Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu và ngứa? Cách xử lý hiệu quả

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao gội đầu xong vẫn có gàu hay vẫn còn ngứa? Bài viết này từ tinhte.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó và cung cấp cách trị gàu tại nhà hiệu quả.

Gàu là gì?

Gàu là gì?

Gàu là tình trạng da đầu sản xuất và loại bỏ các tế bào da với tốc độ nhanh bất thường, biểu hiện là da đầu bị khô, dễ bong tróc thành mảnh vụn hoặc theo từng mảng nhỏ có màu trắng. Gàu không gây hại, không truyền nhiễm và cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, da đầu bị gàu có thể đi kèm với một số các triệu chứng như: Ngứa da đầu, da đầu bị ửng đỏ và trường hợp nặng là gây rụng tóc từng mảng. Trên thực tế, gàu không phải là một vấn đề sức khỏe lớn nhưng nó sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, mất tự tin.

Tại sao nằm mãi không ngủ được? Cách cải thiện tình trạng khó ngủ

Tại sao bị nấc cụt? Cách xử lý nâc cục hiệu quả

Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa?

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến gàu, ngay cả khi bạn đã gội đầu thường xuyên. Dưới đây là một số lý do phổ biến:

Gội đầu bằng nước nóng

Nước nóng không trực tiếp gây ra gàu, nhưng việc gội đầu bằng nước nóng lâu dần sẽ khiến da đầu trở nên khô và dễ bong tróc hơn. Thay vì sử dụng nước nóng, hãy điều chỉnh thành nước ấm hoặc nguội để gội đầu, tránh làm khô tóc và da đầu.

Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa?

Gãi mạnh vào da đầu trong khi gội

Nhiều người có thói quen gãi mạnh vào da đầu khi gội đầu vì cho rằng đó là cách giúp đánh bay các lớp bụi bẩn. Trên thực tế, việc gãi mạnh không chỉ không giúp da đầu sạch hơn mà còn khiến da đầu dễ bị tổn thương, ửng đỏ và bong tróc nhiều hơn.

Tần suất gội đầu không phù hợp

Gội đầu quá nhiều lần hoặc không gội đầu thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân gây ra gàu. Tần suất gội đầu phù hợp phụ thuộc vào độ tuổi, chiều dài tóc, kiểu tóc, chất tóc và mức độ hoạt động của mỗi người.

Gội đầu sau khi vừa nhuộm tóc

Thuốc nhuộm tóc có chứa các thành phần hóa học có thể phá hủy và gây hại cho sợi tóc, dẫn đến khô, giòn và xuất hiện các mảng gàu màu vàng.

Mắc phải các bệnh lý về da đầu

Nhiều bệnh lý da đầu có thể gây ra gàu, bao gồm:

  • Viêm da tiết bã (seborrheic dermatitis): Các mảng vảy, ngứa và đỏ trên da đầu.
  • Nấm ngoài da (ringworm): Phát ban đỏ hoặc bạc trên da đầu có thể kèm theo tình trạng rụng tóc từng mảng.
  • Bệnh chàm (eczema): Da khô, đỏ, bong tróc và rất ngứa ở các vùng trên cơ thể, kể cả da đầu và các vùng da khác.
  • Viêm da tiếp xúc (contact dermatitis): Da đỏ, kích ứng, cũng có thể có mụn nước và nứt nẻ, do kích ứng với các sản phẩm như thuốc nhuộm tóc, thuốc xịt, gel chải tóc…
  • Vẩy nến (psoriasis): Các mảng da đỏ, bong tróc, đóng vảy và đau, phủ vảy bạc.
  • Nấm malassezia: Một loại nấm sống trên da đầu, hầu hết là ở người lớn. Trong một số trường hợp, nó gây kích thích và làm các tế bào da đầu phát triển nhanh quá mức.

Dùng loại dầu gội không phù hợp

Vì cơ địa mỗi người không giống nhau nên không phải loại dầu gội nào cũng phù hợp với bạn. Dầu gội chứa thành phần tẩy rửa mạnh sẽ rửa đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ tóc, khiến da đầu phải tiết dầu để cân bằng độ ẩm, từ đó gây ra gàu.

Cách trị gàu tại nhà hiệu quả

Da đầu bị gàu từng mảng có thể không được triệt để vì chúng có thể tái lại bất cứ lúc nào nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát được gàu để không bị ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc của mình.

Cách trị gàu tại nhà hiệu quả

Chanh tươi

Lấy 10 quả chanh tươi vắt lấy nước cốt và sau khi gội đầu sạch sẽ bạn dùng 2 thìa nước cốt chanh bôi lên da đầu và tóc rồi massage nhẹ nhàng. Để khoảng 30 phút rồi gội lại bằng nước ấm sẽ thấy hiệu quả.

Baking soda

Dùng baking soda thoa đều lên da đầu sau khi làm ướt tóc, sau đó gội lại với nước sạch mà không cần dùng dầu gội. Phương pháp này có thể thấy tóc bị khô thời gian đầu nhưng một thời gian lượng dầu tự nhiên được sản sinh sẽ giúp tóc mềm hơn và sạch gàu hơn.

Hành tây

Dùng nước ép hành tây trộn với mật ong tỷ lệ 1:2 và bôi lên da đầu khoảng 30-45 phút rồi gội lại với nước sạch sẽ điều trị được da đầu bị gàu từng mảng hiệu quả.

Dầu dừa kết hợp sữa chua

Trộn hỗn hợp dầu dừa với sữa chua rồi thoa lên da đầu cho đều. Ủ khoảng 20-25 phút và gội lại với nước sạch. Thực hiện kiên trì bạn sẽ thấy da đầu bị gàu nặng được cải thiện.

Nha đam

Lấy phần gel của cây nha đam và làm ướt tóc rồi thoa đều lên. Sau đó ủ 15 phút và gội với nước sạch cho bạn da đầu không bị khô và hạn chế gàu tốt nhất.

Sử dụng một số loại dầu gội trị gàu và nấm da đầu

  • Dầu gội Selsun Rohto: giúp điều trị gàu, ngứa da đầu và viêm da do nhiễm vi nấm Malassezia. Sản phẩm dầu gội trị gàu Selsun với công thức 1,8% Selenium Sulfide điều trị gàu hiệu quả.
  • Dầu gội Nizoral: Là sản phẩm để điều trị và dự phòng nhiễm nấm Malassezia. Chỉ với một lượng nhỏ dầu gội Nizoral sẽ là một trong những cách trị gàu tại nhà bạn có thể sử dụng.
  • Dầu gội thái dương 7: Với công dụng làm sạch da đầu bị gàu từng mảng, giảm ngứa, chăm sóc tóc, da đầu khỏe mạnh. Sản phẩm sử dụng được với tất cả mọi người, nhất là người bị hói, rụng tóc nhiều.

Ngoài ra còn rất nhiều sản phẩm dầu gội trị gàu tự nhiên khác mà bạn có thể tham khảo phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình.

Kết luận

Nội dung bài viết đã lý giải tại sao gội đầu xong vẫn có gàu hay vẫn còn ngứa. Hy vọng bạn đã biết cách gội đầu trị gàu tại nhà hiệu quả sau khi xác định đúng nguyên nhân da đầu liên tục có gàu. TinhTe chúc bạn có mái tóc khỏe mạnh, sạch gàu!