Địa chỉ chùa Hương ở đâu? Có những phương thức nào để đến chùa Hương? Chùa Hương có gì đặc sắc mà thu hút nhiều du khách đến vậy?… Hãy cùng Tinh Tế Edu VN khám phá thông tin về lễ hội chùa Hương nhé!
Vị trí chùa Hương ở đâu?
Chùa Hương, hay còn gọi là chùa Hương Tích, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất miền Bắc nhờ vị trí nằm ở nơi non nước hữu tình với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Chùa Hương cũng là ngôi chùa mang đậm giá trị tâm linh thiêng liêng của người Việt.
Chùa Hương không chỉ là nơi linh thiêng để mọi người tìm đến cầu an, thanh tịnh tâm hồn mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với phong cảnh núi non hùng vĩ, cảnh vật lung linh huyền ảo như chốn bồng lai.
Đến thăm chùa Hương, du khách không chỉ được cầu tài phát lộc, thanh tịnh tâm hồn mà còn được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên đẹp như tiên cảnh và thưởng thức nhiều đặc sản độc đáo.
Dù nằm xa trung tâm nhưng chùa Hương vẫn thu hút hàng triệu du khách gần xa đến dâng hương lễ Phật hàng năm và trở thành một trong những điểm du lịch của xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội được nhiều người yêu thích nhất.
Vua Quang Trung quê ở đâu? Giải đáp những thắc mắc về vua Nguyễn Huệ
Tà Xùa ở đâu? Ăn và chơi gì tại Thiên Đường Mây Tà Xùa?
Phương tiện di chuyển từ Hà Nội đến chùa Hương
Hiện nay có rất nhiều phương thức di chuyển từ trung tâm thủ đô Hà Nội đến chùa Hương như ô tô, xe máy, xe buýt… để du khách thoải mái chọn lựa theo nhu cầu, sở thích.
Phương tiện cá nhân:
Nếu du khách thuê ô tô hoặc xe máy để tham quan chùa Hương trong chuyến du lịch Hà Nội 1 ngày thì có thể di chuyển theo 2 lộ trình.
- Lộ trình thứ 1: Du khách chạy thẳng đường Nguyễn Trãi về phía Hà Đông, đến ngã Ba La rẽ trái và chạy theo hướng đi Vân Đình. Đến Tế Tiêu hỏi người dân đường đến Chùa Hương.
- Lộ trình thứ 2: Nếu đi ô tô, du khách chạy theo quốc lộ 1A (Pháp Vân, Cầu Giẽ), rẽ phải ở nút giao Đồng Văn vào quốc lộ 38, chạy tiếp khoảng 15km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương.
Còn nếu đi xe máy, du khách nên đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì vì quốc lộ 1A Pháp Vân – Cầu Giẽ chỉ dành riêng cho ôtô.
Phương tiện công cộng:
Với những du khách ưu tiên sự an toàn thì đến chùa Hương bằng xe buýt là lựa chọn lý tưởng. Có 3 điểm đón xe buýt đi Chùa Hương là bến xe Yên Nghĩa – Hà Đông, bến xe Mỹ Đình và bến xe Giáp Bát. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà du khách có thể chọn bến xe gần nhất để tiện di chuyển.
Chuyến xe buýt đầu tiên khởi hành đến chùa Hương sẽ bắt đầu lúc 5h30 và chuyến cuối cùng vào 18h30. Cứ cách 15 phút sẽ có 1 chuyến nên du khách không phải đợi quá lâu. Giá vé 25.000 đồng/chiều/người.
Tuy nhiên vào mùa lễ hội, lượng du khách đổ về chùa Hương rất đông nên du khách phải có mặt ở bến xe trước 20 phút để mua vé và lựa chọn được vị trí ngồi tốt.
Những điểm đến không thể bỏ qua khi đi trẩy hội chùa Hương
Suối Yến
Trước khi đặt chân đến chùa Hương, du khách sẽ được lênh đênh trên chiếc thuyền nhỏ, thả hồn theo dòng nước êm đềm của suối Yến đầy thơ mộng. Theo lời kể của người dân, suối có hình dáng giống đuôi một con chim yến đang xòe rộng nên được gọi là suối Yên hay còn gọi là Yến Vĩ.
Suối Yến mùa nào cũng mang những nét quyến rũ riêng, làm say lòng du khách. Nếu tháng 5, tháng 6 suối bạt ngàn hoa sen “nhuốm hồng” mặt nước thì tháng 10, tháng 11 mặt nước lại tràn ngập sắc tím hồng của hoa súng, vô cùng lãng mạn và nên thơ.
Hoa sen, hoa súng đua nhau khoe sắc hồng trên mặt nước hòa cùng cảnh sắc núi non thanh bình đã tạo nên vẻ đẹp nao lòng của suối Yến mà không một địa điểm du lịch nào ở Hà Nội có thể sánh bằng.
Vẻ đẹp huyền ảo như tiên cảnh đó khiến khách thập phương vương vấn mãi không quên và mong ngày trở lại để được tách mình khỏi sầm uất của đô thị, thả hồn giữa “biển” hoa súng mênh mông, thanh tĩnh và êm đềm.
Động Hương Tích
Để đến được động Hương Tích, du khách phải băng qua 2 km đường núi cheo leo. Tuy có chút mệt mỏi nhưng tất cả đều được đền đáp xứng đáng ngay khi du khách đặt chân đến nơi chúa Trịnh khắc chữ “Nam thiên đệ nhất động”.
Không hổ danh là động đẹp nhất trời Nam, trong động Hương Tích có rất nhiều khối thạch nhũ mang nhiều hình dáng độc đáo khác nhau được dân gian đặt với những cái tên mỹ miều như Cửu Long Tranh Châu, Núi Đụn Gạo, Cây Vàng, Cây Bạc…
Không chỉ sở hữu những tuyệt tác thiên nhiên do tạo hóa ban tặng, động Hương Tích còn có nhiều phẩm vật tinh xảo do con người tạo ra như chiếc bệ đá hoa sen được điêu khắc tinh vi, pho tượng đồng thờ trên tam bảo động, pho tượng Chúa Bà Quan Âm tạc đá xanh…
Địa danh nổi bật khác
Ngoài ra, chùa Hương ở Hà Nội còn rất nhiều điểm đến không kém phần hấp dẫn khác đang chờ đón du khách tham quan, khám phá, chẳng hạn như:
- Tuyến Hương Tích có đền Trình, chùa Thiên Trù, động Tiên Sơn, chùa Giải Oan, đền Trần Song, chùa Hinh Bồng.
- Tuyến Thanh Sơn có chùa Thanh Sơn, động Hương Đài.
- Tuyến Long Vân có chùa Long Vân, động Long Vân, hang Sũng Sàm.
- Tuyến Tuyết Sơn có chùa Bảo Đài, động Chùa Cá, động Tuyết Sơn.
Hy vọng rằng những thông tin về chùa Hương ở đâu cũng như hướng dẫn đường đi đến chùa Hương cụ thể từ Tinhte.edu.vn trên đây sẽ giúp du khách có thêm nhiều kiến thức bổ ích để hành trình đến với chốn bồng lai tiên cảnh càng thêm trọn vẹn.