Những điểm mới của luật tổ chức tòa án nhân dân 2014

      556
*

* Xin ông cho biết một số điểm mới nổi bật của Luật Tổ chức TAND năm 2014 cũng như những thay đổi về cơ cấu, tổ chức tòa án để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác xét xử ở các cấp?

- Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định hệ thống TAND gồm các cấp: TAND tối cao; các TAND cấp cao; các TAND tỉnh- thành phố trực thuộc Trung ương; các TAND quận- huyện- thị xã- thành phố thuộc tỉnh và tương đương; các tòa án quân sự.

Bạn đang xem: Những điểm mới của luật tổ chức tòa án nhân dân 2014

Tổ chức bộ máy của tòa án được quy định theo hướng chuyên môn hóa nhưng linh hoạt, tránh cồng kềnh, gây tốn kém lãng phí. Ngoài các tòa chuyên trách hiện có trong cơ cấu tổ chức của TAND như tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính…, Luật Tổ chức TAND năm 2014 còn quy định về tòa gia đình và người chưa thành niên để giải quyết các vụ việc có liên quan đến người chưa thành niên.

Việc thành lập các tòa chuyên trách ở TAND cấp tỉnh và huyện cụ thể thế nào phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đội ngũ thẩm phán, cán bộ, công chức của các tòa án và do Chánh án TAND Tối cao quyết định.

Bộ máy hành chính tư pháp trong TAND độc lập với hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét xử, nhiệm vụ, công tác quản lý hành chính tư pháp trong TAND, nhằm đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác phục vụ cho hoạt động xét xử. Nghiêm cấm công chức hành chính tư pháp trong TAND các cấp can thiệp hoặc tác động vào công tác xét xử.

* Luật Tổ chức TAND năm 2014 có quy định về tòa gia đình và người chưa thành niên. Việc tòa này được thành lập có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

- Việc thành lập tòa gia đình và người chưa thành niên là bước đi cụ thể để triển khai có hiệu quả các chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển gia đình, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng, góp phần thực hiện những mục tiêu đề ra trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp.

Xuất phát từ đặc thù về tâm sinh lý của trẻ em và người chưa thành niên, đòi hỏi phải có biện pháp xử lý và tố tụng riêng biệt. Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành có quy định thủ tục tố tụng đặc biệt đối với người chưa thành niên phạm tội nhưng chưa toàn diện, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Trên thực tế, tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật vẫn còn chiếm tỷ lệ cao và nghiêm trọng, mặt khác, ngày càng nhiều trẻ em, người chưa thành niên bị xâm hại nên cần có những biện pháp, pháp lý hỗ trợ, bảo vệ từ phía tòa án. Đặc biệt là những trường hợp bị xâm hại về tình dục, bóc lột sức lao động, bạo lực gia đình.

Việc thành lập tòa gia đình và người chưa thành niên còn nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các vấn đề gia đình có liên quan đến quyền lợi của người chưa thành niên và vai trò của cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục con em chưa thành niên.

Xem thêm: 10 Cổng Game Chơi Cờ Vua Online Trực Tuyến Miễn Phí, Choi Co Vua Tren Zing

* Một điểm mới của Luật Tổ chức TAND năm 2014 là việc cho phép áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử. Xin ông cho biết bản án như thế nào được gọi là án lệ?

- Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao có nhiệm vụ lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các tòa án nghiên cứu và áp dụng trong xét xử.

Như vậy, án lệ được hiểu là bản án, quyết định của tòa án về vụ việc cụ thể đã có hiệu lực pháp luật và có tính chuẩn mực, có nội dung lập luận, làm rõ những quy định của pháp luật chưa rõ ràng còn có cách hiểu khác nhau, chỉ ra việc áp dụng thống nhất và đường lối xử lý đối với vụ việc cụ thể đó, để các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

Án lệ phải được toàn thể Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao lựa chọn, công nhận mới có giá trị bắt buộc. Giá trị bắt buộc của án lệ cũng chỉ là tương đối bởi khi các quy định của pháp luật hoặc thực tiễn cuộc sống có thay đổi, án lệ không còn phù hợp nữa thì sẽ bị bãi bỏ hoặc thay thế.

* Việc cho phép áp dụng án lệ sẽ có ý nghĩa như thế nào trong công tác xét xử thời gian tới, thưa ông?

- Việc cho phép áp dụng án lệ sẽ đáp ứng được yêu cầu phải kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác xét xử, khắc phục tình trạng quá tải và chậm ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật. Việc công bố án lệ sẽ giúp người dân nắm rõ đường lối xét xử, dự báo được kết quả những vụ việc có liên quan đến quyền và lợi ích của họ.

Về phía tòa án, tham khảo án lệ để phân tích thiếu sót trong những vụ án xét xử trước đó, giúp thẩm phán rút kinh nghiệm, hạn chế việc kết án oan sai.

Việc lựa chọn, ban hành án lệ, xác định trách nhiệm của thẩm phán thì hội đồng xét xử phải nghiên cứu làm theo, chắc chắn sẽ có hiệu quả rất lớn trong việc hạn chế đến mức thấp nhất các vụ án oan sai. Xây dựng và phát triển án lệ là một trong những phương thức hữu hiệu để đảm bảo công lý, góp phần duy trì ổn định trật tự pháp luật trong đời sống xã hội.