So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

      328

Luật Thái An™ » BÀI VIẾT » Luật doanh nghiệp » Hộ kinh doanh » So sánh hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

So sánh hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân
Nội dung tóm tắt1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân3. So sánh ưu điểm/ khuyết điểm của hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân đều là hai hình thức kinh doanh đơn giản nhất, và đều do một cá nhân sở hữu và điều hành. Giữa hai mô hình này vẫn có nhiều điểm khác biệt, từ đó mỗi mô hình có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn về việc so sánh hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.

Bạn đang xem: So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

Cơ sở pháp lý điều chỉnh hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân là

Nghị định 78/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2015 về đăng ký doanh nghiệp được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 23 tháng 8 năm 2018

a. Khái niệm về hộ kinh doanh

Căn cứ Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, thì hộ kinh doanh được định nghĩa như sau. 

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

b. Khái niệm về doanh nghiệp tư nhân

Tại Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014, Doanh nghiệp tư nhân được quy định như sau.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

2. So sánh Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

Tiêu chíHộ kinh doanhDoanh nghiệp tư nhân
1. Bản chấtLà một mô hình kinh doanh nhỏ lẻ do cá nhân hoặc nhóm cá nhân làm chủ. (Không phải doanh nghiệp).Là một mô hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ.
2. Chủ thể thành lậpChủ hộ kinh doanh là một cá nhân hoặc một nhóm người, hộ gia đình gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.Chủ doanh nghiệp tư nhân là cá nhân đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài.
3. Quy mô kinh doanh– Nhỏ hơn doanh nghiệp tư nhân.

– Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm nhất định.

– Chỉ được sử dụng tối đa 10 lao động

– Lớn hơn hộ kinh doanh.

– Không giới hạn quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh, số lượng lao động.

Xem thêm: Những Loại Trái Cây Ngon Nhất Thế Giới, 15 Loại Trái Cây Hiếm Có Trên Thế Giới

4. Đăng ký kinh doanh– Tùy từng trường hợp mới cần phải đăng ký kinh doanh.

– Thực hiện đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu.

– Luôn bắt buộc phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo thủ tục thành lập doanh nghiệp.

– Thực hiện đăng ký kinh doanh ở Sở kế hoạch đầu tư. Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và con dấu.

5. Cơ cấu tổ chức quản lýKhông có hệ thống tổ chức quản lý rõ ràng.Cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ hơn hộ kinh doanh. Chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
6. Chuyển nhượngKhông được chuyển nhượng hộ kinh doanh cho chủ thể khác.Có thể bán hoặc cho thuê doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
7. Giải thể– Không áp dụng hình thức phá sản, giải thể như quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật phá sản. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh chủ thể thành lập thông báo, thanh toán các khoản nợ và nộp lại Giấy đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký cấp huyện.Áp dụng các hình thức giải thể và phá sản theo quy định tại Luật doanh nghiệp và Luật phá sản.
*
Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân đều do một cá nhân sở hữu.

3. So sánh ưu điểm/ khuyết điểm của hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

a. Ưu điểm/ khuyết điểm của Hộ kinh doanh

Ưu điểm: Quy mô nhỏ, thủ tục, giấy tờ đơn giản, gọn nhẹ. Việc quản lý dễ dàng phù hợp với mô hình kinh doanh hàng quán, nhỏ lẻ. Hoạt động ở quy mô nhỏ mang lại ít rủi ro hơn doanh nghiệp.Nhược điểm: Số lượng lao động hạn chế, hoạt động theo tính chất manh mún, không có điều kiện để mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh.

b. ưu điểm/ khuyết điểm của Doanh nghiệp tư nhân

Ưu điểm: Có quy mô lớn hơn hộ kinh doanh, không bị hạn chế số lao động, địa điểm kinh doanh. Chỉ một cá nhân làm chủ, dễ dàng quyết định các vấn đề về hoạt động kinh doanh.Nhược điểm: Do quy mô lớn hơn cùng với chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp nên sẽ có nhiều rủi ro hơn. Là một loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô nhỏ, khó phát triển lớn mạnh.

4. Tóm lược ý kiến tư vấn về việc so sánh hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

Tóm lại hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân đều là các loại hình kinh doanh phù hợp với các mục đích kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên mỗi loại hình cũng có những đặc điểm riêng biệt kèm theo những ưu nhược điểm khác nhau.

 Trên đây là phần tư vấn về vấn đề hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An để được hỗ trợ kịp thời. Hoặc bạn có thể tìm hiểu hơn về hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân tại các chuyên mục sau đây:

5. Dịch vụ đăng ký kinh doanh của Luật Thái An

Trong bối cảnh kinh doanh sôi động, việc đăng ký kinh doanh với tư cách là hộ kinh doanh khác nhiều so với doanh nghiệp tư nhân. Khi có nhu cầu đăng ký kinh doanh, dù là hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp tư nhân, rất nên liên hệ với Công ty Luật Thái An để được hỗ trợ kịp thời với mức phí ưu đãi.

Tham khảo thêm các bài viết sau:

Lưu ý

Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.