Pha phim việt nam phát hành

      494

Các bộ phim của TVB được đầu tư kỹ về nội dung, đi tường tận vào từng ngành nghề, con phố. Đội ngũ lồng tiếng xuất sắc của Sài Gòn movie cũng góp phần khiến phim TVB khó phai trong lòng khán giả.

Bạn đang xem: Pha phim việt nam phát hành

Bạn đang xem: Pha phim việt nam phát hành

Tính đến nay, phim TVB đã đồng hành cùng khán giả Việt Nam được hơn 2 thập kỷ. Với một hãng phim truyền hình, đây là một quãng đường dài. Vì sao hãng phim này lại được khán giả Việt Nam yêu mến và dành nhiều tình cảm đến thế?

Thời điểm thích hợp


*

46 năm trưởng thành, TVB đã đem đến cho khán giả hàng nghìn bộ phim và trở thành một món ăn tinh thần quen thuộc của người Việt Nam

Phim TVB vào thị trường Việt Nam qua kênh chính thống (FFVN) vào khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Đây là thời điểm vô cùng lý tưởng, khi mà làng truyền hình các quốc gia khác chưa có cơ hội tiếp xúc với khán giả trong nước, và các hoạt động văn hóa – giải trí của Việt Nam chưa phát triển.


*

TVB đến với khán giả qua hệ thống phân phối băng phim của FFVN, sau đó được phát hành qua VCD, DVD và phát sóng rộng rãi trên các đài truyền hình trung ương và địa phương.

Phim truyền hình TVB với nộ dung hấp dẫn trở thành sự lựa chọn hàng đầu. Hàng chục đầu phim được phát hành mỗi năm thông qua các kênh phân phối, chủ yếu là các cửa hàng cho thuê băng đĩa, đã trở thành món ăn tinh thần quan trọng trong mỗi gia đình Việt Nam, đặc biệt là khán giả phía Nam.

Có thể nói, phim TVB đã đồng hành với nhiều thế hệ khán giả, từ các bà, các mẹ 5X, đến lớp thanh niên 7X, 8X. Có những thời điểm nhà nhà xem phim TVB, người người mong chờ từng ngày đợi FFVN phát hành phim.

Thời gian hoàng kim của TVB tại Việt Nam có thể tính từ năm 1995 đến năm 2005. Đây cũng là quãng thời gian phát triển mạnh của phim truyền hình TVB, với những tác phẩm lớn và xuất sắc. Sau khoảng thời gian này, TVB dần mất đi vị thế của mình tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Một phần do nội dung đi xuống, mất đi dàn diễn viên chủ lực và gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ, áp đảo từ phía phim truyền hình Hàn Quốc và Trung Quốc đại lục.

Lồng tiếng xuất sắc


*

Kỹ thuật lồng tiếng thô sơ nhưng vẫn rất chuyên nghiệp.

Các tác phẩm của TVB khó mà đạt được nhiều thành công tại Việt Nam nếu thiếu đi một đội ngũ dịch thuật và lồng tiếng tài năng và chuyên nghiệp. Vào những năm 90, Việt Nam có một số nhóm lồng tiếng các bộ phim nước ngoài, nhưng nổi bật có nhóm Sài Gòn Movie, chuyên lồng tiếng cho phim TVB.

Câu nói mở đầu trong các cuốn băng phim TVB “Sài Gòn phim dịch và lồng tiếng, FaFilm Việt Nam phát hành, bộ phim… Người dịch Trung Hào Hoa, Đỗ Thanh Thiện. Diễn viên lồng tiếng Thế Thanh, Bích Ngọc, Thanh Phúc, Huỳnh Hoa, Thế Phương, Nguyễn Vinh, Bá Nghị, Thu Hương. Kĩ thuật lồng tiếng Thanh Vân, Phương Quỳnh”… đã trở nên vô cùng quen thuộc với khán giả.


*

Sài Gòn film – nhóm lồng tiếng huyền thoại trong lòng khán giả.

Đội dịch thuật nhanh chóng, chuyên nghiệp, chuẩn xác, diễn viên lồng tiếng phối hợp đồng bộ, tự nhiên… đã góp phần tăng thêm độ hấp dẫn của phim TVB khi đến với khán giả Việt Nam. Điều đặc biệt, các diễn viên lồng tiếng được phân công lồng cố định cho một diễn viên từ phim này sang phim khác, góp phần định hình “giọng Việt Nam” cho diễn viên Hong Kong, khiến khán giả cảm thấy giọng của những Bích Ngọc, Thế Thanh… chính là giọng của các diễn viên như Tuyên Huyên, Đặng Tụy Văn, Lâm Phong, La Gia Lương, Trịnh Gia Dĩnh… Đây là một trong những yếu tố khiến phim TVB trở nên gần gũi, quen thuộc với khán giả Việt Nam hơn.

Yếu tố lồng tiếng của hãng Sài Gòn Movie đã giúp TVB thành công và mở rộng thị trường tại Việt Nam, càng trở nên rõ ràng hơn khi sau này, nhiều hãng khác đảm nhận lồng tiếng TVB, như Đạt Phi, Sang Yang… nhưng không đạt được độ thuần thục và hấp dẫn như thời của Sài Gòn phim.

Sau này, một thời gian dài, một số kênh của VTV có phát sóng những bộ phim TVB được thuyết minh giọng Nam hoặc giọng Bắc. Nhưng với nhiều khán giả, điều này khiến bộ phim không còn được hấp dẫn như Sài Gòn phim lồng tiếng, không còn đậm chất TVB, mà bị nhạt nhòa giữa rất nhiều các bộ phim truyền hình của nhiều hãng, nhiều quốc gia khác.

Yếu tố thực tế của các bộ phim “trí – nghiệp”


*

Nam nữ chọn nhà – bộ phim nói về con đường mà người Hong Kong phấn đấu để sở hữu một ngôn nhà tại mảnh đất nhỏ này.

Với kinh nghiệm 40 năm làm phim, TVB đã đem đến cho khán giả những bộ phim hấp dẫn, đáp ứng đủ 2 yếu tố nghệ thuật và giải trí.

Phim TVB hút khán giả bởi yếu tố thực tế của phim khá cao. Đại đa số các vấn đề được đề cập đến trong phim phản ánh đến 90% hiện thực cuộc sống của người dân nơi đây. Qua đó, khán giả khắp nơi có thể hiểu được văn hóa, truyền thống, phong tục và những điều rất riêng về Hong Kong, mà không cần phải đến tận nơi hay phải ở lại đây một thời gian dài để quan sát và trải nghiệm.

Phim TVB có thể có những đề tài hào nhoáng, với biệt thự, xe hơi và hàng hiệu (Lấy chồng giàu sang), nhưng cũng có những tác phẩm miêu tả chân thực về hành trình từ mơ ước đến việc được thực sự sở hữu một ngôi nhà nhỏ của người dân nơi đây (Quyết trạch nam nữ).


Đề tài bác sĩ, y tá được phản ánh trung thực qua phim TVB như Bàn tay nhân ái, Ngọn lửa trắng, On name 36 hours.

Đề tài pháp y không chỉ được khai thác trong các bộ phim thời hiện đại, mà còn được thể hiện qua các bộ phim cổ trang.

Tình yêu, các mối quan hệ trong TVB được miêu tả một cách chân thực. Không mấy khi gặp được những cô gái Lọ lem, ngốc nghếch yêu một chàng bạch mã hoàng tử vô cùng đẹp trai, suốt ngày bận rộn chuyện tình cảm mà không cần làm việc. Trong phim TVB, các nhân vật luôn được gắn với một công việc cụ thể, và các mối quan hệ, từ gia đình, đến ngoài xã hội, đều ít nhiều liên quan đến công việc này, chứ không đơn giản chỉ là một nghề “làm cho có” như vẫn thường thấy trong các bộ phim Hàn Quốc, Trung Quốc.

Xem thêm: Game Cuộc Chiến Xuyên Thế Kỷ 3, Game Cuộc Chiến Xuyên Thế Kỷ Online

Các bộ phim TVB vẫn được gọi là phim “trí – nghiệp”, bởi các ngành nghề trong phim được miêu tả rất chân thực và qua đó, khán giả có thể hiểu biết thêm nhiều kiến thức xã hội. Dường như mọi nghề nghiệp đều được xuất hiện trên phim TVB và được tái hiện với những điều thực tế.


Các ngành nghề được TVB miêu tả một cách phong phú và cụ thể.

Điểm qua những đề tài “trí – nghiệp” thường thấy ở phim TVB, như các đề tài bác sĩ (Bàn tay nhân ái), cảnh sát (Phi hổ, Truy tìm bắng chứng) lính cứu hỏa (Cuộc chiến với lửa…), phi công (Bao la vùng trời); từ những lĩnh vực lớn như địa ốc, tài chính, chứng khoán (Thử thách nghiệt ngã, Phú quý môn), đến những ngành nghề như tiểu thương ở các khu chợ nhỏ (Hy vọng, Đồng thoại phố chợ), các làng chài nuôi hải sản (Khung trời xa lạ); từ lĩnh vực thiết kế thời trang (Sắc màu) đến những người could áo cưới truyền thống (Tình yêu muôn màu). Trí tuệ và miêu tả tốt các nghiệp vụ, chuyên môn, nhiều yếu tố kịch tính… khiến phim của TVB luôn thu hút khán giả.

Xem phim TVB – một cách du lịch văn hóa

Không chỉ tăng thêm hiểu biết xã hội qua các bộ phim có đề tài y học, có tính chuyên môn cao… khán giả còn có thể du lịch qua màn ảnh nhỏ khi xem phim TVB, từ tham quan, ngắm cảnh, đến tìm hiểu về ẩm thực hay văn hóa của mảnh đất này.


Phim Kim ngọc mãn đường nói về ẩm thực cung đình và giới thiệu với khán giả bữa tiệc nổi tiếng Mãn Hán 100 món có thực trong lịch sử.

Phim Hương sắc tình yêu nói về ẩm thực nhưng chuyên về hải sản.

Những khán giả yêu thức ẩm thực hoàn toàn có thể biết được những món đặc sản của Hong Kong, những quán ăn ngon hay những công thức nấu ăn đặc trưng. Chỉ riêng với đề tài ẩm thực, có thể kể đến các bộ phim về đề tài ẩm thực cung đình (Kim ngọc mãn đường), hải sản (Hương vị tình yêu, Hương sắc tình yêu), bánh ngọt (Tiệm bánh Gato), sushi, ẩm thực Nhật Bản (Ván bài gia nghiệp, cái giá của danh vọng). Trong phim, có đề cập đến các món ẩm thực lề đường như tàu hũ thối, cá viên chiên tại Vượng Giác (Mong kok), và phim sao đời vậy, khán giả hoàn toàn có thể tìm thấy những đặc sản này ở khu Vượng Giác.


Những khung cảnh này đã trở nên quen thuộc với khán giả Việt Nam từ trong phim ra ngoài đời.

Phim sử dụng những bối cảnh quen thuộc, cụ thể với tên thật với tần suất cao, nên khán giả nhanh chóng làm quen với những cái tên như Trung Hoàn, Vượng Giác, Cửu Lengthy, với bãi biển Vịnh Nước Cạn, đảo Nam Á, đến chùa Huỳnh Đại Tiên, miếu Sa Công, khu phố Lan Quế Phường… Với những bộ phim TVB, khán giả có thể đi “du lịch qua màn ảnh nhỏ” một cách rất riêng, và dần dần, sẽ trở nên thân thuộc với những điểm du lịch/ tham quan nổi tiếng tại Hong Kong, một điểm đến thú vị cho các du khách.


Bộ phim Chuyện tình biển đảo nói về cuộc sống, nét văn hóa của người dân đảo Trường Châu với lễ hội bánh bao nổi tiếng.

Ngoài ra, những nét văn hóa, sinh hoạt trong đời sống của người dân, như những bữa trà chiều, các buổi ăn Dim Sum, những ngày lễ, tết, hội hè… như tết Nguyên Đán, tết Trung Thu, lễ hội bánh bao ở đảo Triều Châu… đều được phản ánh sinh động, thậm chí, lấy làm chủ đề chính cho các bộ phim.

Do đó, khán giả, trong đó có khán giả Việt Nam sau khi xem phim TVB thường cảm thấy rất gắn bó và quen thuộc với mảnh đất này, và điều này khiến các bộ phim của hãng trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của nhiều gia đình Việt Nam, đặc biệt là trong thập niên 90.