Thực trạng doanh nghiệp nhà nước

      273
(tinhte.edu.vn) – Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm chuyển đổi về sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước, tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển. Bài viết phân tích thực trạng hạn chế, tồn tại khi cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, góp phần xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Bạn đang xem: Thực trạng doanh nghiệp nhà nước

*

Cổ phần hóa (CPH) để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, như nguồn vốn, tổ chức quản lý, khoa học – công nghệ từ đó tạo động lực phát triển cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở nước ta. Thực chất của CPH là chuyển đổi từ sở hữu 100% vốn nhà nước sang đa sở hữu, qua đó, thu hút nguồn vốn mới cho các DNNN, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác, người lao động tham gia vào quản lý doanh nghiệp (DN) hoặc thu hồi một phần vốn nhà nước đầu tư để chuyển sang đầu tư cho kết cấu hạ tầng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Qua CPH, các mặt của quan hệ sản xuất, như: quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối kết quả sản xuất được thay đổi, để từ đó, tạo động lực cho DN phát triển và là một xu thế phát triển trên thế giới hiện nay. Đối với nước ta, CPH DNNN còn góp phần hình thành và phát triển thị trường chứng khoán – một công cụ quan trọng trong việc hình thành nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.

Có nhiều nhân tố tác động đến CPH DNNN, như: nhà đầu tư mua cổ phần, DN được CPH, điều kiện kinh tế vĩ mô của nền kinh tế, vai trò của Nhà nước… Chẳng hạn, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nền kinh tế đi xuống thì quá trình CPH gặp nhiều khó khăn hoặc CPH nhưng chưa hấp dẫn các nhà đầu tư thì họ sẽ không tham gia và quá trình CPH sẽ thất bại.

Những năm qua, bên cạnh những DNNN làm ăn có lãi đóng góp vào ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, trở thành lực lượng vật chất cho Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, như: Tổng công ty Sữa Vinamik, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel… thì vẫn còn không ít các DNNN làm ăn thua lỗ thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng, trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Đơn cử như 12 dự án làm ăn thua lỗ: Dự án mở rộng khu gang thép Thái Nguyên; xơ sợi Đình Vũ; đạm Ninh Bình; đầu tư góp vốn vào ngân hàng của Tập đoàn dầu khí… Chính vì vậy, để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả của DNNN chúng ta phải thúc đẩy nhanh CPH các DNNN.

Một trong những động lực để phát triển các DNNN là phải gắn lợi ích của người lao động, đội ngũ cán bộ quản lý với DN. Điều này chỉ có được thông qua CPH các DNNN. Thông qua việc CPH chúng ta bán các cổ phần của DN cho người lao động trong các DNNN và đội ngũ quản lý, lãnh đạo của DN, lợi ích của họ được gắn chặt với hiệu quả của DN, lợi ích người lao động sẽ được quy ra lợi ích cá nhân, ứng với công sức mà họ bỏ ra thay cho việc hoạt động vì mục đích chung như trước kia.

Hiện nay, chúng ta đang xây dựng, phát triển một nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập với quốc tế và khu vực. Để cho kinh tế thị trường phát triển cần phải tạo lập đồng bộ các loại thị trường, như: thị trường hàng hóa, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường khoa học – công nghệ.

Thị trường chứng khoán được coi là “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Nó biểu hiện cho “sức khỏe” của nền kinh tế cũng như trở thành một tiêu chí để các doanh nghiệp nước ngoài xem xét đầu tư vào Việt Nam. Để cho thị trường chứng khoán phát triển thì cần thiết phải có các DN được niêm yết trên thị trường. Với vai trò chủ đạo của nền kinh tế, các DNNN phải CPH tạo sức lan tỏa, làm công cụ dẫn dắt, thúc đẩy cho thị trường chứng khoán phát triển, đưa nền kinh tế hội nhập với kinh tế khu vực và trên thế giới.

Điều này đã được thực tiễn chứng minh qua việc CPH các DNNN, như: Tổng công ty Sữa Vinamik, Tổng công ty Bia Sài Gòn và các công ty khác đã tạo một sinh khí mới cho thị trường chứng khoán, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chứng khoán đã trở thành một kênh thu hút nguồn vốn lớn giúp cho các DN và nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy, trong những năm tới, chúng ta phải đẩy mạnh việc CPH DNNN nhằm tạo động lực cho nền kinh tế.

Từ những lý do trên cho thấy, CPH DNNN là cần thiết trong quá trình đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả của DNNN ở Việt Nam hiện nay.

*
Họp báo tháng 12 về tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2018, kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước năm 2019 do Bộ Tài chính tổ chức. Ảnh: baochinhphu.vnThực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước những năm qua

Để quá trình CPH được diễn ra thì Nhà nước phải xác định được mục tiêu, chiến lược trong CPH, như: xác định các DN 100% vốn nhà nước nắm giữ không CPH, các DNNN phải CPH không cần sở hữu 100% vốn nhà nước. Trong các DN CPH bao gồm các DNNN, CPH vốn nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối trên 50% vốn. Các DNNN mà vốn cổ phần nhà nước dưới 50% vốn nhà nước cũng phải đưa ra thời hạn tiến hành CPH.

Thực hiện mục tiêu trên, trong giai đoạn 2016 – 2020, chúng ta đã CPH tương đối tốt: “Tính từ năm 2016 cho đến 6 tháng đầu năm 2019, cả nước đã CPH được 162 DN, với tổng quy mô vốn được xác định lại đạt 205.433,2 tỷ đồng, bằng 108% tổng giá trị vốn nhà nước tại các DN CPH giai đoạn 2011 – 2015 (189.509 tỷ đồng). Tổng số thu từ CPH, thoái vốn lũy kế từ năm 2016 đến nay đạt hơn 218.255,691 tỷ đồng”1.

Tuy nhiên, kết quả CPH còn có một số hạn chế: “Trong 177 DN đã CPH chỉ có 37/128 DN CPH thuộc danh mục CPH theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 28% kế hoạch). Số DN còn phải thực hiện CPH theo kế hoạch 5 tháng còn lại năm 2020 là 91 DN”2. Như vậy, việc thực hiện mục tiêu còn chậm so với yêu cầu đề ra.

Mặt khác, sau khi đã CPH, Nhà nước vẫn còn can thiệp trực tiếp vào hoạt động của DN, nhất là những DNNN nắm cổ phần chi phối. Chính vì vậy, các nhà đầu tư không muốn tham gia vào quá trình CPH, “Các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước hiện giữ nhiều quyền can thiệp vào hoạt động của DN, nhưng lại thiếu chuyên nghiệp và trách nhiệm không rõ ràng”3. Điều này làm mất đi tính ưu việt của công ty cổ phần, do đó, Nhà nước cần phân định rõ chức năng quản lý về kinh tế với chức năng sở hữu DN.

Xem thêm:

Nhằm tạo lập hành lang pháp lý cho CPH, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 16/7/ 2011 về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Trong đó quy định về đối tượng CPH, điều kiện CPH, hình thức CPH, phương thức bán cổ phần lần đầu, xử lý tài chính khi CPH…

Tuy nhiên, còn nhiều hành lang pháp lý cần phải hoàn thiện để có thể đẩy nhanh việc CPH, như: định giá đất đai sao cho sát hợp với thị trường, tránh làm thất thoát vốn của Nhà nước. Đây là một vấn đề phức tạp và chưa có hành lang pháp lý rõ ràng. Đất đai là một tài sản lớn của các DNNN, nhất là các tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn thường có quỹ đất lớn ở nhiều nơi, có vị trí đắc địa. Tuy nhiên, việc xác định giá đất khi CPH còn rất nhiều vướng mắc.

Đây cũng là kẽ hở để các cán bộ lợi dụng tham ô, tham nhũng, cấu kết với các nhà đầu tư làm thất thoát vốn nhà nước. Theo ước tính, hàng nghìn tỷ đồng đã và đang bị thất thoát và thất thu từ nguồn đất, mặt bằng kinh doanh, tài sản công do chưa tính hoặc không tính đúng, tính đủ giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất và các giá trị, lợi thế kinh doanh vô hình khác. Tình trạng “trốn thầu” hoặc lỏng lẻo, hình thức trong triển khai đấu thầu và chuyển đổi mục đích sử dụng quỹ đất mà DNNN nắm giữ khi CPH.

Một trong những nguyên nhân khiến cho quá trình CPH, DNNN còn chậm là do các DNNN được CPH chưa quyết liệt, ngại CPH. Do đó, để quá trình CPH diễn ra đúng kế hoạch, sát thực tế thì Nhà nước phải định hướng nhận thức cho các DN được CPH. Nhà nước phải tuyên truyền, phổ biến, định hướng cho cán bộ quản lý, người lao động hiểu đúng về CPH DNNN. CPH là nhằm thu hút các nguồn lực bên ngoài để phát triển DN, là nhằm tăng cường quyền tham gia vào quản lý DN của người lao động, gắn lợi ích DN với người lao động.

Vì vậy, nếu Nhà nước không quyết liệt trong khâu tổ chức thực hiện thì nhiều DN sẽ chây ì. Nhà nước cần phải làm tốt khâu tổ chức thực hiện thì quá trình CPH DNNN mới thành công.

Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Để quá trình CPH DNNN thành công, đạt được mục tiêu đề ra, chúng ta cần phải có các giải pháp, tích cực, đồng bộ.

Thứ nhất, Nhà nước sớm ban hành đề án tái cơ cấu, sắp xếp các DNNN giai đoạn 2021 – 2025 làm cơ sở để xác định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch CPHDNNN. Nếu không có mục tiêu CPH thì không thể thực hiện được. Vì vậy, trong giai đoạn tới để cho quá trình CPH DNNN diễn ra đúng tiến độ, đạt hiệu quả tốt thì Nhà nước phải xác định được mục tiêu trong giai đoạn 2021 – 2025 phải CPH được bao nhiêu DN, tập đoàn, tổng công ty, mức độ CPH, thoái vốn trong từng DN cụ thể.

Mục tiêu của CPH DNNN phải nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, không lấy ngân sách để bù lỗ cho DN. Đồng thời, DN phải thu hút các nguồn lực của xã hội để phát triển thông qua CPH. Muốn vậy, các DN phải tự đổi mới, vươn lên làm ăn có lãi và phải bảo đảm được quyền lợi của các cổ đông, có như vậy khi phát hành cổ phiếu mới thu hút được các nhà đầu tư.

CPH phải nhằm mục tiêu thoái vốn, giảm sở hữu nhà nước tại những ngành nghề mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, qua đó, Nhà nước thu lại một phần vốn đầu tư cho DN để lấy nguồn lực đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của xã hội.

Hơn nữa, sau khi CPH, Nhà nước tránh can thiệp vào hoạt động của DN, tách hoàn toàn chức năng quản lý nhà nước về kinh tế nói chung với chức năng chủ sở hữu.

Thứ hai, Nhà nước cần rà soát lại các văn bản sao cho đồng bộ, thống nhất, không chồng chéo. Ban hành, hoàn thiện khung pháp lý về định giá tài sản, xử lý công nợ của DN, đặc biệt là hành lang pháp lý về đất đai làm cơ sở cho CPH, tránh thất thoát vốn khi CPH. Hành lang pháp lý rất quan trọng trong việc CPH DNNN, bởi vì nó làm căn cứ, cơ sở, thiếu nó thì DN không thể CPH hoặc CPH bị chậm lại phải chờ sự chỉ đạo của Nhà nước. Do vậy, để CPH đạt được mục tiêu đề ra góp phần thu hút các nguồn lực cho DN phát triển, thúc đẩy sự tham gia của các nhà đầu tư thì Nhà nước cần tạo lập hành lang pháp lý thông thoáng, đồng bộ, phù hợp với thị trường và thông lệ quốc tế.

Thứ ba, tiếp tục phải tăng cường công tác truyền thông, định hướng về nhận thức cho cán bộ quản lý DN, người lao động hiểu và thực hiện các chủ trương CPH DNNN. Nhận thức về CPH góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện.

Chính vì vậy, trước khi và sau khi CPH, cần phải tuyên truyền giáo dục về nhận thức sao cho thông suốt từ chủ trương của Nhà nước với các cán bộ quản lý DN và người lao động, có như vậy DN mới chủ động, tích cực trong CPH. Người lao động, cán bộ quản lý của DN nhận thức được lợi ích của họ trong việc thực hiện CPH, chỉ khi đó họ mới tham gia tích cực, chủ động và quá trình CPH không bị chậm tiến độ.

Thứ tư, Nhà nước phải quyết liệt trong khâu tổ chức, thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Để quá trình thực hiện được tốt, Chính phủ phải giao nhiệm vụ cụ thể cho các địa phương, các bộ, ban, ngành, các DNNN, phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu. Nếu quá trình CPH diễn ra chậm, không đúng kế hoạch thì phải quy trách nhiệm cho các cá nhân là những người đứng đầu tại các DN, bộ, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện CPH. Đồng thời, các cơ quan chức năng trong bộ máy quản lý nhà nước phải kịp thời giải đáp, tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện quá trình CPH.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, góp phần đẩy nhanh quá trình CPH DNNN trong thời gian tới qua đó, thực hiện thắng lợi quá trình đổi mới sắp xếp, nâng cao hiệu quả của DNNN, góp phần xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Namr