Những điều kiêng và cấm kỵ trong tháng cô hồn nên biết

      156
*

Tháng 7 âm lịch (tháng "cô hồn") năm 2020 vào ngày nào? Cần kiêng kỵ hay nên làm những điều gì?... là những câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bạn đang xem: Những điều kiêng và cấm kỵ trong tháng cô hồn nên biết


Năm nay, tháng cô hồn diễn ra từ ngày 19/8 dương lịch đến hết ngày 17/9 dương lịch. Theo chuyên gia phong thủy Song Hà, ngoài những lễ tiết cúng bái, dân gian ta còn tương truyền cả những điều con người nên làm và không nên làm trong tháng 7 âm lịch để cho cầu mong được bình an, hạnh phúc.

Nguồn gốc tháng 7 "cô hồn"

Ở Trung Quốc, nguồn gốc của tháng 7 âm lịch (tháng "cô hồn") bắt nguồn từ việc Ngọc Hoàng cho Diêm Vương mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2/7 hàng năm để ma đói quỷ đói được trở lại trần gian rồi đến rằm lại quay về. Chính vì thế, theo tục lệ dân gian, người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối cho ma quỷ đói để ma quỷ không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày. Hàng năm, người dân Trung Quốc tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 Âm lịch.

Ở Việt Nam, theo dân gian, người Việt cúng tháng 7 âm lịch kéo dài 1 tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào. Người dân cũng quan niệm rằng, tháng 7 âm lịch là tháng không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa… đều tránh tháng 7.

Trong tháng 7 âm lịch hàng năm, ngoài lễ cúng "cô hồn" còn có lễ Vu Lan. Lễ Vu Lan hay còn gọi là Lễ báo hiếu - một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ Vu Lan gắn với tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật, là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. Theo lời Phật dạy, các phật tử muốn báo hiếu cha mẹ nên cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn.

Tháng "cô hồn" và lễ Vu Lan không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà còn ở rất nhiều các quốc gia khác, đặc biệt là các nước Á Đông. Ở Nhật Bản, ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7/7 Âm lịch và cả ngày rằm tháng bảy. Ở Đài Loan, ngày lễ này được kéo dài cả tháng nhưng thông thường thường tập trung vào ngày 15 của tháng với 3 phần khác nhau.

Cúng tháng 7 âm lịch là một tín ngưỡng dân gian quan trọng. Ngoài những lễ tiết cúng bái, dân gian ta còn tương truyền cả những điều con người nên làm và không nên làm trong tháng 7 âm lịch để cho cầu mong được bình an, hạnh phúc.

Những điều cấm kỵ không nên làm trong tháng 7 âm lịch theo quan niệm dân gian

- Không gội đầu đêm sau 23h

- Không treo chuông gió ở đầu giường hay trong không gian phòng ngủ.


Chuông gió không nên treo ở đầu giường

- Người yếu bóng vía, trẻ nhỏ không nên đi chơi đêm trong những ngày tháng 7 âm lịch, nếu không sẽ dễ gặp điều không may.

- Không cúng chúng sinh trong nhà, cúng ngoài sân, ngoài đường hoặc không thì đăng ký cúng ở đình, chùa. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã. Sau khi cúng chúng sinh xong, khi bước vào cửa chính nam đi qua lửa 7 lần, nữ đi qua lửa 9 lần mới được đi vào nhà.

- Không ăn vụng đồ cúng.

- Không phơi quần áo vào ban đêm.

- Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau vì đó là điềm xấu.

- Không nên bơi lội vào ban đêm.

- Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược.

- Không nên đến gần cây đa, cây si trước nhà, nơi góc tường xó tối.

- Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường.

- Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, qua nghĩa trang không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau.

Xem thêm: Dự Thảo Điều Lệ Công Ty Tnhh Một Thành Viên, Mẫu Điều Lệ Công Ty Tnhh 1 Thành Viên

- Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, không gõ mâm gõ nồi thành tràng dài.

- Không chụp ảnh tại đình chùa, miếu mạo trong tháng 7 âm.

- Vợ chồng muốn cầu tự tránh khoảng thời gian từ 12/7 âm đến 18/7 âm.

- Không khởi công, động thổ, cất nóc, nhập trạch về nhà mới hay khai trương công ty, cửa hàng.

- Không mua các phương tiện như xe máy, ô tô dùng để đi trong khoảng từ 12/7 âm đến 18/7 âm.

- Không mua bán nhà cửa, đất đai dùng để ở trong khoảng ngày từ 12/7 âm đến 18/7 âm.

- Những người có tuổi Dần, Thân, Tị, Hợi luôn phải cẩn trọng trong tháng 7 âm lịch âm lịch vì đây là tháng Thân. Năm nay là năm Kỷ Hợi nên càng cần chú ý hơn.

Những điều nên làm trong tháng 7 âm lịch

- Nên sắp xếp thời gian đi thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa trang hay trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt.

- Nên hạn chế sát sinh các con vật. Đặc biệt không ăn thịt chó, thịt mèo, ba ba, rùa, rắn, cá chép trong tháng 7 âm này.

- Nên làm phúc thiện mạnh mẽ trong tháng này.

- Theo đức tin tôn giáo nào thì nên chăm chỉ trì tụng, đọc kinh kệ.

- Nên ăn nói nhã nhặn, vui vẻ trong gia đình hay trong bạn bè đối tác.

Nên làm gì để tránh điều không hay và mang lại may mắn trong tháng cô hồn? - Ảnh 2.Nên đi lễ chùa cầu bình an trong tháng "cô hồn"

- Nên tránh xa các cuộc xung đột.

- Nên cứu người khi gặp nguy cấp.

- Nên đi chùa chiền, nhà thờ cầu xin sức khỏe, cầu bình an, cầu siêu…

- Sau ngày 17 âm và vào đầu tháng 8 âm lịch, nên dùng hỗn hợp ngũ vị hương được nấu từ 5 loại hương thơm của Hồi khô, quế khô, xả, hương nhu, mùi thơm (hoặc lá bưởi) kết hợp rượu ngâm gừng (ngâm ít nhất 5 ngày) để thanh tẩy hoàn toàn trong căn nhà của mình. Cách làm này có tác dụng cân bằng sinh khí trong nhà.

Những điều nên làm hay không nên làm trong tháng "cô hồn" đều là những tín ngưỡng dân gian theo kinh nghiệm truyền lại mà không ai hay một ngành khoa học nào có thể kiểm chứng đúng sai. Nhưng với quan niệm rằng "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" nên người dân vẫn chú trọng làm theo.

Hơn nữa, người Việt xưa cho rằng cúng tháng 7 âm lịch là một hành động nhân đạo, mang tính nhân văn cao cả của con người, thể hiện lòng kính trọng, tôn nghiêm của người còn sống đối với người đã khuất, đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí.