Marketing là gì? Tất tần tật kiến thức tổng quan về marketing

Tinhte.edu.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất Marketing là gì, vai trò và nhiệm vụ của Marketing trong doanh nghiệp, những cập nhật mới nhất trong lĩnh vực tiếp thị theo các giai đoạn phát triển của xã hội (1.0 đến 4.0, 5.0). Từ đó, giúp doanh nghiệp và những người thực hiện, triển khai hoạt động Marketing một cách chính xác và hiệu quả.

Marketing là gì?

Marketing là mọi hoạt động nhằm đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ nguồn gốc sản xuất đến tay người tiêu dùng, bao gồm nhiều công việc khác nhau, từ nghiên cứu thị trường, hiểu nhu cầu khách hàng, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ, quảng bá, phân phối sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu, thu hút và duy trì khách hàng, đồng thời đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Marketing là gì?

Mục đích của Marketing là tạo ra giá trị cho khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ thông qua các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Theo Philip Kotler – Cha đẻ ngành Marketing hiện đại, ông định nghĩa về Marketing như sau: “Marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối giá trị đó để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu và đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.”

Ngành Marketing là gì?

Ngành Marketing là một trong những ngành được đào tạo phổ biến tại các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay. Với mục đích cung cấp đầy đủ, khách quan những kiến thức liên quan đến Marketing, chẳng hạn như nghiên cứu thị trường, hiểu thị hiếu khách hàng, phân tích hành vi người tiêu dùng, đo lường hiệu quả chiến dịch, xây dựng một chiến lược Marketing hoàn chỉnh.

Vai trò của Marketing trong phát triển doanh nghiệp

Marketing có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp. Các hoạt động Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng, tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ.

Vai trò của Marketing trong phát triển doanh nghiệp

  • Cung cấp thông tin hữu ích, giá trị cho khách hàng
  • Tăng cường lợi thế cạnh tranh
  • Quá trình phân tích và đánh giá kết quả hoạt động Marketing
  • Nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng
  • Linh hoạt, kịp thời trong việc tương tác, hỗ trợ khách hàng
  • Giúp doanh nghiệp bán được hàng
  • Xây dựng thương hiệu

Thực tế, Marketing là một trong những công cụ quan trọng nhất để giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Marketing giúp xác định khách hàng tiềm năng thông qua nghiên cứu thị trường, phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu.

Điều này giúp doanh nghiệp tập trung các hoạt động quảng cáo vào những khách hàng tiềm năng nhất, phát triển chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, chiến lược bán hàng phù hợp. Các hoạt động này giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng, thu hút sự quan tâm và tăng khả năng mua hàng.

Định nghĩa các vị trí trong Marketing

Digital Marketing

Digital Marketing là quá trình thực hiện Marketing kỹ thuật số trên nền tảng internet. Tức là hoạt động này tập trung vào việc sử dụng công nghệ và các kênh truyền thông số như website, email, mạng xã hội, quảng cáo, podcast,… để tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách linh hoạt, nhanh chóng hơn.

Định nghĩa các vị trí trong Marketing

Content Marketing

Content Marketing là vị trí tập trung vào việc tạo ra và phân phối Nội dung giá trị để thu hút, giữ chân khách hàng. Nội dung có thể là bài viết, hình ảnh, video, âm thanh,…

Content Marketing giúp tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng bằng cách cung cấp cho họ những thông tin hữu ích, giải đáp những câu hỏi mà họ quan tâm, đồng thời thúc đẩy hành động mua hàng của khách hàng thông qua việc cung cấp nội dung giá trị.

Marketer

Marketer là người chuyên nghiên cứu, phát triển và thực hiện các chiến lược Marketing để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng. Công việc của Marketer bao gồm phân tích thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, xác định khách hàng mục tiêu và phát triển các chiến lược Tiếp thị phù hợp để thu hút khách hàng, góp phần tăng doanh số bán hàng.

Nhân viên Marketing

Nhân viên Marketing là người có trách nhiệm thực hiện các hoạt động Marketing trong doanh nghiệp như quảng cáo, quản lý các kênh truyền thông, đo lường hiệu quả và tối ưu hóa các chiến dịch Tiếp thị.

Công việc của nhân viên Marketing tùy thuộc vào từng lĩnh vực của mỗi doanh nghiệp, nhưng đều có mục tiêu chung là giúp tạo dựng hình ảnh thương hiệu tốt trong mắt khách hàng, góp phần tăng doanh số.

Vai trò, ý nghĩa KPI là gì? Các loại KPI phổ biến hiện nay

Telegram là gì? Cách sử dụng tele tránh mất tiền ngu

Các loại hình Marketing hiện nay

Hiện nay có nhiều loại hình Marketing khác nhau, trong đó có 2 loại hình Marketing chính: Marketing truyền thống và Marketing kỹ thuật số. Tùy thuộc vào mục đích, kênh truyền thông và đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận, để lựa chọn chiến lược Marketing phù hợp.

Các loại hình Marketing hiện nay

Marketing truyền thống:

  • Marketing sự kiện
  • Marketing in ấn
  • Marketing truyền thống
  • Marketing qua điện thoại

Marketing kỹ thuật số:

  • Marketing kỹ thuật số toàn diện
  • Marketing nội dung
  • Marketing trên công cụ tìm kiếm (SEM)
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
  • Marketing người ảnh hưởng
  • Marketing trên mạng xã hội
  • Marketing qua email
  • Marketing liên kết

Những kỹ năng một Marketer cần có

Bắt kịp xu hướng

Kỹ năng nhạy bén, nhanh nhạy với xu hướng thị trường là rất quan trọng đối với các Marketer. Để phát triển và thành công, những người làm Marketing cần phải hiểu sâu về thị trường và khách hàng của mình, đồng thời luôn cập nhật những xu hướng mới nhất trong ngành để bắt kịp và tạo ra những chiến lược Marketing hiệu quả.

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, sự biến đổi liên tục của thị trường, các Marketer cần phải luôn cập nhật kiến thức, kỹ năng để đối phó với những thách thức mới. Họ cần có khả năng đọc hiểu và phân tích dữ liệu cũng như xu hướng mới về thị trường, tiêu dùng, hành vi của khách hàng và các yếu tố liên quan để đưa ra các quyết định đúng đắn.

Lập kế hoạch

Kế hoạch Marketing là một khung chiến lược quan trọng cùng với các hoạt động cụ thể được thiết lập nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. Bao gồm các yếu tố quan trọng như phân tích thị trường, khách hàng mục tiêu, chiến lược sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, quảng cáo,…

Để lập một kế hoạch Marketing hiệu quả, điều này đòi hỏi các Marketer cần phải có khả năng định hình chiến lược kinh doanh, phân tích thị trường, đưa ra định hướng và các mục tiêu cụ thể, từ đó xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh. Trong quá trình lập kế hoạch, cần đưa ra các giải pháp phù hợp, nắm bắt vấn đề cần giải quyết của khách hàng.

Những kỹ năng một Marketer cần có

Nên nhớ, doanh nghiệp ngày nay nên bán giải pháp chứ không chỉ bán sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, các Marketer cũng cần phải biết cách đánh giá và đo lường hiệu quả của kế hoạch Marketing. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp và tránh những vấn đề tiêu cực xảy ra.

Kỹ năng xây dựng chiến lược

Nhiệm vụ chính của các Marketer là lập kế hoạch và hoạch định chiến lược để đội ngũ nhân viên Marketing triển khai, chính vì thế, kỹ năng này bắt buộc phải có đối với các Marketer.

Xây dựng chiến lược cần xác định được phân khúc khách hàng, đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh doanh hiện tại, từ đó định hình được mục tiêu, lựa chọn phương pháp, kênh tiếp cận phù hợp, phân bổ ngân sách, đảm bảo hiệu quả trong quá trình thực hiện.

Kỹ năng này giúp Marketer nắm bắt xu hướng thị trường, tạo ra kế hoạch Marketing sáng tạo, tăng cường sự tương tác với khách hàng. Đồng thời giúp họ dễ dàng định vị thương hiệu và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Kỹ năng tư duy, phân tích

Trong lĩnh vực Marketing, các Marketer phải phân tích và đánh giá nhiều dữ liệu, thông tin để hiểu sâu về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố khác liên quan. Chính vì vậy, một kỹ năng tư duy, phân tích có thể giúp họ rút ra những thông tin quan trọng từ dữ liệu và số liệu có sẵn, từ đó đưa ra những quyết định và hành động hợp lý.

Điều quan trọng là Marketer phải biết sử dụng các phương pháp và công cụ phân tích để tìm ra xu hướng, mô hình, mối quan hệ giữa các yếu tố trong thị trường và khách hàng. Tư duy phân tích cũng giúp họ đánh giá hiệu quả của các chiến dịch Marketing, đo lường kết quả và có những điều chỉnh phù hợp dựa trên các phân tích này.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Với sự biến động khôn lường của kỹ thuật số, các thuật toán cũng như tính cạnh tranh khốc liệt của thị trường, các Marketer thường gặp phải nhiều thách thức và vấn đề rủi ro. Do đó, họ phải có khả năng xác định, phân tích các vấn đề, sau đó tìm ra các giải pháp sáng tạo và hiệu quả để giải quyết hiệu quả.

Marketer cần có khả năng sáng tạo để tìm ra những ý tưởng mới và phá vỡ những khó khăn hiện tại. Kỹ năng giải quyết vấn đề cho phép họ linh hoạt ứng phó và quản trị rủi ro, đặc biệt là các Agency Marketing, khi phải cùng lúc làm cho nhiều khách hàng, các Marketer có khả năng xảy ra sai sót hoặc nhầm lẫn là rất cao.

Kỹ năng thuyết trình

Các Marketer thường phải trình bày ý kiến, chiến lược, kế hoạch Marketing trước khách hàng, đồng nghiệp (bao gồm các bộ phận/ phòng ban có liên quan) và cấp quản lý. Kỹ năng thuyết trình giúp các Marketer truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng, ấn tượng và thuyết phục.

Khi thuyết trình, Marketer cần có khả năng tổ chức thông tin một cách logic và có cấu trúc, đồng thời sử dụng các phương pháp và công cụ thích hợp để minh họa và trình bày ý kiến của mình. Đây cũng là một phần quan trọng để các công ty Agency tăng lợi thế cạnh tranh với các Agency khác trong việc giành lại dự án.

Quan trọng, các Marketer cần biết cách giao tiếp một cách tự tin, sử dụng ngôn ngữ phù hợp và tạo sự tương tác với người nghe. Họ phải biết cách truyền đạt thông điệp một cách hấp dẫn, đồng thời biết cách lắng nghe và đáp ứng các câu hỏi, ý kiến của đối phương một cách khéo léo.

Nhiều người thường không biết chính xác Marketing là gì, hầu hết đều cho rằng đó là hoạt động bán hàng hoặc quảng cáo. Mặc dù câu trả lời này không sai, nhưng chúng chỉ là một phần nhỏ trong một chiến dịch Marketing. Nói chung, Marketing là một khái niệm rộng, đây không chỉ là một chiến lược đơn lẻ mà là sự kết hợp của nhiều kỹ thuật và chiến thuật khác nhau.