Tổng gdp việt nam 2016

      381

Năm 2016 nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng GDP là 6,21%, thấp hơn năm 2015 và là năm đầu tiên có mức tăng chậm lại kể từ 2012, hãng Reuters đưa tin.


Bạn đang xem: Tổng gdp việt nam 2016

Theo thông cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, "mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công."


Năm 2015, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2007 theo đà tăng liên tục từ năm 2012. Mức tăng chậm lại năm nay xếp Việt Nam ở vị trí sau Ấn độ, Trung Quốc và Philippines.


Tổng cục Thống kê nói mức tăng chậm lại của năm nay là do khí hậu khắc nghiệt, thiên tai biển và nền kinh tế toàn cầu không thuận lợi.


Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy sản lượng nông nghiệp và khai khoáng giảm sút làm cho mức tăng trưởng cả năm bị thấp hơn mục tiêu của chính phủ.


Hạn hán ở vùng trồng cà phê Tây Nguyên, nhiễm mặn ở đồng lúa đồng bằng sông Mekong, giá rét ở miền Bắc và ngập lụt ở miền Trung đã làm giảm mức tăng trưởng ngành nông nghiệp xuống chỉ còn 1,36%.


Theo con số của Tổng cục Thống kê, thiên tai đã gây thiệt hại 18,3 ngàn tỷ đồng (tương đương 813 triệu USD).


Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới sau Brazil và nước xuất khẩu gạo thứ ba trên thế giới, chỉ sau Ấn độ và Thái Lan. Các nguồn thu ngoại tệ khác gồm điện thoại di động, hàng may mặc, giày dép, cá và tôm.


Ngành khai khoáng của Việt Nam giảm 4% năm nay do giá than và dầu thô thế giới sụt giảm. Sự cố môi trường biển hồi tháng Tư do nhà máy sản xuất thép ở Hà Tĩnh, thuộc tập đoàn Formosa Đài Loan gây ra đã làm cạn kiệt nguồn cá và gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch.


*
Nguồn hình ảnh, REUTERS/Carlo Allegri


Chụp lại hình ảnh,

Một sản phẩm "Made in Vietnam" được bày bán trong sảnh Tòa tháp Trump ở New York của Tổng thống tân cử Donald Trump


Xem thêm:

Reuters trích lời ông Trần Minh Hoàng, kinh tế gia trưởng của công ty chứng khoán Vietcombank Securities, nói: "Mức tăng trưởng 6,21% năm nay thực ra cũng không đến nỗi tồi khi chúng ta xét đến những yếu tố bên ngoài như khí hậu và thị trường quốc tế. "


"Sang năm, mức tăng trưởng có thể khá hơn một chút, ở mức 6,3-6,5% khi thị trường dầu khí ổn định lại và chi công tăng lên", ông Hoàng nói thêm.


Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý Tư vượt lên ở mức 6,68%, cao nhất trong năm và Việt Nam vẫn là một trong các nền kinh tế châu Á tăng trưởng nhanh nhất.


Chính phủ Việt Nam đưa ra dự đoán tăng trưởng GDP hàng năm vào dịp cuối năm. Một thông báo trên trang web của Tổng cục Thống kê cho hay sản lượng công nghiệp và ngành xây dựng tăng trưởng mạnh ở mức 7,6% trong khi các ngành dịch vụ tăng ở mức 7%, mạnh hơn mức tăng trưởng kinh tế trung bình.


Theo một báo cáo ra tháng này của Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Việt Nam dễ thích nghi nhờ nhu cầu nội địa lớn và ngành sản xuất hướng về xuất khẩu. Báo cáo nói viễn cảnh trung hạn của kinh tế Việt Nam vẫn thuận lợi.


Trong một cuộc họp với các quan chức chính phủ, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến xu hướng bảo hộ trên thế giới và tình hình khó đoán trước ở Biển Đông, nơi Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đang có tranh chấp lãnh thổ, như những thách thức Việt Nam phải đối mặt.


Theo hãng tin AP, đất nước 93 triệu dân này vẫn còn cả chặng đường dài để xây dựng các chính sách tài chính tiền tệ vững chắc và vẫn dễ bị ảnh hưởng của biến động kinh tế toàn cầu.


Tổng thống tân cử Donald Trump có quan điểm chống Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gây rủi ro cho nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các nhà đầu tư đã hy vọng được ưu đãi khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ và các thị trường TPP khác như Nhật.


Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2016 ước tính đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay.


"Việt Nam còn nhiều việc phải làm để đảm bảo nền kinh tế vĩ mô có thể đối phó với các bất ổn tiềm năng", bà Beatrice Tanjangco của tổ chức Oxford Economics nói trong một báo cáo gần đây. "Thương mại quốc tế đã giúp Việt Nam phát triển trong những năm qua, nhưng cũng làm cho nước này dễ bị ảnh hưởng của các rủi ro toàn cầu."