Những loài cây kỳ lạ nhất thế giới

      349
Những loài cây này không chỉ có hình dáng kỳ lạ mà còn có những tính năng độc đáo, ngỡ như chỉ có trong thế giới tưởng tượng.

Bạn đang xem: Những loài cây kỳ lạ nhất thế giới

*
Cây hình nấm, một trong nhữngloài cây kỳ lạbậc nhất trên thế giới. Nó giống hệt những loài cây tưởng tượng trong minh họa truyện cổ tích. (Nguồn Brightside)
*
Cây huyết dụ vả Ficus ở Thái Lan. Tán của nó xòe rộng và để rũ những sợi tơ hệt như một tấm rèm. (Nguồn Brightside)
*
Cây thân gỗ không thể mọc dưới nước? Bạn đã nhầm. Có một loại cây có thể sinh trưởng tốt khi toàn thân nó bị ngâm trong nước, đó là những cây xoài còn non. Hình ảnh này khiến nhiều người nghĩ đến thủy cung, nơi mọi loài thực vật, động vật trên mặt đất có thể sinh sống dưới nước. (Nguồn Brightside)
*
Cây bao báp ở Madagascar. Đây là loài cây được cho làloài cây kiêu ngạo nhất thế giới. Bởi dáng dấp kỳ lạ của mình, cây bao báo được cho là bị "trời đày", đầu cắm xuống đất, rễ chổng lên trời để gánh chịu gió mưa, chịu tội. (Nguồn Brightside)
*
Những cây bách mọc ở hồ Caddo, bang Texas nước Mỹ là một trong nhữngloài cây độc đáo nhất thế giới. Thuộc loài bách Bald Cypress, những cây này còn được gọi là bách hói, vẻ đẹp ma mị của chúng khiến khu rừng nổi ở hồ Caddo mệnh danh là khu rừng bí ẩn nhất thế giới. (Nguồn Brightside)
*
Cây tử đằng, Nhật Bản là một trong những loài cây mê hoặc lòng người nhất thế giới. Có rất nhiều truyền thuyết xung quanh loài cây tử đằng này nhưng truyền thuyết được nhiều người biết đến nhất là truyền thuyết về tình yêu vĩnh cửu. (Nguồn Brightside)
*
Cây Bottle, đảo Socotra. Sở dĩ có cái tên như vậy bởi loài cây này có hình dáng giống hệt như một chiếc lọ hoa. Phần thân dưới là hình chiếc lọ, thân trên xòe tán và nở hoa tuyệt đẹp. Tất cả hợp thành một chỉnh thể kỳ lạ, độc đáo nhưng rất có thẩm mỹ. (Nguồn Brightside)
*
Cây bạch đàn cầu vồng ở Hawaii. Sở dĩ có màu như vậy là bởi các mảng vỏ cây ngoài được thay hàng năm tại những thời điểm khác nhau, cho thấy lớp vỏ bên trong có màu xanh lục sáng. Lớp vỏ trong này sau đó tối hơn và lớn lên tạo nên các tông màu xanh dương, tím, cam và sau đó là màu hạt dẻ. (Nguồn Brightside)
*
Cây máu rồng ở đảo Socotra, đây là loài cây có kiểu sinh trưởng rất khác thường. Khi còn nhỏ chúng chỉ có một thân nhưng khi trưởng thành, chúng bắt đầu phân nhánh liên tục, tạo thành tán xòe rộng. Nhựa của cây có màu đỏ như máu, chua và hơi nồng, có khả năng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, làm lành da, điều trị các vết thương thối rữa, chính vì thế loài cây này được gọi là cây máu rồng. (Nguồn Brightside)
*
Cây thông Bristlecone, đây là loài cây được cho là "mộc tinh" bởi khả năng sống lâu, thọ ngang cùng trời đất. Đây cũng là một trong những loài cây lâu đời nhất trên Trái đất. (Nguồn Brightside)

Xem thêm: Bán Căn Hộ Chung Cư Khu Mỹ Đình I Quận Nam Từ Liêm, Bán Căn Hộ Chung Cư Tại Khu Đô Thị Mỹ Đình I

*
Cây rung động, Namibia. Nhìn về ngoài cây có vẻ hùng vĩ, to lớn nhưng thực chất lại rỗng và dễ bị tổn thương. (Nguồn Brightside)
*
Cây phong cổ, Nhật Bản, những cành cong ngoằn nghèo tỏa tán khắp nơi khiến loài cây này đẹp một cách ma mị. (Nguồn Brightside)
*
Cây Frankenstein, Mỹ, sở dĩ được gọi bằng cái tên của một con quái vật như thế bởi đặc tính chắp vá, lắp ghép của mình. Một cây nhưng có thể ra đến 5 màu hoa khác nhau. (Nguồn Brightside)

Thế giới

Nước nghèo thúc giục các nước giàu giữ lời hứa chi 100 tỷ USD chống biến đổi khí hậu

Khoa học

Hoang mạc lớn nhất thế giới nằm ở châu lục nào?

Khoa học

Kỳ lạ vật thể trong vũ trụ liên tục nổ hết lần này đến lần khác

Khoa học

Màn kịch chiến nảy lửa giữa voi và tê giác

Khoa học

Vượt qua sợ hãi, sư tử đoạt mạng trâu rừng kịch tính
*

Chuyên gia lên tiếng việc Hà Nội trồng cây phong lá đỏ trên phố

*

Có lẽ bạn sẽ giật mình với những cây cảnh đẹp lạ thế này

*

Những loài cây kịch độc, bạn ngất lịm nếu gặp loại cây này


Nguy cơ học sinh vùng sâu bỏ học
Tìm thấy dấu tích 'đảo vàng' nơi xuất phát chuyện rắn ăn thịt người, vẹt nói tiếng Hindi
*
Mourinho bị cảnh sát 'hỏi thăm'

Vì sao dơi ma cà rồng chỉ ăn máu?


*

Cách đánh giá đẳng cấp nhà khoa học