Tổng cục thống kê thuộc bộ nào

      265
*
*
*
*
*

showDateViet()
*
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG BÌNH

*

*

*

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC THỐNG KÊ

I. Vị trí và chức năng:

1.Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan thuộc Tổng cục Thống kê,thực hiện chức năngtổ chức,điều phối các hoạt động thống kêtheo chương trình công tác của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê giao;tham mưu, giúpỦy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động thống kê trên địa bàn tỉnh/thành phố; tổ cức các hoạt động thống kê;cung cấpthông tin thống kê kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo Đảng, chính quyềntỉnh/thành phốvà cho các cơ quan, tổ chức, cá nhântheo quy định của pháp luật.

Bạn đang xem: Tổng cục thống kê thuộc bộ nào

2.Cục Thống kê có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, trụ sở làm việc và được mởtài khoản tại Kho bạc Nhà nướctheo quy định của pháp luật.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn:

1.Thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động thống kê;tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thống kê.

2.Tổ chức thu thập, tiếp nhận, xử lý, tổng hợp thông tin từ điều tra, tổng điều tra, báo cáo thống kê và hồ sơ hành chính theo quy định của pháp luật.

3.Tổng hợp các báo cáo thống kê, kết quả điều tra thống kê do các Sở, ban, ngành,Ủy ban nhân dânhuyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn tỉnh/thành phố cung cấp.Thực hiện các cuộc điều tra thống kê do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố giao sau khi Tổng cục Thống kê thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ.

4.Phân tích và dự báo thống kê theo chương trình thống kê phục vụ việc xây dựng, đánh giá thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; báo cáo kết quả điều tra, tổng điều tra thống kê; báo cáo phân tích chuyên đề; báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;biên soạn các chỉ tiêu thống kê được phân công.

5.Tổng hợp thông tin thống kê do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ tại đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện và cung cấp.Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh. Thực hiện bảo mật thông tin của tổ chức, cá nhân trong quá trình cung cấp, chia sẻ dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê theo quy định của pháp luật.

6.Biên soạn, xuất bản Niên giám thống kê và các sản phẩm thống kê khác.

7.Tổ chức thực hiện lịch phổ biến thông tin thống kê theo quy định của pháp luật.

8.Quản lý và thực hiện công bố, cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

9.Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp cung cấp, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê theo quy định của pháp luật.

10.Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê.

11.Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thống kê đối với điều tra viên, thống kê Sở, ngành, doanh nghiệp, xã, phường, thị trấn và người làm công tác thống kêthuộc phạm vi quản lý của Cục Thống kê theo quy định của pháp luật.

12.Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thống kê;phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thống kê.

13.Thực hiện tự đánh giá chất lượng thống kê theo Bộ tiêu chí chất lượng thống kê do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Xem thêm: Cách Trồng Đu Đủ Bao Lâu Có Trái ? Cách Chăm Sóc Đu Đủ Cho Năng Suất Cao

14.Nghiên cứu, ứng dụng khoa học tiên tiến và công nghệ thông tin vào hoạt động thống kê.

15.Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và lao động hợp đồng; thực hiện chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và các chế độ đãi ngộ khác; thi đua, khen thưởng, kỷ luậtvà hàng năm đánh giá, phân loại đối với công chức, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP thuộc phạm vi quản lýtheo phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê và quy định của pháp luật.

16. Lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán kinh phí hàng năm theo hướng dẫn của Tổng cục Thống kê; quản lý tài chính, tài sản và các dự án đầu tư xây dựng được giao theo quy định của pháp luật.

17. Thực hiện cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng và lãng phí; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật của công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

18.Quản lý, lưu giữhồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước theo quy định của pháp luật.Triển khai các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công tác quản lý hoạt động thống kê, công tác quản lý công chức và người lao động của Cục Thống kê.

19. Thực hiện cung cấp dịch vụ công về thống kê theo quy định của pháp luật. Tổ chức tham khảo ý kiến người sử dụng thông tin thống kê về chất lượng số liệu thống kê để nâng cao chất lượng thống kê.

20.Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác doTổng cục trưởng Tổng cục Thống kê giaovà theo quy định của pháp luật.

III. Cơ cấu tổ chức:

Cục Thống kê được tổ chức thành hệ thống dọc 2 cấp theo đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất:

1. Cơ quan Cục Thống kê gồm 5 phòng, như sau:

1.1. Phòng Thống kê Tổng hợp;

1.2.Phòng Thống kê Kinh tế;

1.3.Phòng Thống kê Xã hội;

1.4.Phòng Thu thập Thông tin thống kê;

1.5.Phòng Tổ chức - Hành chính;

2.Chi cục Thống kê tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chi cục Thống kê khu vực (gọi chung là Chi cục Thống kê cấp huyện) thuộc Cục Thống kê cấp tỉnh.

3.Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Chi cục Thống kê cấp huyện;quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng thuộc Cục Thống kê; quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể các Phòng thuộc Cục Thống kê, Chi cục Thống kê cấp huyện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

IV. Lãnh đạo Cục Thống kê:

1. Cục Thống kê tỉnh/thành phố có Cục trưởng và không quá 2 Phó Cục trưởng. Cục Thống kê thành phố Hà Nội và Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh có Cục trưởng và không quá 3 Phó Cục trưởng.

2. Cục trưởng và Phó Cục trưởng do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm,cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tácvàkhen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.

3. Cục trưởng là người đứng đầu Cục Thống kê, chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Cục Thống kê. Các Phó Cục trưởngchịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

4. Cục trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức,cho từ chức,đình chỉ công tácngười đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc Cục Thống kê theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.