Thủ tục xin giấy phép kinh doanh

      212

Đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Bài viết Thủ tục đăng ký kinh doanh của Công ty Luật ACC dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về quy trình, cách thức, thủ tục để đăng ký kinh doanh; hoàn thành thủ tục ban đầu để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình.

Bạn đang xem: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh


*
Đăng ký giấy phép kinh doanh

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 năm 2020;Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;Luật Đầu tư 2020;Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg;Các văn bản quy phạm pháp luật khác đối với từng ngành nghề kinh doanh cụ thể.

1. Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh

1.1. Khái niệm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 59/2020 “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký thành lập doanh nghiệp“.

Là giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước, xác lập một tổ chức kinh doanh hay pháp nhân và được bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.

1.2. Khái niệm giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh là giấy phép được cấp cho tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo từng lĩnh vực, loại hình cụ thể; thông thường được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

ACC chuyên dịch vụ đăng ký kinh doanh, xin giấy phép kinh doanh cho mọi loại hình

2. Điều kiện xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ Điều 17 Luật doanh nghiệp số 59/2020 quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp:

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc

Trường hợp Cơ quanđăng kýkinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

=> Từ đó, có thể nhận định rằng, tổ chức hay cá nhân là người đã thành niên từ 18 tuổi trở lên thì có đủ điều kiện để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ những trường hợp bị cấm như trên)

3. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh tại các tỉnh thành trên cả nước

Hiện nay việc đăng ký kinh doanh khá đơn giản; tuy nhiên do nhiều ngành nghề nhạy cảm, phức tạp có thể ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an ninh quốc gia. Vì vậy để quản lý nhà nước hiệu quả thì cần phải xin giấy phép kinh doanh sau khi đã đăng ký kinh doanh đối với các ngành nghề có điều kiện:

Bước 2: Tiến hành xin giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề có điều kiện

4. Các loại hình kinh doanh hiện nay theo quy định của pháp luật

4.1. Hộ kinh doanh

Là một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi;Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;Hoặc một hộ gia đình làm chủ;Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm;Sử dụng dưới mười lao động;Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh
*
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

4.2. Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là 2 và không vượt quá 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
*
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn

4.3. Công ty Cổ phần

Là một loại hình doanh nghiệp với các chủ thể đặc trưng về vốn.Vốn của công ty cổ phần được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư (cổ đông).Có tối thiểu là 3 cổ đông và không giới hạn tối đa số thành viên công ty.
*
Giấy chứng nhận đăng ký công ty Cổ Phần

5.6. Mua hồ sơ đăng ký kinh doanh ở đâu?

Các mẫu biểu hồ sơ có trên trên trang đăng ký kinh doanh của Bộ Công Thương , bạn tải về điền theo mẫu

ACC chuyên dịch vụ đăng ký kinh doanh, xin giấy phép kinh doanh cho mọi loại hình

6. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy phạm pháp luật liên quan:

Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các loại hình Doanh nghiệp sau: Doanh nghiệp tư nhận, Công ty trách nhiệm Hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), Công ty Cổ phần, Công ty Hợp DanhPhòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy Ban Nhân Dân cấp Huyện có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh

7. Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020 quy định rằng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.Đối với đăng ký thành lập Hộ kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký giấy phép kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

8. Thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép đủ kiện kinh doanh, giấy phép con

Sau khi đăng ký kinh doanh, cá nhân, tổ chức hoạt động ngành, nghề có điều kiện phải tiến hành xin giấy phép kinh doanh (hay còn gọi là giấy phép con)

Thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép con cụ thể, mời bạn đọc tham khảo bài viết tại đây!

9. Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu? Giấy phép đăng ký kinh doanh do ai cấp?

Bạn cần xác định nơi xin cấp giấy phép kinh doanh trước khi tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh.

Xem thêm: Xây Dựng Dự Án Kinh Doanh Cửa Hàng Thời Trang, Điểm Cao, Hay!

Cơ quan có thẩm quyền chuyên ngành cụ thể thường sẽ là đơn vị cấp giấy phép con cho những ngành nghề có điều kiện (vd: giấy phép tư vấn du học sẽ do Sở giáo dục tỉnh cấp, giấy phép an toàn thực phẩm sẽ do chi cục an toàn thực phẩm cấp…)

Do có nhiều loại hình và chủ thể kinh doanh khác nhau nên việc quản lý đăng ký kinh doanh sẽ có nhiều cơ quan và cấp thẩm quyền khác nhau.

ACC chuyên dịch vụ đăng ký kinh doanh, xin giấy phép kinh doanh cho mọi loại hình

Thông thường, mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ chịu sự quản lý của một cơ quan riêng, thuộc về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền mà Chính Phủ quy định. Có thể kể đến như sau:

Một số Giấy phép kinh doanh phổ biếnCơ quan có thẩm quyền cấp
Giấy phép kinh doanh vận tải, bằng xe ô tô, hàng hóa, vận tải hành kháchBộ Giao thông vận tải
Giấy phép kinh doanh xây dựng, vật liệu xây dựng
Giấy phép kinh doanh rượu, đồ uống có cồnBộ Công thương
Giấy phép kinh doanh thuốc lá
Giấy phép kinh doanh hóa chất
Giấy phép kinh doanh khách sạnBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép kinh doanh karaoke
Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa, resort, lưu trú
Giấy phép kinh doanh mỹ phẩmBộ Y tế
Giấy phép kinh doanh dược
Giấy phép kinh doanh nhà thuốc, quầy thuốc, thuốc tây
Giấy phép kinh doanh thiết bị y tế, dụng cụ y tế
Giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống
Giấy phép kinh doanh an toàn thực phẩm
Giấy phép kinh doanh thức ăn chăn nuôiBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Giấy phép kinh doanh giống cây trồng
Giấy phép kinh doanh giáo dụcBộ Giáo dục và Đào tạo

10. Thời gian cấp giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh là giấy phép có điều kiện nên thủ tục tương đối dài ngày. Nếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 3 ngày làm việc thì tuỳ từng loại giấy phép mà thời gian xin cấp giấy phép khác nhau.

Vd: Thời gian cấp giấy thực tế của giấy phép an toàn thực phẩm (khoảng 15-30 ngày), giấy phép lữ hành quốc tế (7-15 ngày)…

11. Ngành nghề đăng ký giấy phép kinh doanh

11.1. Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Pháp luật cũng hạn chế các cá nhân đăng ký sản xuất kinh doanhđối với những ngành nghề có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Hoặc những ngành nghề cần phải được kiểm duyệt chặt chẽ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Để các chủ thể biết về các ngành nghề kinh doanh của mình có thuộc nhóm những ngành nghề hạn chế sản xuất kinh doanh hay không. Pháp luật ban hành Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này có nghĩa rằng, các chủ thể khi kinh doanh những lĩnh vực này cần phải đáp ứng một hoặc một số những điều kiện nhất định theo quy định của Pháp luật. Mới được phép thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh trên mặt thực tế.

11.2. Đối với những nhóm ngành kinh doanh thông thường

Các cá nhân tổ chức được phép tự do thực hiện việc xin giấy phép kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Hồ sơ cần được chuẩn bị tương ứng với loại hình Doanh nghiệp mà các chủ thể đó lực chọn.

Tùy thuộc vào chủ trương, chính sách của mỗi tỉnh, thành phố, mà các ngành nghề có những cam kết riêng khi đăng ký kinh doanh.

12. Chi phí, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh, đăng ký kinh doanh

12.1. Chi phí xin giấy phép kinh doanh

Thông thường các loại giấy phép kinh doanh cho ngành nghề có điều kiện thì đều phải mất chi phí thẩm định (bao gồm thẩm định hồ sơ và thẩm định cho cơ sở). Tuỳ lĩnh vực thì sẽ có mức chi phí khác nhau, liên hệ thêm ACC để được tư vấn.Ngoài ra có thể phát sinh thêm chi phí mềm, chi phí đi lại cho đoàn thẩm định

12.2. Chi phí đăng ký thành lập doanh nghiệp

Chi phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư 100.000đ;Chi phí đăng bố cáo thành lập mới doannh nghiệp: 300.000vnđ.Chi phí khắc dấu tròn công ty: 350.000đ;Chi phí đặt bảng hiệu công ty: 200.000đ; (chất liệu mica, kích thước 25×35).Chi phí mua chữ ký (Token) số gói 3 năm: 1.700.000đ;Chi phí nộp ký quỹ tài khoản ngân hàng (khi mở tài khoản cho doanh nghiệp)Chi phí sử dụng hóa đơn

12.3. Chi phí đăng ký thành lập Hộ kinh doanh

Chi phí nộp tại Phòng Tài chính- kế hoạch thuộc Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện 100.000 VNĐCác chi phí khác như bảng hiệu, con dấu.. tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi Hộ kinh doanh cụ thể để phát sinh thêm)

ACC chuyên dịch vụ đăng ký kinh doanh, xin giấy phép kinh doanh cho mọi loại hình

13. Xử phạt không có giấy phép kinh doanh, không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy địnhMức phạt đối với việc kinh doanh mà không có giấy phép đối với ngành nghề có điều kiện thường chịu mức phạt khá nặng; căn cứ vào quy định theo từng loại giấy phép cụ thể. Vì tính chất quản lý chặt chẽ của nhà nước.

14. Quy trình xin giấy phép kinh doanh của ACC

Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp; để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc; vấn đề khách hàng đang gặp phải.Cung cấp các mẫu giấy tờ cần thiết để hỗ trợ khách hàng trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.Kiểm tra tính hợp pháp và phù hợp của các giấy tờ như bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật. bảo đảm thực hiện các nghiệp vụ, điều lệ công ty,… một cách tận tình nhất.Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu.Khách hàng cung cấp hồ sơ theo quy định tại Mục 5.Nhận giấy phép và bàn giao cho khách hàng.Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận.

15. Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh của ACC

Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh.Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). ACC có đội ngũ hỗ trợ soạn hồ sơ và đăng ký giấy phép kinh doanh tại nhàCung cấp hồ sơ rất đơn giản. Đối với những giấy tờ phức tạp và đòi hỏi nhiều Chuyên môn. ACC sẽ thay mặt quý khách soạn thảo.Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.

16. Báo giá xin giấy phép kinh doanh, đăng ký thành lập doanh nghiệp của ACC

16.1. Báo giá dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp trọn gói. Giá bao gồm:

Lệ phí nhà nướcPhí dịch vụ hỗ trợ xin giấy phépCon dấu tròn công tyChữ ký số 3 nămPhần mềm hóa đơn điện tử (Có 100 số hóa đơn)Khai báo thuế ban đầuĐăng ký tài khoản nộp thuế điện tửThông báo mẫu dấuĐăng ký tài khoản ngân hàng cho ctyThông báo tài khoản ngân hàngĐăng ký phát hành hóa đơn

16.2. Báo giá dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh trọn gói. Giá bao gồm:

Lệ phí nhà nướcPhí dịch vụ hỗ trợ xin giấy phépĐăng ký mã số thuế cho hộ kinh doanh

16.3. Báo giá dịch vụ xin giấy phép kinh doanh trọn gói. Giá bao gồm:

Lệ phí nhà nướcChi phí thẩm địnhChi phí mềm và đi lại cho đoàn thẩm định

ACC chuyên dịch vụ đăng ký kinh doanh, xin giấy phép kinh doanh cho mọi loại hình

17. Câu hỏi thường gặp

Cần chuẩn bị hồ sơ gì để thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể?

Chỉ cần chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc passport (hộ chiếu)

ACC có thực hiện dịch vụ xin giấy phép kinh doanh toàn quốc không?

Với hệ thống chi nhánh ở khắp 3 miền và đội ngũ cộng tác viên chất lượng. ACC có thể hỗ trợ khắp mọi tỉnh thành.

Nên xin giấy phép kinh doanh theo loại hình công ty hay hộ kinh doanh cá thể?

ACC sẽ căn cứ vào nhu cầu và tình trạng thực tế của doanh nhân; để tư vấn loại hình phù hợp nhất với quý khách