Xử lý rơm rạ bằng trichoderma

      692
Xuất xứ: Việt NamMã sản phẩm: PHGR

Mô tả sản phẩm: Chế phẩm sinh học Hidano phân hủy gốc rạ ngay tại ruộng, ủ phân chuồng nhanh hoại mục. Ra rễ mạnh, cứng cây, có thể thay vôi bột khử phèn chua. Phòng các loại bệnh thối rễ do nấm gây ra. Tăng năng suất, giảm phân bón hóa học.

Bạn đang xem: Xử lý rơm rạ bằng trichoderma


1. Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học phân hủy gốc ra

- Phân hủy xác thực vật thành phân bón hữu cơ trong đất, tạo độ thông thoáng và làm đất tơi xốp giúp bộ rễ.

- Trichoderma tạo ra chất có hoạt tính tương tự như “thuốc kháng sinh” có tác dụng kiềm hãm sự tăng trưởng của tác nhân gây bệnh.

- Trichoderma cạnh tranh một nguồn tài nguyên (dinh dưỡng, không gian sống) với các sinh vật gây bệnh.

- Giết chết các loài nấm gây bệnh bằng cách xâm nhập vào bên trong các loài nấm gây hại và tiết ra các chất enzyme để phân hủy chúng.

2. Cách sử dụng của chế phẩm sinh học phân hủy gốc ra

- Xử lý rơm rạ tại ruộng: Sử dụng 250g sản phẩm trộn đều với 1 - 2 kg lân, rải đều ruộng trước hoặc sau khi lồng(Sử dụng cho 1000m²)

- Trộn chung với các loại phân bón để bón vào các thời kỳ bón lót - bón thúc.

3. Tại sao phải phân hủy rơm rạ

Do sản xuất liên tục trên 1 thửa ruộng mà rơm rạ không được xử lý, vùi vào đất phân hủy tiết ra các chất độc hại ( các chất hữu cơ đó như phenol, hydro sulfic, …). Nhất là vào vụ Hè – Thu thời gian nghỉ giữa hai vụ rất ngắn nên tình trạng lại càng trở nên trầm trọng hơn.

a. Gốc rạ bị vùi xuống đất mà chưa kịp phân hủy gây ra một số vấn đề bà con thường gặp phải sau:

- Lá lúa có màu vàng đỏ từ ngọn xuống, khô từ chóp lá lan dần xuống.

- Lúa phát triển kém, đẻ nhánh ít.

- Thân yếu có khuynh hướng dựng đứng.

- Rễ bị thối đen, có mùi thối, không có rễ mới phát triển. ⇒ đó là biểu hiện của lúa bị NGỘ ĐỘC HỮU CƠ.

Xem thêm: Ngôi Mộ Cổ Ở Việt Nam Bộ - Ngôi Mộ Cổ Khổng Lồ Ở Hải Dương

b. Nguyên nhân chính gây ra ngộ độc hữu cơ là do thói quen xử lý rơm rạ chưa thật sự đúng của bà con

- Đốt rơm rạ ngay ruộng: Cách này sẽ giúp giải quyết được lượng gốc ra rất nhanh chóng và có cung cấp 1 ít kali cho đất. Tuy nhiên cách làm này sẽ tiêu diệt vsv trong đất và làm đất chai cứng qua từng năm ⇒ Nhanh nhưng không bền.

- Dùng máy lồng cỡ lớn trục nhận rơm rạ xuống bùn: Đây là cách làm khá phổ biến hiện nay vì nó tiết kiệm được công xử lý rơm rạ. tuy nhiên đây là nguyên nhân chính làm cho lúa bị ngộ độc hữu cơ ⇒ Tiết kiệm công xử lý nhưng làm giảm năng suất.

c. Giải pháp xử lý rơm rạ ngay tại ruộng- lúa tuyệt đối không bị ngộ độc hữu cơ.

- Phân hủy gốc rạ ngay tại ruộng.

- Thời gian phân hủy chỉ mất 5 – 7 ngày.

- Biến gốc rơm rạ thành phân bón hữu cơ, giúp giảm chi phí phân bón.

- Tiêu diệt các mầm nấm bệnh có hại trong đất.

- Những chân ruộng chua có tác dụng hạ phèn thay cho vôi.

- Và đặt biệt khắc phục hoàn toàn chứng nghẹt rễ, ngộ độc hữu cơ.

 

 Phân Hủy Gốc Rạ – giải pháp phân hủy chỉ sau 7 ngày

– GIẢM chi phí

– GIẢM sâu bệnh, đặc biệt là ngộ độc hữu cơ

– TĂNG năng suất.

*

*

 


*
Từ khóa: phân hủy gốc rạChế phẩm sinh họcChế phẩm sinh học Hidanophân hủy rơmthuốc xử lý gốc rạquy trình xử lý rơm rạ bằng trichodermaxử lý rơm rạ thành phân vi sinhmen phân hủy