Những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới

      323

Nhắc đến rắn, người ta nghĩ ngay đến những vết cắn nguy hiểm có thể gây chết người. Mặc dù không phải tất cả các loài rắn đều có nọc độc, nhưng có những loài có khả năng gây tử vong trong vòng 30 phút. Đây là sức mạnh của một trong những động vật có nọc độc nhất thế giới. Hãy cùng tinhte.edu.vn tìm hiểu về những loài rắn độc nhất thế giới qua bài viết dưới đây bạn nhé!


1 4
1
4

Rắn biển là một nhóm rắn có nọc độc sinh sống trong môi trường biển, có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang dẹt giống những con lươn. Rắn biển không có mang và thường xuyên phải trồi lên mặt nước để thở. Rắn biển thường được tìm thấy trong vùng nước ấm ven biển từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương và đa phần đều mang kịch độc. Trong đó, rắn biển Belcher được mệnh danh là loài độc nhất trên thế giới.

Bạn đang xem: Những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới

Thức ăn chủ yếu của rắn biển Belcher là cá tra, cá nóc hoặc đôi khi là mực ống. Chúng có màu sắc khá dễ nhận dạng: vằn đen trắng hoặc đôi khi là xanh đen. Rắn biển Belcher có quan hệ họ hàng với loài rắn hổ mang sống trên cạn. Sở dĩ rắn biển Belcher được mệnh danh "độc nhất thế giới" là vì vài miligram nọc độc của chúng cũng đủ để giết chết hàng nghìn người. Chúng có thể khiến người ta mất mạng chỉ bằng một vết cắn.

Người bị rắn biển Belcher cắn sẽ không có cảm giác đau đớn ngay lúc đó. Tuy nhiên chúng sẽ phát tác 4 tiếng sau khi đã ngấm vào cơ thể và khiến con người mất mạng. Nạn nhân của loài rắn này thường là các ngư dân bởi chúng hay bị kẹt lẫn vào trong lưới bắt cá của họ. Bên cạnh đó, tình trạng "bất ngờ" gặp rắn biển cũng rất hay xảy ra bởi chúng thường xuyên phải trồi lên mặt nước dể thở. Tuy nhiên, có nhiều người sẵn sàng tay không bắt loài rắn biển Belcher, bất chấp những nguy hiểm có thể gặp phải vì chúng đem lại giá trị kinh tế cao.


Rắn biển Belcher
2
1
2
1

Một loài rắn khác có thể kể đến là rắn hổ mang Philippine, một trong những loài rắn độc và nguy hiểm nhất thế giới. chúng có khả năng phóng độc đến con mồi cách nó 3m khiến con mồi chết ngay sau đó ít giây. Loài rắn này sống ở vùng phía bắc Philippine. Tuy nhiên, loài này chỉ tấn công khi bị đe dọa.

Rắn hổ mang Philippines hay rắn hổ mang phương bắc Philippines là một loài rắn hổ mang ngắn, nọc độc cao trong loài rắn hổ mang phun nọc có nguồn gốc từ các khu vực phía bắc Philippines. Loài này được Taylor mô tả khoa học đầu tiên năm 1922. Đây là loài rắn có nọc độc mạnh thứ hai trong chi rắn hổ mang thực sự (Naja) chỉ sau rắn hổ mang Caspi.


Rắn Taipan sinh sống chủ yếu tại các vùng nội địa ở Australia, loài động vật sở hữu nọc độc khủng khiếp nhất thế giới này có thể giết chết 100 người sau 45 phút cắn. Taipan nội địa loài rắn sở hữu nọc độc độc nhất so với bất kỳ loài rắn sinh sống trên cạn nào trên Trái Đất, còn có tên khác là "rắn hung dữ" (Fierce Snake), tên khoa học là Oxyuranus microlepidotus.Loài rắn dài đến 2,5 mét này được tìm thấy tại những khu vực nội địa tại Australia như bang Queensland, Nam Úc, New South Wales và Bắc Territory. Ngoài việc sở hữu nọc độc sinh học khủng khiếp nhất trên cạn, Taipan nội địa còn có khả năng thay đổi màu sắc trên da theo mùa. Nó có thể chuyển từ màu nâu đậm sang xanh đậm ô liu hay xanh đen. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, Taipan nội địa có nọc độc độc gấp 50 lần rắn hổ mang thường và 10 lần rắn chuông Mojave. Chỉ một lượng nọc độc bằng 110mg, Taipan nội địa có thể khiến 100 người chết sau 45 phút nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Nọc độc của rắn Taipan nội địa một khi có cơ hội thâm nhập vào cơ thể người sẽ hủy hoại hệ thống dây thần kinh, gây rối loạn đông máu, khiến chúng ta bị đau đầu dữ dội và tê liệt toàn thân. Taipan nội địa có thể giết bất cứ loài động vật nào trên cạn. Chỉ một lượng nọc độc cực nhỏ phun ra sau mỗi nhát cắn, chúng có thể "tiễn" 250.000 con chuột về cõi chết.


Rắn đuôi chuông có tên khoa học là Rattlesnake hay còn được gọi là rắn rung chuông, được biết đến là một loài rắn cực độc có tiếng là sát thủ trong thế giới bò sát, nọc độc của chúng có thể kết thúc đối phương trong thời gian ngắn ngủi. Rắn đuôi chuông sống chủ yếu ở châu Mỹ, tổng cộng trên thế giới hiện nay có tất cả 32 loài với số lượng phân loài là từ 65 - 70. Sự đa dạng về loài khiến chúng trở nên hấp dẫn sự hiếu kỳ của con người rất nhiều.

Xem thêm: Quy Định Về Mẫu Hóa Đơn Điện Tử, Ký Hiệu Hóa Đơn Điện Tử, Quy Định Về Mẫu Hóa Đơn Điện Tử

Rắn đuôi chuông sinh sống chủ yếu ở khu vực châu Mỹ, được mệnh danh là loài rắn độc nhất Hoa Kỳ. Người ta có thể dễ dàng nhận ra tiếng rung đuôi đặc trưng của chúng giống hệt tiếng chuông. Nọc độc của loài rắn này có thể nhanh chóng là tê liệt liệt hệ thần kinh của các con mồi như chuột, chim và một số loài động vật khác. Sau đó khiến tim của nạn nhân ngừng đập, chỉ sau vài phút bị cắn. Đặc biệt, những loài rắn chưa trưởng thành sẽ độc hơn nhiều so với rắn đã trưởng thành do chúng không có khả năng kiểm soát lượng nọc độc phun ra.


Úc là đất nước của vô vàn những sinh vật đáng sợ. Đây là quê hương của 21 loài rắn cực độc trong tổng số 25 loài khét tiếng nhất thế giới. Bởi vậy, nắm chắc kiến thức về loài này là điều hết sức cần thiết. Nọc độc tế bào từ loài này sẽ phá hủy các tế bào tim của bạn, đem lại cơ đau khủng khiếp và giết chết bạn. Thường tỷ lệ chết người của rắn độc Úc lên đến tầm 70% sau khi cắn nếu không điều trị kịp thời. Nạn nhân sẽ bị suy tim, suy hô hấp và tử vong với lượng nọc độc trung bình của rắn độc Úc có thể giết tầm 100 người.

Ngày nay, rắn độc Úc còn xuất hiện khá nhiều ở khu dân cư và trang trại. Đây là loài rất nguy hiểm do bản tính của chúng khá hung hăng và chủ động tấn công nếu cảm thấy cần thiết. Chúng chiếm tới 41% trong các vụ nhận dạng rắn cắn ở Úc và gây chết 15 trên tổng số 19 vụ. Một vết cắn của rắn độc Úc sẽ gây bại liệt và có thể tử vong trong vòng 6 giờ do suy hô hấp. Các triệu chứng thường đạt mức cao nhất trong vòng 24 - 48 giờ.


Loài rắn cạp nong này có mặt ở toàn bộ tiểu vùng Ấn Độ - Trung Quốc, bán đảo Malaysia và quần đảo và Nam Trung Quốc. Nó đã được ghi lại từ Ấn Độ thông qua Maharashtra, Bihar, Jharkhand, Madhya Pradesh, Chhattisgarh và Andhra Pradesh, qua Myanma, Campuchia, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) phía Nam đến Malaysia và các đảo chính của Boneo Indonesia (Java và Sumatra), cũng như Singapore.

Rắn cạp nong sinh sống ở nhiều loại môi trường sống, từ núi đất, rừng thưa, trảng cỏ, ven khe suối, nương rẫy. Chúng sinh sống trong gò mối và hang của động vật gặm nhấm, trong hốc cây, hẻm đá. Rắn cặp nong sống đơn lẻ, ban ngày chúng cuộn mình trong các hang, đám cỏ, và thường rất chậm chạp. Chúng thường được thấy khi trời mưa. Ban đêm rắn hoạt động và đi kiếm ăn ở bờ ruộng gần rừng, ven khe suối, vũng nước. Rắn cạp nong không săn đuổi mồi mà chúng thường nằm chờ cho con mồi đi qua. Chúng bơi giỏi và thường bò theo ánh lửa. Thức ăn chủ yếu của rắn cạp nong là con rắn khác, nhưng chúng cũng ăn cá, ếch, trứng rắn và nọc độc của nó vô cùng đáng sợ đối với mọi sinh vật và cả con người.


Loài rắn hổ lục này có thể tìm thấy hầu hết trên thế giới. Tuy nhiên, hai loài độc nhất là rắn lục hoa cân và rắn lục chuỗi chủ yếu phân bổ ở khu vực Trung Đông và Trung Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Rắn hổ lục thường khá “nóng tính”, thường hoạt động về đêm và sau những cơn mưa. Khi bị cắn, nọc độc sẽ gây ra những triệu chứng đau, sưng, giảm huyết áp, nhịp tim, hoại tử và có thể gây tử vong do nhiễm khuẩn huyết.

Rắn hổ lục Gaboon là một loài rắn độc thuộc phân họ Viperinae phân bố tại rừng mưa và xavan tại châu Phi hạ Sahara. Đây không chỉ là thành viên lớn nhất thuộc chi Bitis mà còn là loài rắn hổ lục nặng nhất thế giới và có răng nanh dài nhất, lên đến 5 cm, liều lượng nọc độc cao nhất so với bất kỳ loài rắn độc nào khác. Rắn trưởng thành có tổng chiều dài trung bình khoảng 125 - 155 cm với tổng chiều dài tối đa khoảng 205 cm cho một mẫu vật thu được tại Sierra Leone. Cả hai giới có thể phân biệt được bằng chiều dài răng trong mối tương quan đến tổng chiều dài cơ thể, xấp xỉ 12% đối với rắn đực và 6% đối với rắn cái. Rắn trưởng thành, đặc biệt là rắn cái, rất nặng nề và to khỏe.


Rắn Mamba đen là một loài rắn độc đặc hữu tại châu Phi hạ Sahara. Tên gọi phổ biến của loài này không bắt nguồn từ màu sắc vảy rắn, mà do màu sắc đen như mực bên trong vòm miệng rắn. Đây là loài rắn độc dài nhất tại lục địa châu Phi, với chiều dài đặc thù có phạm vi từ 2 m đến 3 m và lên đến 4,3 - 4,5 m. Loài này là một trong những loài rắn di chuyển nhanh nhất thế giới, có khả năng di chuyển với tốc độ 11 km/h trên một khoảng cách ngắn.

Nọc độc của rắn mamba đen chứa độc tính cao, có khả năng gây bất tỉnh ở người trong vòng 45 phút hoặc ít hơn. Nếu không có chất kháng nọc độc hiệu quả để điều trị, tử vong thường xảy ra trong khoảng 7 - 15 giờ. Nọc độc chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin, đặc biệt chứa dendrotoxin. Rắn mamba đen có khả năng tấn công trong cự ly đáng kể và đôi khi có thể thực hiện một loạt vết cắn nhanh chóng nối tiếp nhau. Mặc dù mang tiếng rất hung hăng, nhưng giống như hầu hết các loài rắn khác, chúng thường cố trốn tránh khỏi con người trừ khi bị đe dọa hoặc bị dồn ép.