Tử cấm thành được xây dựng vào năm nào

      214
Ít ai biết rằng Cố cung Bắc Kinh (Tử Cấm Thành) là do một kiến trúc sư người Việt thiết kế và chịu trách nhiệm xây dựng. Tên của người kiến trúc sư vĩ đại ấy là Nguyễn An, vốn là một người thợ tài hoa gốc Việt. Ông bị bắt làm nô lệ sau cuộc kháng chiến vệ quốc thất bại của Hồ Quý Ly, Nguyễn An bị sung vào làm thái giám cho Minh Thành tổ Chu Đệ dưới triều Minh. Tại đây, ông đã phát huy tài năng của mình trong việc thiết kế nên công trình vĩ đại này. Ngày nay, Tử Cấm Thành là điểm đến du lịch hấp dẫn nhất ở Trung Quốc, cùng với Vạn Lý Trường Thành, cố cung Bắc Kinh là nơi du khách không thể bỏ qua khi đi du lịch Trung Quốc.

Bạn đang xem: Tử cấm thành được xây dựng vào năm nào

Nguyễn An (1381-?), quê ở Hà Đông, nay thuộc thành phố Hà Nội. Từ khi mới 16 tuổi ông đã trực tiếp tham gia vào việc xây dựng kinh thành Thăng Long dưới thời Trần, về sau lại có công trong việc xây dựng cung điện mới cho Hồ Quý Lý ở Thanh Hóa (Thành nhà Hồ). Sau khi cha con Hồ Quý Ly thất bại trong cuộc kháng chiến chống lại Nhà Minh, Nguyễn An cũng giống như các người thợ thủ công, các sĩ phu Việt Nam yêu nước khác bị bắt đem về Trung Quốc để phục vụ triều đình nhà Minh.
*
Khung cảnh Tử Cấm ThànhChu Đệ sau khi chiếm ngôi của cháu mình là Văn Đế đã gặp rất nhiều sự chỉ trích và bất mãn từ các đại thần triều Minh lúc bấy giờ, mặc dù là vị vua anh minh và có tài cai trị đất nước, song do vết nhơ từ việc cướp ngôi, Minh Thành tổ Chu Đệ vẫn không thể nào xua tan đi được những hiềm khích còn tồn tại trong lòng quan lại và người dân vốn rất mến mộ ân đức của Văn Đế. Để khắc phục điều này và cũng là để đưa uy quyền của mình lên đến mức cao nhất, Chu Đệ đã quyết định cho xây dựng một kinh đô mới tại Bắc Kinh, sau đó dời đô từ Trường An về nơi này. Nhưng để đảm nhận được công việc này, ông ta phải cần một người siêu việt và có kinh nghiệm trong việc xây dựng cung điện và đặc biệt hơn nữa là phải am hiểu sâu sắc kiến trúc, văn hóa Trung Hoa truyền thống. Đáng tiếc thay, người Trung Quốc lại không có một người như vậy để cho nhà vua tin cậy, ông đặt niềm tin của mình vào một người Việt Nam, người ấy không ai khác ngoài Nguyễn An.Sau khi thiết kế xong bản vẽ để xây dựng công trình và được Chu Đệ chấp thuận, Nguyễn An đã cho xây dựng công trình này, bắt đầu từ năm 1406 và cơ bản hoàn thành vào năm 1420. Về sau, triều Thanh tiếp tục xây dựng và mở rộng thêm nơi này. Cố cung là nơi ở của vua và hoàng tộc thuộc hai vương triều Minh - Thanh kéo dài tới hơn 500 năm.
*
Tổ hợp 3 điện Thái Hóa - Trung Hòa - Bảo HòaVề phương diện nghệ thuật và mỹ học, "Cố Cung Bắc Kinh là thành tựu đỉnh cao trong lịch sử phát triển của kinh thành cổ đại ở Trung Quốc, là quần thể kiến trúc cung điện tương đối hoàn chỉnh còn tồn tại, có quy mô vào loại bậc nhất thế giới. Đó là bằng chứng xác thực phản ánh về sự phát triển của xã hội Trung Quốc sau thời cổ đại, đặc biệt là về mặt văn hoá nghi lễ và văn hoá cung đình, đồng thời có giá trị lịch sử, văn hoá nổi bật trong lịch sử phát triển văn minh và văn hoá Trung Hoa. Từ góc độ bố cục, không gian, thiết kế kiến trúc, có thể nhận thấy, quần thể kiến trúc này đã kế thừa và phát huy được những đặc điểm ưu việt về bố cục, tính chất đăng đối qua trung tâm, nguyên tắc “điện chầu phía trước, khu nghỉ dưỡng phía sau” trong truyền thống quy hoạch đô thị và kiến trúc cung điện, thành quách, để trở thành một công trình trình mẫu mực theo quy chế xây dựng cổ đại ở Trung Quốc.

Xem thêm: Mua Bán Nhà Thái Nguyên Không Qua Môi Giới, Mua Bán Nhà Đất Thành Phố Thái Nguyên

" - theo Ủy ban Di sản thế giới.
*
Di Hòa ViênVề kiến trúc, Tử Cấm Thành được xây dựng theo hình chữ nhật, với tổng diện tích lên đến 72 ha bao gồm 980 căn nhà với 9999 phòng, được bao bọc bởi tường cao 7,9 m và dày 6 m, hào sâu 52 m. Bốn góc là 4 tòa tháp với kiểu mái phức tạp, tượng trưng cho Đằng Vương các và Hoàng Hạc lâu. Mỗi mặt tường có một cổng: Ngọ môn, Thần Vũ môn, Đông Hoa môn và Tây Hoa môn. Tử Cấm Thành được chia làm hai phần: Ngoại đình (còn gọi là Tiền triều) phía Nam dành cho các lễ nghi, và Nội đình (tức Hậu cung) phía Bắc là nơi ở của Hoàng đế và hoàng thất, cũng là nơi vua cùng các quan đại thần bàn nghị sự.
*
Ngự Hoa ViênPhần Ngoại đình là tổ hợp các tòa nhà, hành lang và sân để tiền hành các nghi lễ, với một kiến trúc vô cùng bề thế. Ngoại đình được hình thành nên bởi ba điện Thái Hòa – Trung Hòa – Bảo Hòa, đây cũng là trung tâm của toàn bộ Tử Cấm Thành. Xung quanh là các lầu các, hành lang hợp thành một khu vực rộng tới 80.000 m2. Phía Đông 3 điện lớn là điện Văn Hoa, phía Tây là điện Vũ Anh, đối xứng cân đối.
*
Cung Trường Xuân, nơi ở của Thái Hậu và Hoàng HậuPhần Nội đình là nơi sinh hoạt của Hoàng đế và các hoàng thất. Hậu Tẩm lấy cung Càn Thanh – Khôn Ninh là nơi nghỉ ngơi của Hoàng đế – Hoàng hậu làm trung tâm, cung điện của phi tần gồm nhiều tòa nhà nhỏ gọi là Lục cung gồm Lục cung Đông và Lục cung Tây. Ngoài ra còn nhiều cung điện lớn nhỏ dành cho Thái Thượng Hoàng và rất nhiều cung điện cho hoàng thất khác. Trong khu vực này còn có nhiều vườn hoa – sân khấu – tàng thư các phục vụ nhu cầu văn hóa cho hoàng cung. Kiến trúc Hậu Tẩm hình thức đa dạng, trang trí hoa lệ, thể hiện phong thái sang trọng, quý phái của kiến trúc hoàng gia.Cho đến ngày nay, Tử Cấm Thành vẫn là một kiến trúc độc đáo và công phu nhất trong lịch sử Trung Hoa từ trung đại cho đến nay. Có rất nhiều chuyện thâm cung bí sử cũng như vô vàng nét độc đáo về kiến trúc cũng như lịch sử ở nơi đây nên Tử Cấm Thành luôn là điểm đến hàng đầu cho mỗi du khách khi đi tour du lịch Trung Quốc.

Top ten travel tổng hợp