Pháp luật về đầu tư

      253

Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư.

Bạn đang xem: Pháp luật về đầu tư

Công ty luật Apolo Lawyers gồm các luật sư tư vấn chuyên nghiệpsẽ tư vấn cho nhà đầu tư trong suốt quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư, sẽ tư vấn cho nhà đầu tư vềcác hình thức đầutư phù hợp để nhà đầu tư lựa chọn, như:

* Về các hình thức đầu tư trực tiếp:

+ Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nướcnhà đầu tư nước ngoài.

+ Đầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).

*


+ Đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

+ Đầu tư phát triển kinh doanh.


+ Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

+ Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.

* Về các hình thức đầu tư gián tiếp như:

+ Đầu tư bằng việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; thông qua các định chế tài chính trung gian khác.

Xem thêm: Chung Cư Paragon Cầu Giấy - Chung Cư Paragon Tower, Duy Tân, Cầu Giấy

+ Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Mặt khác, vốn đầu tư cũng là một vấn đề quan trọng, luôn được các nhà đầu tư quan tâm.

Vốn đầu tư theo pháp luật Việt Nam gồm những loại nào?- Là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các tài sản hợp pháp như: cổ phần, cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác của nhà đầu tư; trái phiếu, khoản nợ và các hình thức vay nợ khác; các quyền theo hợp đồng, bao gồm hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng xây dựng, hợp đồng quản lý, hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc doanh thu; các quyền đòi nợ và quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng; công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, tên thương mại, nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ; các quyền chuyển nhượng, bao gồm các quyền đối với thăm dò và khai thác tài nguyên; bất động sản; quyền đối với bất động sản, bao gồm quyền cho thuê, chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp hoặc bảo lãnh; các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư, bao gồm lợi nhuận, lãi cổ phần, cổ tức, tiền bản quyền và các loại phí; các tài sản và quyền có giá trị kinh tế khác theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Và, chính sách của Nhà nước về đầu tư của Việt Nam cũng là một vấn đề như: địa bàn được ưu đãi đầu tư, ngành nghề ưu đãi đầu tư, ngành nghề nào được đầu tư 100% vốn nước ngoài, ngành nghề nào phải đầu tư liên doanh, các cam kết thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam, cũng như áp dụng pháp luật về đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế.

Nói chung, có rất nhiều vấn đề mà các nhà đầu tư luôn phải tính toán trước để hạn chế thấp nhất rủi ro đầu tư tại Việt Nam.

Vì vậy, với nhiều năm kinh nghiệm trong việc đồng hành cùng các nhà đầu tư,luật sư tư vấn pháp luật đầu tưcủa chúng tôi sẽ nghiên cứu, hỗ trợ những vấn đề pháp lý, đưa ra ý kiến tư vấn, giải pháp thiết thực và hiệu quảđể nhà đầu tư yên tâm, tập trung phát triển dự án của mình.

Trong trường hợp Quý khách cần sự tư vấn trực tiếp từ Luật sư,vui lòng liên hệ với chúng tôi-Công ty Luật APOLO LAWYERS.