Phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa sức lao đông

      494
Lý luận về hàng hóa Sức lao động là lý luận quan trong để giải quyết bản chất nguồn gốc giá trị thặng dư sinh ra từ đâu? Từ đó , là rõ giá trị của học thuyết giá trị thặng dư trong Kinh tế chính trị Mác Lênin
*
Hàng hóa sức lao động
TheoMác, bất kỳ Tiền nào vận động theo công thức T – H – T’ (T’ = T + t) thì đều trở thành tư bản. Tư bản là giá trị, mang lại giá trị thặng dư. Đồng thời, Mác đã chỉ ra mâu thuẫn bên trong của công thức chung của tư bản,: tư bản không thể sinh ra trong Lưu thông nhưng cũng không thể sinh ra ngoài lưu thông. Vậy thì, tư bản mang lại giá trị thặng dư (delta T) nguồn gốc ở đâu?Ta thấy rằng, Trong công thức chung của tư bản: T – H – T’ bao gồm hai hành vi: mua (T-H) và Bán (H – T’). Theo yêu cầu của quy luật giá trị thì trao đổi phải ngang giá. Do đó, T có giá trị bao nhiêu thì H trong hành vi mua có giá trị bấy nhiêu; T’ có giá trị bao nhiêu thì H trong hành vi bán cũng có giá trị bấy nhiêu.Như đã phân tích, T’ phải lớn hơn T thì công thức mới có nghĩa. Từ đó suy ra, điểm mấu chốt ở đây là H (hàng hóa). Hàng hóa ở hành vi mua phải khác với hàng hóa ở hành vi bán. Công thức phải viết lại là:T – H1 … H2 –T’.H trong hành vi bán (ký hiệu là H2) có giá trị lớn hơn H trong hành vi mua (ký hiệu là H1).Vậy, H1 là hàng hóa nào mà sau một thời gian nhất định lại trở thành H2 có giá trị lớn hơn?Theo lý luận giá trị, chỉ có lao động của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị, do đó H2 phải là kết quả của quá trình sản xuất và H1 chính là yếu tố sản xuất gồm tư liệu sản xuất và sức lao động. Nhờ mua được ở trên thị trường hàng hóa sức động, tư liệu sản xuất và tiến hành quá trình sản xuất mà nhà tư bản có được giá trị thặng dư.Tư liệu sản xuất bao gồm các yếu tố cứng như: máy móc, nhà xưởng, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu, các yếu tố này trong quá trình sản xuất sẽ chuyển giá trị vào sản phẩm mà không làm tăng thêm tổng giá trị. Vậy chỉ còn duy nhất yếu tố hàng hóa sức lao động. Hàng hóa này như thế nào? Nó có gì đặc biệt không? Chúng ta sẽ giải mã bản chất Hàng hóa sức lao động trong bài viết này nhé.

Bạn đang xem: Phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa sức lao đông


Sức lao động và hàng hóa sức lao động là hai khái niệm khác nhau. Để trở thành hàng hóa sức lao động, cần phải có những điều kiện nhất định. Vậy sức lao động là gì? Theo Mác, sức lao động là năng lực lao động của con người. Nó bao hàm toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người, có thể được sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất. Trong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, Nhưng để trở thành hàng hóa thì sức lao động cần phải thỏa mãn 2 điều kiện sau:Điều kiện 1 (điều kiện cần): Người có sức lao động phải được tự do về thân thể.Vì để được gọi là hàng hóa, thì bản thân người lao động phải có quyền sở hữu và sử dụng sức lao động của mình. Người đó có quyền tự quyết lao động cho ai, và lao động như thế nào. Nghe thì có vẻ quá hiển nhiên phải không, ai chẳng có quyền tựu quyết định sức lao động của mình, nhưng đó là trong thời đại ngày nay còn trong xã hội chiếm hữu nô lệ, người nô lệ hay bản thân họ thuộc sở hữu của chủ nô. Họ không thể tư thỏa thuận mua bán sức lao động của mình mà phải làm việc theo yêu cầu của chủ nô.Điều kiện 2(điều kiện đủ): người lao động không có tư liệu sản xuất và không có của cải, muốn sống anh ta phải bán sức lao động.Các em biết rằng là, Sức lao động và tư liệu sản xuất là hai yếu tố căn bản của quá trình lao động sản xuất để tạo ra sản phẩm. Nếu người lao động có tư liệu sản xuất thì họ sẽ sử dụng sức lao động của mình để tự sản xuất, chứ tội gì phải bán sức lao động, hay làm thuê phải không? Ví dụ: người thợ may có máy may, nhà xưởng, nguyên liệu và thị trường thì họ sẽ tự sản xuất tạo ra sản phẩm chứ chẳng tội gì phải đi làm thuê cho người khác.Do đó, khi người lao động không có bất kỳ tư liệu sản xuất nào thì buộc phải cung cấp và bán sức lao động của mình để duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình.Một điểm chú ý là, người lao động có thể bán sức lao động , nhưng họ chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định (ví dụ: ngày làm 8h) chứ họ không bán cả ngày. Nếu bán hết thời gian, thì tức là người lao động tự bán mình , từ chỗ là người tự do, họ trở thành nô lệ. Bản chất của việc bán sức lao động là người lao động chỉ bán quyền sử dụng sức lao động của anh ta mà thôi,còn anh ta vẫn sở hữu sức lao động.
*

Cũng giống như các loại hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.

Là do lượng lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra nó quyết định. Nhưng do sức lao động tồn tại như năng lực của con người, muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người lao động cần phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định ( như ăn, mặc, giáo dục, y tế, giải trí…). Bởi vậy, giá trị sức lao động của họ ngang bằng với giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật chất và tinh thần để duy trì đời sống bình thường của người công nhân và con cái anh ta; cùng với chi phí đào tạo người công nhân ở một trình độ nhất định.

Xem thêm: Thử Tài Tinh Mắt Bằng Cách Tìm Điểm Khác Biệt Hơn 1000+ Cấp Độ


Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho bản thân người công nhân (ăn, mặc, ở, y tế …)Phí tổn đào tạo công nhân (chi phí giáo dục đào tạo)Giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) nuôi sống con cái công nhân.
*

Nhiều người sẽ đặt câu hỏi, tại sao phải có tư liệu sinh hoạt cần thiết nuôi sống con cái người công nhân? Đó là vì, con cái người công nhân đó là nguồn lao động kế tiếp, duy trì nguồn sức lao động khi người công nhân già yếu và mất đi.Một đặc điểm nữa là, nhu cầu tư liệu sinh hoạt của người công nhân thay đổi không ngừng theo từng giai đoạn phát triển. Ví dụ như: người công nhân thời Pháp thuộc ở Việt Nam, khi cuộc sống khó khăn, nhu cầu tư liệu sinh hoạt có khi chỉ đơn giản là ăn no mặc ấm, đủ ăn, đủ mặc. Còn người công nhân thời nay, thì nhu cầu sinh hoạt cao hơn như: ăn ngon, mặc đẹp và phải có cả tiền tích lũy những lúc hoạn nạn.Ở các nước khác nhau, nhu cầu tư liệu sinh hoạt của công nhân cũng khác nhau, các bạn nhé!Nhu cầu của người công nhân Việt Nam khác với nhu cầu của công nhân Mỹ hay Nhật , nó phụ thuộc vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân, trình độ văn minh đã đạt được.Một vấn đề nữa, Khi chủ tư bản trả tiền công cho người công nhân, giá trị sức lao động được biểu hiện bằng tiền. Bản chất của tiền công chính là là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động hoặc gọi là giá cả của sức lao động, các bạn nhé. Lý luận về tiền công, tôi sẽ phân tích kỹ hơn ở các phần tiếp theo.
1.Khi nhà Tư bản trả tiền công cho người công nhân đúng bằng giá trị hàng hóa sức lao động thì có còn bóc lột không?2.“Chứng minh sức lao động là một hàng hoá đặc biệt từ đó liên hệ đến học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động một cách thuận lợi hoặc khởi nghiệp thành công.”
Vấn đề cần quan tâm ở đây là:Giả sử; sau một thời gian lao động nhất định, 1 ngày chẳng hạn, người lao động chỉ tạo được 1 lượng giá trị bằng với lượng giá trị mà nhà tư bản trả công cho công nhân, thì nhà tư bản chẳng có lợi lộc gì, và đương nhiên, nhà tư bản sẽ không mua sức lao động đó.Mác đã phát hiện ra một bí mật bên trong hàng hóa sức lao động, đó là: hàng hóa sức lao động có một giá trị sử dụng đặc biệt, khác với giá trị hàng hóa thông thường, khi sử dụng, sức lao động sẽ tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó.Ta hình dung thế này: toàn bộ số tư liệu sinh hoạt nuôi sống và duy trì sức lao động của người công nhân trong 1 tháng là 500 $ (bao gồm: thực phẩm, quần áo, y tế, giáo dục, giải trí…). Nhưng, khi làm việc cho nhà tư bản, người công nhân có thể tạo ra giá trị gia tăng vào sản phẩm là 800 $. Chênh lệch 300$ giữa 800 $ và 500$ chính là giá trị thặng dư nhà tư bản chiếm đoạt.Giá trị sức lao động và giá trị do sức lao động tạo sau quá trình sản xuất ra là hai đại lượng khác nhau. Đây là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.Tóm lại, nhìn vào công thức chung của tư bản:T – H – T’(T’=T+ t)Giá trị thặng dư t chính là giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do công nhân làm thuê tạo ra, và bị nhà tư bản chiếm đoạt. Các bạn nhé.
Từ khóa: hàng hóa sức lao động, kinh te chinh tri, kinh tế chính trị mác lênin, sức lao động là gì, 2 thuộc tính của hàng hóa sức lao động, kinh te chinh tri bai giang, mua bán sức lao động