nhanh chóng
Không tập thể dục thường xuyên
Nếu vận động quá nhiều khiến cơ thể mất nước gây ra chuột rút khi ngủ, thì ngược lại, không vận động và thể dục thường xuyên, các cơ sẽ rơi vào tình trạng “giả chết” do không được hoạt động và máu cũng bị ứ đọng lại một chỗ.
Ít vận động và vận động quá sức đều có thể dẫn đến chuột rút bắp chân. Việc luyện tập thể dục thể thao khoa học và điều độ chính là cách giúp bạn thoát khỏi triệu chứng tê bì, chuột rút hiệu quả.
Mỏi cơ
Tham gia các bộ môn quá nặng đô, mất nhiều sức lực như tennis, golf, đá bóng, tập tạ… sẽ gây áp lực lớn đối với các cơ. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng chuột rút khi ngủ. Tình trạng này thường gặp ở vận động viên thể thao và người tập tạ lâu dài.
Thói quen
Ngồi vắt chéo chân, ngồi không thay đổi tư thế trong thời gian dài sẽ làm lưu lượng máu đến các chi bị giảm, gây nên hội chứng chuột rút ban đêm.
Người cao tuổi
Khi về già, các cơ quan trong cơ thể không còn hoạt động nhạy bén như trước. Điều này làm máu lưu thông chậm, gây nên các cơn chuột rút. Người cao tuổi thường đối diện với các cơn chuột rút vào ban đêm. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 70% người trên 60 tuổi sẽ phải đối diện với triệu chứng chuột rút khi ngủ mãn tính.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai chính là đối tượng trả lời cho câu hỏi tại sao lại bị chuột rút bắp chân khi ngủ. Khi mang thai, cơ thể mẹ phải đối diện với tình trạng tăng cân đột ngột hoặc thay đổi hormone, dẫn đến chuột rút khi ngủ.
Tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ của một số loại thuốc như sucrose naproxen, raloxifene, levalbuterol, estrogen liên hợp, pregabalin… có thể gây ra các cơn chuột rút.
Lưu ý: Nếu triệu chứng chuột rút kéo dài trên 3 tuần và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, sức khỏe, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân và nhận tư vấn của bác sĩ nhằm khắc phục tình trạng này.
Chuột rút bắp chân khi ngủ là bệnh gì?
Ngoài những nguyên nhân tự nhiên gây ra các cơn chuột rút, chuột rút cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bạn có thể mắc phải một trong những bệnh sau đây:
- Bệnh suy giãn tĩnh mạch
- Hội chứng rối loạn do rượu bia
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh suy thận
- Bệnh suy gan
- Bệnh xương khớp
- Bệnh rối loạn thần kinh
Để biết chính xác, người bệnh cần thăm khám, xét nghiệm lâm sàng để đưa ra chẩn đoán. Chuột rút bắp chân nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bị chuột rút bắp chân khi ngủ phải làm sao?
Khi cơ thể bị chuột rút, việc đầu tiên là cần bình tĩnh, thả lỏng cơ thể và áp dụng các biện pháp sau để giảm thiểu sự khó chịu từ các cơn chuột rút:
- Duỗi chân thẳng ra
- Thực hiện động tác xoa bóp nhẹ nhàng tại vùng chân bị chuột rút
- Không co chân lại để giúp kéo dài cơ chân ra
- Dùng khăn ấm để chườm lên vùng bị chuột rút
Cách phòng ngừa các cơn chuột rút về đêm xuất hiện
Để hạn chế chuột rút khi ngủ, nên vận động để lưu thông khí huyết. Buổi tối trước khi ngủ, vận động cơ bắp nhẹ nhàng để kích thích sự di chuyển của dòng máu. Ngoài ra, áp dụng các biện pháp sau để phòng ngừa sự xuất hiện của các cơn chuột rút:
- Không tắm nước quá nóng
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung vitamin C và chất xơ
- Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể
- Vận động nhẹ nhàng trước khi làm việc nặng
- Tránh sử dụng các thực phẩm độc hại và các chất kích thích như rượu
Lưu ý: Trong trường hợp chuột rút bắp chân xuất hiện do một bệnh lý nào đó, như suy giãn tĩnh mạch, cần thăm khám sớm để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.
Trên đây là những nguyên nhân chính giải thích tại sao lại bị chuột rút bắp chân khi ngủ. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được điều trị.