Tại sao phải cải cách thủ tục hành chính

      573

Do sự phát triển vượt trội và nhanh chống của nền khoa học kĩ thuật công nghệ đã dẫn đến ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là trong hoạt động quản lý hành chính.


Trong bối cảnh hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác Cải cách hành chính.

Bạn đang xem: Tại sao phải cải cách thủ tục hành chính

Bởi đây được xem như là một bước đổi mới, là trọng tâm của tiến trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước theo Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, thống nhất, đủ năng lực theo đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, phục vụ đắc lực cho nhân dân.

Chính vì sự quan trọng này, Tổng đài tư vấn xin giới thiệu đến quý khách hàng bài viết Cải cách hành chính.

Cải cách hành chính là gì?

Cải cách hành chính là quá trình thay đổi, hoàn thiện có quy trình, kế hoạch cụ thể nhằm đạt được kết quả nhât định liên quan đến nền hành chính quốc gia như thể chế, cơ cấu tổ chức, chức năng vận hành, có đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ phẩm chất) để đáp ứng một nền hành chính công hoạt động hiệu lực, hiệu quả và hiện đại.

Tại sao phải cải cách hành chính?

– Do sự thay đổi từ nền kỉnh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, công nghiệp hóa hiện đại hóa trong thời kỳ mới thì hoàn thiện nên hành chính về thể chế, nâng cao hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo cơ chế mới nhằm đảm bảo đất nước phát triển nhanh chống và vững mạnh theo định hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Một trong số đó, cần phải quan tâm là cải cách về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nhước của các cơ quan hành chính.

– Hiên nay, còn nhiều vấn đề tồn tại trong nền hành chính nhà nước có biểu hiện tiêu cực, chưa đáp ứng cơ chế quản mới và nhu cầu của người dân, cụ thể:

+ Công tác quản lý nhà nước của cơ quan hành chính trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa thể hiện rõ nét, còn mang đậm nét những cơ chế quản lý cũ.

Sự phân công, phân cấp giữa các cơ quan, ban, ngành từ trung ương đến địa phương chưa rành mạnh.

+ Thể chế hành chính chưa thống nhất, thiếu đồng bộ; thủ tục hành chính của nhiều lĩnh vực còn rườm ra, phức tạp.

+ Bộ máy nhà nước trong lĩnh vực hành chính còn công kềnh, nhiều cấp bậc, cách thức quản lý hành chính mang đậm tính chất tập trung quan liêu; chính sách tài chính cho các hoạt động dịch vụ công chưa phù hợp với hoạt động của các cơ quan, hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập…

+ Đội ngũ cán bộ, công chức còn yếu kém cả về năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất, đạo đức trong quản lý, thực hiện chức năng, nhiệm vụ hành chính; tác phong, phong cách làm việc trì trệ, ngai thay đổi; tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân con diễn ra khá phổ biến.

+ Cơ quan thực hiện công tác quản lý hành chính ở các địa phương còn xa rời với dân, không năm bắt đầy đủ các thông tin diễn ra trên địa bàn, còn hạn chế trong kĩ năng xử lý các tình huống phức tạp.

+ Việc sử dụng nguồn tài chính công trong quá trình công tác, hoạt động quản lý chưa phù hợp, còn gây nhiều sự lãng phí, thất thoát, sử dụng chưa hiệu quả.

– Do sự toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ảnh hưởng sâu rộng. Điều đó đòi hỏi bộ máy hành chính phải vận hành linh hoạt hơn để tăng tính cạnh tranh trong quá trình hội nhập và phân công lao động phù hợp với tính chất toàn cầu.

Chính vì vậy, mà về thể chế hành chính hay đội ngũ nhân lực phải phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, nhưng vẫn mang tính chất độc lập, tự chủ, bảo vệ lợi ích của quốc gia.

Xem thêm: Thị Trường Ngành In Việt Nam Đứng Thứ 5 Trong Khu Vực Đông Nam Á

– Do sự phát triển vượt trội và nhanh chống của nền khoa học kĩ thuật công nghệ. Điều này đã dẫn đến ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là trong hoạt động quản lý hành chính.

Sự thay đổi này đánh dấu phải có sự biến đổi về cơ chế quản lý hành chính mới. Hay nói cách khác cơ chế này phải thông qua sự cải cách hành chính, tổ chức lại bộ máy, thay đổi cách thức quản lý cho phù hợp với sự phát triển chung của thế giới.

– Do nhận thức của người dân về xã hội ngày càng cao. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi Nhà nước phải phát huy tính dân chủ, tăng trách nhiệm của người dân trong việc tham gia góp ý hoàn thiện cơ chế quản lý hành chính và phải công khai, minh bạch trong hoạt động của mình.

*

Nội dung cải cách thủ tục hành chính?

Cải cách thủ tục hành chính là sự thay đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, thẩm quyền, trình tự thực hiện các thủ tục hành chính.

Cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính chất pháp lý, sự công bằng, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả trong quy trình giải quyết công việc hành chính; hạn chế các hành vi tiêu cực như tham nhũng, sách nhiễu, gây khó khăn cho người dân, loại bỏ các thủ tục, giấy tờ rườm rà.

Nội dung của cải cách thủ tục hành chính chủ yếu bao gồm:

1/ Cơ chế một của và một cửa liên thông

2/ Kiểm soát thủ tục hành chính.

3/ Đánh giá tác động thủ tục hành chính

4/ Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính

5/ Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.

Ý nghĩa của cải cách hành chính

1/ Nhằm góp phần xây dựng nền hành chính ở nước ta từ trung ương đến địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vững mạnh, tăng tính dân chủ, hiện đại và chế độ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong quá trình quản lý hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2/ Nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện tại để phát triển đất nước, hoàn thiện hệ thống nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

3/ Đảm bảo tính chất dân chủ, công khai, minh bạch và bảo vệ quyền con người trong quá trình thực hiện các yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính với nhân dân.

4/ Thông qua cải cách hành chính nhằm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất nhằm phục vụ nhân dân, phát triển đất nước.

5/ Khắc phục, tháo dở những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, đảm bảo sự minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi, động lực cho các doanh nghiệp có môi trường cạnh trạnh kinh doanh công bằng.

6/ Nâng cao hình ảnh nền hành chính Việt Nam từ trung ương đến địa phương trong mắt công dân trong nước nói riêng và công đồng quốc tế nói chung. Bởi đây là yếu tố có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Cải cách hành chính của tổng đài tư vấn 19006557, mọi vấn thắc mắc hay cần giải đáp chi tiết xin vui lòng liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ.