Quy định sử dụng con dấu
Bạn đang xem: Quy định sử dụng con dấu
1. Quy đinh chung về quản lý và sử dụng con dấu
- Theo Nghị định 99/2016, cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
- Ngoài ra, Nghị định số 99/NĐ-CP quy định mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được sử dụng một con dấu. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước nếu muốn sử dụng thêm dấu ướt thì phải được phép của cơ quan có thẩm quyền, muốn sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi thì tự quyết định. Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu.
- Nghị định 99 quy định những cơ quan, tổ chức, chức danh sử dụng con dấu có hình Quốc huy và những cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu có hình biểu tượng hoặc con dấu không có hình biểu tượng.
Tùy cơ quan, tổ chức, chức danh khi đăng ký mẫu dấu mới sẽ nộp những giấy tờ khác nhau như: Quyết định thành lập hoặc văn bản quy định về tổ chức, hoạt động; Quyết định công nhận tổ chức. Ngoài ra, tùy trường hợp có thể phải nộp: Giấy phép hoạt động; Điều lệ hoạt động đã được phê duyệt; Văn bản quy định về tổ chức, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp; Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
+ Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua cổng thông tin điện tử của cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thông tin, văn bản, giấy tờ và thực hiện: Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ cấp giấy biên nhận trực tiếp cho người nộp hồ sơ; Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; Trường hợp không đủ điều kiện thì từ chối giải quyết.
+ Nghị định số 99/CP quy định người được cử đến nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc ủy quyền, xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
+ Các văn bản, giấy tờ trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu.
+ Tổ chức nước ngoài mang con dấu vào Việt Nam sử dụng, khi nộp hồ sơ phải nộp con dấu đã mang vào cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu để kiểm tra, đăng ký.
+ Trường hợp cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì phải mang theo con dấu đã đăng ký trước đó để kiểm tra, đăng ký.
Ngoài ra, Nghị định số 99 còn quy định con dấu của cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan đăng ký mẫu con dấu; hồ sơ đăng ký lại, đăng ký thêm mẫu con dấu; đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; thu hồi, hủy con dấu.
MỤC LỤC VĂN BẢN

CHÍNH PHỦ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 99/2016/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2016 |
NGHỊ ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ VÀSỬ DỤNG CON DẤU
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định vềquản lý và sử dụng condấu.
ChươngI
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.Nghị định này quy định về quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan nhà nước, đơnvị vũ trang nhân dân, cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản ViệtNam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chứcchính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổchức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, tổ chức nước ngoài hoạt động tại ViệtNam, tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọichung là cơ quan, tổ chức) và chức danh nhà nước.
2.Nghị định này không điều chỉnh đối với:
a)Quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp được đăng ký, hoạt động theo quyđịnh của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư;
b)Dấu tiêu đề; dấu ngày, tháng, năm; dấu tiếp nhận công văn; dấu chữ ký.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghịđịnh này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; cơ quan đại diệnnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nướcngoài hoạt động tại Việt Nam có liên quan đến việc quản lý và sử dụng con dấu.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
TrongNghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên vănbản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.
Condấu quy định tại Nghị định này, bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy, con dấu cóhình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng dưới dạng dấuướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi.
2.Con dấu có hình Quốc huy là con dấu trên bề mặt có hình Quốc huy nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3.Con dấu có hình biểu tượng là con dấu trên bề mặt có hình ảnh tượng trưng củacơ quan, tổ chức đó được pháp luật công nhận hoặc được quy định trong điều ướcquốc tế mà Việt Nam là thành viên.
4.Con dấu không có hình biểu tượng là con dấu trên bề mặt không có hình Quốc huyhoặc không có hình ảnh tượng trưng như quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điềunày.
5.Dấu ướt là con dấu trên bề mặt có nội dung thông tin, hình thức, kích thướctheo quy định, khi sử dụng con dấu dùng chất liệu mực để đóng lên văn bản, giấytờ sẽ in nội dung thông tin trên bề mặt con dấu.
6.Dấu nổi là con dấu trên bề mặt có nội dung thông tin giống như dấu ướt, khi sửdụng đóng lên văn bản, giấy tờ sẽ in nổinội dung thông tin trên bề mặt con dấu.
7.Dấu thu nhỏ là loại dấu ướt hoặc dấu nổi nhưng có kích thước nhỏ hơn.
8.Dấu xi là con dấu trên bề mặt có nội dung thông tin giống như dấu ướt, khi sửdụng con dấu dùng chất liệu xi để đóng niêm phong sẽ in nội dung thông tin trênbề mặt con dấu.
9.Mẫu con dấu làquy chuẩn về nội dung thông tin, hình thức, kích thước trên bề mặt con dấu docơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
10.Cơ quan đăng ký mẫu con dấu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký mẫu condấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.
11.Đăng ký mẫu con dấu là việc cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng condấu thực hiện đăng ký mẫu con dấu với cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
12.Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu là văn bản của cơ quan đăng ký mẫu con dấuchứng nhận cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đã đăng ký mẫu con dấu trướckhi sử dụng.
13.Cơ quan có thẩm quyền là cơ quan có quyền quyết định thành lập hoặc cấp giấyđăng ký hoạt động hoặc cấp giấy phép hoạt động hoặc công nhận hoạt động và cho phép cơquan, tổ chức, chức danh nhà nước được sửdụng con dấu theo quy định.
14.Tổ chức kinh tế quy định tại Nghị định này là doanh nghiệp, hợp tác xã, liênhiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo các luật: Công chứng, luật sư,giám định tư pháp,kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, hợp tác xã.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu
1.Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.
2.Bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cánhân khi thực hiện thủ tục về con dấu.
3.Việc đăng ký, quản lý con dấu và cho phép sử dụng con dấu phải bảo đảm các điềukiện theo quy định tại Nghị định này.
4.Con dấu quy định trong Nghị định này là hình tròn; mực dấu màu đỏ.
Điều 5. Điều kiện sử dụng con dấu
1.Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quyđịnh về việc được phép sử dụng con dấu trong vănbản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng kýmẫu con dấu trước khi sử dụng.
2.Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh,nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điềuước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3.Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ vàgiấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thìđược phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi.
4.Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉđược sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trườnghợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi),thực hiện theo quy định sau đây:
a)Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phépcủa cơ quan có thẩm quyền;
b)Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi,dấu thu nhỏ, dấu xi;
c)Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụngthêm con dấu.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
1.Làm giả con dấu, sử dụng con dấu giả.
2.Mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu.
3.Sử dụng con dấu hết giá trịsử dụng.
4.Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung mẫu con dấu đã đăng ký.
5.Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quanđăng ký mẫu con dấu.
6.Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp con dấu; sử dụng con dấu củaCơ quan, tổ chức khác để hoạt động.
7.Chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu.
8.Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu.
9.Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng kýmẫu con dấu.
10.Đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền.
11.Không chấp hành việc kiểm tra con dấu,không xuất trình con dấu khi có yêu cầu kiểm tracủa cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
12.Lợi dụng nhiệm vụ được giao trong quá trình giải quyết thủ tục về con dấu đểsách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổchức, cá nhân.
13.Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
ChươngII
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. CON DẤU CÓ HÌNH QUỐC HUY, CON DẤU CÓHÌNH BIỂU TƯỢNG, CON DẤU KHÔNG CÓ HÌNH BIỂU TƯỢNG
Điều 7. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sửdụng con dấu có hình Quốc huy
1.Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Tổng thư ký Quốc hội.
2.Quốc hội, Ủy ban thường vụQuốc hội, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, cơquan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Vănphòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương.
3.Chính phủ, các bộ; cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Học viện Chínhtrị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng cục hoặc đơn vị tương đương Tổng cục.
4.Văn phòng Chủ tịch nước.
5.Tòa án nhân dântối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tươngđương, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòaán quân sự khu vực.
6.Viện kiểm sátnhândân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân, dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh và tương đương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quânsự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực.
7.Hội đồng nhân dânvà Ủy ban nhân dân các cấp.
8.Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thihành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thihành án quân khu vàtương đương.
9.Đại sứ quán, Phòng Lãnh sự thuộc Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự quán,Tổng Lãnh sự danh dự, Lãnh sự danh dự, Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Pháiđoàn quan sát viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năngđại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên Chính phủ hoặc tại vùnglãnh thổ nước ngoài.
10.Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Biên giới quốc gia, CụcLãnh sự, Cục Lễ tân Nhà nước, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc BộNgoại giao.
11.Cơ quan khác có chức năng quản lý nhà nước và được phép sử dụng con dấu có hìnhQuốc huy theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Điều 8. Cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu cóhình biểu tượng hoặc con dấu không có hình biểu tượng
1.Cơ quan, tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội (trừcác cơ quan quy định tại Điều 7 Nghị định này), Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Họcviện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
2.Cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của bộ, ngành trung ương tại địa phương.
3.Cơ quan, tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức củaTòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấpcao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dânquận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự trungương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.
4.Cơ quan, tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Việnkiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương, Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh vàtương đương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khuvà tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực.
5.Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, cơ quan điều tra trong Quân đội nhândân, cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
6.Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an; cơ quan quản lý thi hànhán hình sự thuộc Bộ Quốc phòng; trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an; trạigiam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng; trại giam thuộc quân khu; trại tạm giam cấp quân khu;trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh; cơquan thi hành án hình sựCôngan cấp tỉnh; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấphuyện; cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương.
7.Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương; tổ chức chỉ huy quân sự cơ sở.
8.Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
9. Cơ quan chuyên môn, tổ chức sựnghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
10. Cơ quan thuộchệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chứcchính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chứcphi chính phủ được cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động.
11. Tổ chức nước ngoàikhông cóchứcnăng ngoại giao hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
12. Doanh nghiệp, hợp tácxã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, hợptác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo các luật: Côngchứng, luật sư, giám định tư pháp, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, hợp tác xã.
13.Tổ chức trực thuộc doanh nghiệp, hợp tácxã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.
14.Ủy ban bầu cử ở cấp tỉnh, Ủy ban bầu cử ở cấp huyện, Ủy ban bầu cử ở cấp xã; Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh,Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhândân cấp xã; Tổ bầu cử.
15.Tổ chức khác được cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt độngvà được phép sử dụng con dấu theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Mục 2. CON DẤU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀITẠI VIỆT NAM
Điều 9. Con dấu cơ quan đại diện ngoại giao củanước ngoài
Cơquan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của các tổ chứcquốc tế tại Việt Nam, bộ phận lãnh sự, bộ phận tùyviên quân sự và bộ phận khác trực thuộc cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoàitại Việt Nam trước khi sử dụng con dấu có trách nhiệm thông báo mẫu con dấu với Bộ Ngoại giaoViệt Nam.
Điều 10. Con dấu tổ chức nước ngoài không cóchức năng ngoại giao
1.Tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao được mang con dấu từ nướcngoài vào Việt Nam để sử dụng, mẫu con dấu mang vào không được sử dụng các hìnhảnh, biểu tượng, tên của Nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc viphạm truyền thống lịch sử văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộcViệt Nam. Trước khi sử dụng con dấu phải thực hiện đăng ký mẫu con dấu tại cơquan đăng ký mẫu con dấu quy định tại Điều 12 Nghị định này và hồ sơ đăng kýmẫu con dấu theo quy định tại khoản 10 Điều 13 Nghị định này.
2.Trường hợp tổ chức nước ngoài không mang con dấu vào Việt Nam mà đề nghị làmcon dấu tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục đăng ký mẫu con dấu tại cơ quanđăng ký mẫu con dấu quy định tại Điều 12Nghị định này và hồ sơ đăng ký mẫu con dấu theo quy định tại khoản 10 Điều 13Nghị định này.
Mục 3. ĐĂNG KÝ MẪU CON DẤU; THU HỒI, HỦY CONDẤU VÀ HỦY GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CON DẤU
Điều 11. Trình tự, thủ tục nộp, tiếpnhận hồ sơ và trả kết quả
1.Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục vềcon dấu theo quy địnhtại các Điều 13, 14, 15, 16 và Điều 17 Nghị định này cho cơ quan đăng ký mẫucon dấu quy định tại Điều 12 Nghị định này theo một trong các hình thức sau:
a)Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đăng ký mẫu condấu;
b)Nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử của cơ quan đăng ký mẫu con dấu (trừ cácvăn bản, giấy tờ không được phép đăng tải qua hệ thống mạng theo quy định củapháp luật).
Xem thêm: Mua Bán Căn Hộ Sun Avenue 2 Phòng Ngủ, Bán Căn Hộ Chung Cư Tại The Sun Avenue
2.Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thông tin, văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ và thực hiện theocác quy định sau:
a)Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cán bộtiếp nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận hồ sơ, ghi rõ ngày tiếp nhận hồ sơ,ngày trả kết quả và giao trực tiếp cho người được cơ quan, tổ chức, chức danhnhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ;
b)Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báongay và hướng dẫn để cơ quan, tổ chức,chức danh nhà nước hoàn thiện hồ sơ;
c)Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiệntheo quy định tại Điều 5 Nghị định này, cơ quan đăng ký mẫu con dấu phải có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức theo thời hạnquy định tại khoản 7 Điều này về việc từ chối giải quyết hồ sơ;
d)Trường hợp nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phảithông báo kết quả xử lý hồ sơ đối với các trường hợp theo quy định tại điểm a,b và c khoản 2 Điều này qua địa chỉ thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cánhân đã nộp hồ sơ trước đó.
3.Người được cơ quan, tổ chức, chức danhnhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền,xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giátrị sử dụng.
4.Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bảnchính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu theo quy định của pháp luật.
5.Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước khi nộp hồ sơ đề nghị đổi, cấp lại giấy chứngnhận đăng ký mẫu con dấu phải xuất trình con dấu đã được đăng ký trước đó để cơquan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu kiểm tra, đăng ký theo quyđịnh.
6.Tổ chức nước ngoài mang con dấu vào Việt Nam sử dụng, khi nộp hồ sơ phải nộpcon dấu đã mang vào cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu để kiểmtra,đăng ký theo quy định.
7.Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết,cơ quan đăng ký mẫu con dấu có trách nhiệm trả kết quả đăng ký mẫu con dấu mới,đăng ký lại mẫu con dấu, đăng ký thêm con dấu, đăng ký dấu nổi, dấu thu nhỏ,dấu xi; cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.
Điều 12. Cơ quan đăng ký mẫu con dấu
1.Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Côngan có trách nhiệm đăng ký mẫu con dấu; cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với cơ quan, tổ chức,chức danh nhà nước, gồm:
a)Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Tổng thư ký Quốc hội;
b)Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hộiđồng bầu cử Quốc gia, Hội đồng dân tộc và các Ủyban của Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước;
c)Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước,Học viện Chính trịQuốc gia Hồ Chí Minh, đơn vị trực thuộc các cơ quan này;
d)Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, đơn vị trựcthuộc các cơ quan này;
đ)Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, đơn vị trực thuộc các cơ quannày;
e)Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; cơ quan quản lý thi hànhán hình sự thuộc Bộ Công an; trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an; đơn vị trực thuộc các cơ quan này;
g)Cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; cơ quan điềutra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đơn vị trực thuộc các cơ quan này;
h)Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương;
i)Cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo, quỹ xã hội, quỹtừ thiện, tổ chức phi chính phủ do cơ quan có thẩm quyền ở trung ương thành lậphoặc cấp giấy phép hoạt động, tổ chức trực thuộc các cơ quan, tổ chức này;
k)Tổ chức kinh tế do cơ quan có thẩm quyềnở trung ương thành lập hoặc cấp giấy đăngký hoạt động hoặc cấp giấy phép hoạt động và các tổ chức trực thuộc;
l) Đại sứ quán,Phòng Lãnh sự thuộc Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Tổng Lãnh sựdanh dự, Lãnh sự danh dự, Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sátviên thường trực và cơ quan đại diện khác thực hiện chức năng đại diện của Nhànước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên Chính phủ hoặc tại vùng lãnh thổ nướcngoài;
m)Tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoạigiao do cơ quan có thẩm quyền ở trung ương cấp giấy phép hoạt động;
n)Tổ chức khác do cơ quan có thẩm quyền ở trung ương thành lập hoặc cấp giấy phép hoạtđộng.
2.Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương có trách nhiệm đăng ký mẫu con dấu; cấp, đổi, cấp lạigiấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với cơ quan, tổ chức, gồm:
a)Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cáccấp; Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương; Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
b)Cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của bộ, ngành trung ương tại địa phương;
c)Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Viện kiểm sátnhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; đơn vị trựcthuộc các cơ quan này;
d)Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân quận,huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; đơn vị trực thuộc các cơquan này;
đ)Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháytỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an quận, huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh; Công an xã, phường, thị trấn; đơn vị trực thuộc các cơ quan này;
e)Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Côngan cấp huyện, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, đơn vị trực thuộc các cơ quan này;
g)Cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh; cơ quanCảnh sát điều tra Công an cấp huyện; đơn vị trực thuộc các cơ quan này;
h)Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở;
i)Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
k)Cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp trực thuộc Ủyban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhândân cấp huyện, đơn vị trực thuộc các cơ quan, tổchức này;
l) Cơ quan thuộchệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chứcchính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chứcphi chính phủ do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương thành lập hoặc cấp giấy phép hoạtđộng, tổ chức trực thuộc các cơ quan, tổ chức này;
m)Tổ chức kinh tế do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương thành lập hoặc cấp giấyđăng ký hoạt động hoặc cấp giấy phép hoạt động và các tổ chức trực thuộc;
n)Tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao do cơ quan có thẩm quyền ở địaphương cấp giấy phép hoạt động;
o)Ủy ban bầu cử ở cấp tỉnh, Ủy ban bầu cử ở cấp huyện, Ủy ban bầu cử ở cấp xã, Ban bầu cử đại biểuQuốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban bầu cử đại biểuHội đồng nhân dân cấp huyện, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, Tổ bầu cử;
p)Tổ chức khác do cơ quan có thẩm quyền ởđịa phương thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động;
q)Một số trường hợptheo ủy quyền của cơ quan đăng ký mẫu condấu quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 13. Hồ sơ đăng ký mẫu con dấu mới
1.Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhànước sử dụng con dấu có hình Quốc huy: Quyết định thành lập hoặc văn bản quyđịnh về tổ chức, hoạt động của cơ quan có thẩm quyền.
2.Đối với cơ quancó chức năng quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn: Quyết định thành lập hoặc văn bản quy định về tổ chức, hoạt độngcủa cơ quan có thẩm quyền.
3.Tổ chức sự nghiệp, hồ sơ gồm:
a)Quyết định thành lập hoặc văn bản quy định về tổ chức, hoạt động của cơ quan có thẩmquyền;
b)Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tổ chức phải đăng ký vềlĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.
4.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chínhphủ, hồ sơ gồm:
a)Quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;
b)Điều lệ hoạt động của tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
5.Tổ chức trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổchức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, hồ sơ gồm:
a)Quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;
b)Văn bản quy định về tổ chức, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chứctheo quy định của pháp luật;
c)Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tổ chức phải đăng kývề lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.
6.Đối với tổ chức tôn giáo: Quyết định công nhận tổ chức của cơ quan có thẩmquyền.
7.Tổ chức trực thuộc tổ chức tôn giáo, hồ sơ gồm:
a)Quyết định của tổ chức tôn giáo về việc thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc;
b)Văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc thành lập tổ chức tôn giáotrực thuộc;
c)Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tổ chức phải đăng ký về lĩnh vực hoạt động theoquy định của pháp luật.
8.Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, văn phòngđại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Giấy phép thành lập vàhoạt động hoặc giấy đăng kýhoạt động hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức theo quy địnhcủa pháp luật.
9.Tổ chức trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật, hồ sơ gồm:
a)Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền;
b)Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tổ chức phải đăng ký về lĩnh vực hoạt động theoquy định của pháp luật.
10.Đối với tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao hoạt động hợp pháp tạiViệt Nam: Giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩmquyền Việt Nam.
11.Tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật: Quyết địnhthành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩmquyền.
Điều 14. Hồ sơ đăng ký dấu nổi, dấu thunhỏ, dấu xi
Vănbản quy định cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng,chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu của cơ quan có thẩmquyền.
Điều 15. Hồ sơ đề nghị đăng ký lại mẫucon dấu
1.Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có con dấu bị biến dạng, mòn, hỏnghoặc thay đổi chất liệu: Văn bản đề nghịđăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng condấu, trong đó nêu rõ lý do.
2.Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cósự thay đổi về tổ chức, đổi tên, hồ sơ gồm:
a)Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhànước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do;
b)Quyết định thay đổi về tổ chức,đổi tên cơ quan, tổ chức, chức danh nhànước của cơ quan có thẩm quyền.
3.Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước bị mất con dấu, hồ sơ gồm:
a)Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụngcon dấu, trong đó nêurõ lý do và có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan có thẩmquyền;
b)Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu được cấp trước đó.
Điều 16. Hồ sơ đề nghị đăng ký thêm con dấu
1.Đối với cơ quan,tổ chức, chức danh nhà nước đăng ký thêm dấu ướt: Vănbản cho phép được sử dụng thêm dấu ướt của cơ quan có thẩm quyền.
2.Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đăng ký thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi: Văn bản đề nghị đăng ký thêm condấu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước.
3.Đối với tổ chức kinh tế đăng ký thêm dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi: Văn bản đề nghị đăng ký thêm condấu của người đứng đầu tổ chức kinh tế.
Điều 17. Hồ sơ đề nghị đổi, cấp lại giấy chứngnhận đăng ký mẫu con dấu
Văn bản đề nghị đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu condấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do.
Điều 18. Giao nộp, thu hồi, hủy con dấuvà hủy giá trị sử dụng con dấu
1.Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơquan đăng ký mẫu con dấu quy định tại Điều12 Nghị định này thuộc các trường hợp sau đây:
a)Đăng ký lại mẫu con dấu do con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng, thay đổi chất liệuhoặc cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức,đổi tên;
b)Có quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động, kếtthúc nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền;
c)Có quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, giấy đăng ký hoạt động,giấy phép hoạtđộng của cơ quan có thẩm quyền;
d)Con dấu bị mất được tìm thấy sau khi đã bị hủy giá trị sử dụng con dấu;
đ)Có quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;
e)Các trường hợp theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 6 Nghịđịnh này.
2.Giao nộp, thu hồi, hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu thực hiện nhưsau:
a)Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trước khi nhận con dấumới thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải giao nộp con dấu đã được đăng ký trướcđó cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu để thu hồi và hủy con dấu theo quy định;
b)Đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, cơ quan, tổchức, cá nhân có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đã cấp giấy chứngnhận đăng ký mẫu con dấu trước đó theo đúng thời hạn phải giao nộp con dấu được ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thu hồi và hủy con dấu theo quy định.
Trườnghợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không giao nộp con dấu theo quy định, thì cơ quanđã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu ra quyếtđịnh hủy giá trị sử dụng con dấu;
c)Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giao nộp condấu cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng kýmẫu dấu trước đó ngay sau khi tìm thấy con dấu đã bị mất để thu hồi và hủy con dấu theo quyđịnh;
d)Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, cánhân có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng kýmẫu con dấu trước đó theo đúng thời hạn phải giao nộp con dấu được ghi trongquyết định của cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thu hồi con dấu, cụ thể:
Cơquan thu hồi con dấu phải niêm phong, quản lý con dấu đó. Khi cơ quan, tổ chứccó quyết định cho hoạt động trở lại, thì cơ quan đã thu hồi con dấu có tráchnhiệm bàn giao lại con dấu cho cơ quan, tổ chức để sử dụng theo quy định.
Trườnghợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không giao nộp con dấu theo quy định, thì cơ quanđã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu ra quyết định hủy giá trị sử dụngcon dấu.
Đốivới trường hợp cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã ra quyết địnhhủy giá trị sử dụng con dấu mà sau đó cơ quan, tổ chức bị tạm đình chỉ, đìnhchỉ hoạt động được hoạt động trở lại thì cơ quan, tổ chức được phép sử dụng condấu phải đăng ký lại mẫu con dấu để sửdụng theo quy định;
đ)Đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 6 Nghị định này,khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, thì cơ quan đăng kýmẫu con dấu tiến hành thu hồi và hủy con dấu theo quy định.
Trườnghợp cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều6 Nghị định này, cơ quan đăng ký mẫu con dấu ra quyết định hủy giá trị sử dụngcon dấu;
e)Đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 6 Nghị định này, khi phát hiện cơquan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, thì cơ quan đã cấp giấy chứng nhậnđăng ký mẫu con dấu ra thông báo giao nộp con dấu và thu hồi con dấu theo quyđịnh.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không chấp hành vàkhông giao nộp con dấu theo quy định thì cơ quan đăng ký mẫu con dấu ra quyếtđịnh hủy giá trị sử dụng con dấu. Sau khi cơ quan đăng ký mẫu con dấu đã hủygiá trị sử dụng con dấu, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép sử dụng condấu phải đăng ký lại mẫu con dấu để sử dụng theo quy định của pháp luật;
g)Đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều6 Nghị định này, khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thìcơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu trước đó ra thông báo giaonộp con dấu để xử lý giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không chấp hành vàkhông giao nộp con dấu theo quy định, thì cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăngký mẫu con dấu ra quyết định hủy giá trị sử dụng con dấu đang bị chiếm giữ tráiphép, chiếm đoạt con dấu và đăng ký lại mẫu con dấu cho cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật;
h)Đối với trường hợpquy định tại khoản 8 Điều 6 Nghị định này, khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cánhân có hành vi vi phạm, thì cơ quan đăng ký mẫu con dấu ra thông báo giao nộpcon dấu và thu hồi con dấu theo quy định.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không chấp hành vàkhông giao nộp con dấu theo quy định, thì cơ quan đăngký mẫu con dấu xử lý theo quy địnhcủa pháp luật.
3.Việc giao nộp con dấu của các cơ quan quy định tại khoản 9 Điều 7 Nghị định nàydo Bộ Ngoại giao quyết định và có văn bản gửi Bộ Công an về thời hạn giao nộp condấu để thu hồi và hủy con dấu theo quy định.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔCHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Công an
1.Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về con dấu trong phạm vi cả nước;trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạmpháp luật hướng dẫn thi hành các quy định về quản lý và sử dụng con dấu.
2.Thống nhất quy định về mẫu con dấu của các cơ quan, tổ chức và chức danh nhànước; biểu mẫu sử dụng trong đăng ký,quản lý con dấu; quản lý, hướng dẫn hoạt động sản xuất con dấu.
3.Hướng dẫn, tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng condấu.
4.Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm vềquản lý và sử dụng con dấu.
5.Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sửdụng con dấu.
6.Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương Đảng hướng dẫn việc đăng ký, quản lý và sửdụng con dấu cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam.
7.Phối hợp vớiBộ Thông tin vàTruyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạchvà Đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý condấu, bố trí kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện dự án cơ sở dữ liệu vềquản lý con dấu.
8.Tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quảthực hiện công tác đăng ký, quản lý con dấu.
Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan đăng kýmẫu con dấu
1.Tiếp nhận hồ sơ, đăng ký mẫu con dấu mới, đăng ký lại mẫu con dấu, đăng ký thêmcon dấu; đăng ký dấu nổi, dấu thu nhỏ,dấu xi; cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăngký mẫu con dấu theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hànhkèm theo Nghị định này.
2.Thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu, hủy con dấu và hủy giátrị sử dụng con dấu, cấp giấy chứng nhận thu hồi con dấu theo Mẫusố 02tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3.Thông báo hủy giá trị sử dụng con dấu đối với trườnghợp con dấu bị mất.
4.Cung cấp mẫu con dấutheo đề nghị của tổ chức giám định tư pháp về kỹ thuật hình sự trong Công annhân dân để phục vụ công tác giám định theo quy định của pháp luật.
5.Hướng dẫn cơ sở thực hiện việc sản xuất con dấu theo quy định.
6.Hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Điều 21. Trách nhiệm của các bộ có liênquan
1.Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh việc cho phép giữ lại con dấu đã hết giá trị sử dụng của một số cơ quan,tổ chức, chức danh nhà nước để phục vụ công tác lưu trữ, nghiên cứu lịch sử.
2.Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Công an quy định mẫu con dấu, tổ chức khắc dấu, đăng kývà quản lý con dấu của cơ quan, đơn vị các cấp trong Quân đội nhân dân ViệtNam.
3.Bộ Ngoại giao có trách nhiệm tiếp nhận thông báo mẫu con dấu cơ quan đại diệnngoại giao của nước ngoài theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
4.Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với BộCông an quy định việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí đăng ký mẫu condấu theo quy định.
Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1.Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về côngtác đăng ký, quản lý con dấu.
2.Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyềnquyết định thành lập hoặc cấp giấy đăng ký hoạt động hoặc cấp giấy phép hoạtđộng hoặc công nhận hoạt động đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước
1.Cơ quan có thẩm quyền khi ra quyết định thành lập hoặc cấp giấy đăng ký hoạtđộng hoặc cấp giấy phép hoạt động hoặc công nhận hoạt động và cho phép sử dụngcon dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước phải tuân thủ các quy định củapháp luật.
2.Cơ quan có thẩm quyền khi ra quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấmdứt hoạt động, kết thúc nhiệm vụ; quyết định thay đổi về tổ chức, đổi tên;quyết định thu hồi giấy đăng ký hoạtđộng, giấy phép hoạt động; quyết định tạmđình chỉ, đình chỉ hoạt động thì trong quyếtđịnh phải ghi rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước phải giao nộp con dấu cho cơ quan đã cấpgiấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu và đồng thời gửi quyết định cho cơ quan đãcấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu biết để thu hồi con dấu theo quy định.
3.Phối hợp với cơ quan đăng ký mẫu con dấu quy định tại Điều 12 Nghị định nàytrong việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạmtrong công tác quản lý và sử dụng con dấu.
Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan, tổchức, cá nhân sử dụng con dấu
1.Chức danh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 7 và Điều8 Nghị định này có trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu và ban hành quy định về quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chứcmình.
2.Đăng ký mẫu con dấu và thông báo mẫu con dấu cho cơ quan, tổ chức có liên quanbiết trước khi sử dụng.
3.Chấp hành việc kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn của cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
4.Giao nộp con dấu và giấy chứng nhận đăng kýmẫu con dấu thuộc các trường hợp bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
5.Con dấu phải được quản lý chặt chẽ tại trụ sở của cơ quan, tổ chức; chỉ chứcdanh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức mới được quyết định việc mangcon dấu ra ngoài trụ sở để sử dụng giải quyết công việc.
6.Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ phải theo đúng quy định của pháp luật.
7.Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước bị mất con dấu, trong thời hạn 02 ngày kểtừ khi phát hiện mất con dấu thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quanđã cấp giấy chứng nhận đăng kýmẫu con dấu và cơ quan Công anxã, phường, thị trấn nơi xảy ra mất con dấu.
8.Cơ quan, tổ chức bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạtđộng hoặc bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc bị tạm đình chỉ, đình chỉhoạt động phải nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấptrước đó cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu theo quy định.
9.Con dấu đang sử dụng bị biến dạng, mòn, hỏng hoặc có thay đổi tổ chức, đổi tênthì phải thực hiện thủ tục đăng ký lại mẫu con dấu, nộp lại con dấu và giấychứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp trước đó cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
10.Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu bị mất phải thực hiện thủ tục cấp lại giấychứng nhận đăng ký mẫu con dấu. Trườnghợp bị hỏng phải thực hiện thủ tục đổi lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấuvà nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp trước đó cho cơ quanđăng ký mẫu con dấu.
11.Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước khi cần phải giữ lại con dấu hết giá trịsử dụng để phục vụ côngtác lưu trữ, nghiên cứu lịch sử phải có vănbản gửi Bộ Nội vụ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
12.Việc in mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước để phục vụ côngtác phải được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực đó.
Điều 25. Kiểm tra việc quản lý và sử dụng condấu
1.Hình thức kiểm tra
a)Kiểm tra định kỳ
Kiểmtra định kỳ được thực hiện không quá 01 lần trong một năm. Trước khi thực hiệnviệc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phải thông báo trước 03 ngày làmviệc cho cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước được kiểm tra về thời gian, nộidung và thành phần đoàn kiểm tra.
b)Kiểm tra đột xuất
Kiểmtra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấucó dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến việcquản lý và sử dụng con dấu. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra khi tiến hành kiểm tra con dấu phải thông báo rõ lý do. Cán bộ đượcgiao nhiệm vụ kiểm tra phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
2.Thẩm quyền kiểm tra
a)Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có thẩm quyền kiểm tra việcquản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước thuộc thẩmquyền đăng ký mẫu con dấu;
b)Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyềnkiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền đăng kýmẫu con dấu.
3.Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra có tráchnhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra việcquản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước trước khitổ chức thực hiện việc kiểm tra.
4.Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đượckiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra đã được thông báo và bố tríngười có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với người cótrách nhiệm kiểm tra khi nhận được thôngbáo về việc kiểm tra con dấu.
5.Việc kiểm tra định kỳ, đột xuất về quản lý và sử dụng con dấu phải lập biên bảnkiểm tra về việc quản lý và sử dụng condấu theo quy định.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Hiệu lực thi hành
1.Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2.Nghị định này thay thế Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụngcon dấu và Nghị định số 31/2009/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Nghị định số 58/2001/NĐ-CP .
Điều 27. Quy định chuyển tiếp
1.Con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đã được đăng ký và cấp giấychứng nhận đã đăng ký mẫu dấu theo quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐ-CP màcon dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước vẫn phù hợp với quy định tạiNghị định này thì không phải thực hiện thủ tục đăngký lại mẫu con dấu; cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu condấu.
2.Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đang thực hiện thủ tục đăng ký mẫu con dấutheo quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐ-CP , khi Nghị định này có hiệu lực thihành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐ-CP .
Điều 28. Trách nhiệm thi hành
CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu tráchnhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Kiểm toán nhà nước; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, NC (3).B |