Nhà vật lý học newton

      45
Giới thiệu Cơ cấu tổ chức Tổ chuyên môn Chi bộ Thư viện - Y tế - KTX Tin tức - kế hoạch Tổ chuyên môn Hoạt động và phong trào Câu lạc bộ Học tập Môn học Tài nguyên

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ BÁC HỌC NEWTON

CUC ĐỜI:Hoàn cảnh lịch sử:Isaac Newton sống và làm việc ở thời kì thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản Anh. Sau cuộc nội chiến ác liệt, chế độ phong kiến bị lật đổ, vua Anh bị xử tử. Nước Anh trở thành một cường quốc hàng hải, và tiến mạnh trên con đường tư bản chủ nghĩa.Giai cấp tư sản bắt tay với quý tộc mới. chế độ cộng hòa ra đời với nền quân chủ lập hiến. Chống lại giáo hội thiên chúa, chống giáo hoàng nhưng bắt tay với phái Canvin của giáo hội tin lành vì phái này công nhận quyền tư hữu của giai cấp tư sản. Mặc dù mới thành lập, nhưng giai cấp tư sản Anh đã nhận thức vai trò quan trọng của khoa học nên họ muốn làm dịu mâu thuẫn giữa khoa mới học và tôn giáo, gắn liền khoa học với đức tin đối với chúa .

Bạn đang xem: Nhà vật lý học newton

Những hoàn cảnh trên đã ảnh hưởng nhiều đến thế giới quan và sự sáng tạo khoa học của Isaac Newton.Vài nét về tiểu sử:

Isaac Newton (1642 - 1727) - là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học tự nhiên và nhà toán học vĩ đại người Anh. Ông sinh ra trong thời đại có nhiều nhà toán học nổi tiếng nên Newton bao quát được các ngành chính của khoa vật lý như: toán học, hóa học, vật lý học và thiên văn học nước Anh. Ở thế kỷ 17, trước khi khoa học chia ra nhiều ngành chuyên môn, một nhà khoa học có thể cùng một lúc bao quát nhiều ngành khoa học. Vì vậy mà người được thế giới tôn là "người sáng lập ra vật lý học cổ điển"

Thuở nhỏ Newton sinh đúng ngày lễ Giáng sinh 25 tháng 12 năm 1642, ở Woolsthorpe, Anh. Xuất thân gia đình quý tộc nông thôn, là con củaIsaac NewtonvàHannah Ayscough. Cha ông là một người thô thiển và có sức khỏe yếu, mất lúc 37 tuổi sau khi cưới mẹ ông không lâu và trước khi ông ra đời hai tháng. Ngược lại mẹ ông là con của gia đình khá giả ở Yorkshire.Lúc mới sinh Niutơn ốm yếu, quặt quẹo. Bà mẹ quan tâm chăm sóc sức khỏe cho Niutơn nhiều hơn đường học vấn. Thiếu thời ông được chứng kiến sự thăng trầm của Chính phủ liên hiệp Oliver Cromwell, trận hỏa hoạn tàn phá hầu hết thành phố London và nạn dịch hạch sát hại một phần ba dân số thành phố này.

Khi Isaac lên hai tuổi, mẹ tái giá, và Isaac được gởi đến bà ngoại nuôi, cậuJames Ayscoughđỡ đầu. Lên năm, Isaac học tiểu học trường làng, trước tiên tạiSkillington,sau đó tạiStoke.

Năm 12 tuổi, Isaac được vô trường trung họcGrantham. Vì sức yếu, cậu thường bị các bạn bắt nạt. Cậu bèn nghỉ ra cách trả thù thú vị, là quyết tâm học thật giỏi để đứng đầu lớp. Học được 4 năm thì mẹ gọi vềWoolstorpeđểlàm nông trại và trông coi mảnh đất nhỏ mà mẹ cho lúc bà tái giá. Bởi vì học bao nhiêu đó cũng đủ để nối nghiệp cha. Nhưng sau một thời gian, sống không hạnh phúc với người cha dượng, mẹ Isaac thấy con trai bà có năng khiếu về cơ học hơn là coi sóc gia súc nên bà đã quyết định cho con tiếp tục đi học để lên đại học .

Lúc 17 tuổi, Isaac kết bạn với một cô bạn cùng lớp cũ, côStoreyvà hai người yêu nhau, đính hôn với nhau định sẽ cưới sau khi Isaac học xong.

Sau 18 năm sống trong một xóm nhỏ ở Woolsthorpe, Newton được gửi theo học trường đại học Cambridge. Ở đây Newton may mắn được theo học một giáo sư toán học có tài tên là Isaac Barrow, người được gọi là “cha tinh thần” của Newton. Barrow đã Sớm nhận ra thiên tài của cậu học trò và khuyến khích cậu nghiên cứu. Vì vậy mà ngay khi còn ở trường, Newton đã khám phá ra định lý nhị thức. Trong thời gian học ở trường này, vì nhà nghèo nên Newton được miền đóng tiền học phí nhưng theo thể lệ lúc đó ông phải vừa học vừa phục vụ nhưng sinh viên có tiền đóng góp. Tuy vậy ông vẫn la một sinh viên hết sức xuất sắc. Việc học của Isaac không cho phép ông có thì giờ cưới cô Storey và cuối cùng ông sống độc thân suốt đời. Voltaire có viết "Trong suốt cuộc đời dài như vây mà ông không đam mê lẫn yếu đuối. Ông không hề đến gần người đàn bà nào. Bác sĩ riêng và bác sĩ giải phẩu đã xác nhận với tôi giữa cánh tay người quá cố".

Trường đại học Cambridge phải đóng cửa năm 1665 vì nạn dịch hạch, Newton lại trở về quê.Trong hai năm liền sống cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, Newton dành hết thì giờ để suy tư và nghiên cứu khoa học.Kết quả thật là siêu phàm: chưa đầy 25 tuổi, Newton đã thực hiện được ba phát minh (mà chúng ta sẽ đề cập đến ở phần sau) khiến ông nghiễm nhiên trở nên ngang hàng với các thiên tài khoa học của mọi thời đại.

Sau những năm tháng sống ở quê hương, Newton trở lại Cambridge .Sau khi tốt nghiệp, ông được cử lam giáo sư trường Trinity. Sau đó, tài năng toán học của ông nhanh chóng được hiệu trưởng của Cambridge nhận ra khi trường mở cửa trở lại. Ông được nhận làm giảng viên của trường năm 1669, một chức vụ ông đã giữ suốt 27 năm liền sau đó. Ông tiếp tục nghiên cứu thêm quang học, làm việc với ánh sáng và màu sắc trong vài năm tới, và công bố phát hiện của mình trong “Opticks” vào năm 1704.

Ông đã viết De Methodis Serierum et Fluxionum năm 1671, nhưng không tìm được một nhà xuất bản.

năm 1672 Newton được bầu vào Hội Khoa học Hoàng gia Anh và bắt đầu vấp phải các phản bác từ Huygens và Hooke về lý thuyết hạt ánh sáng của ông. Lý thuyết về màu sắc ánh sáng của ông cũng bị một tác giả phản bác và cuộc tranh cãi đã dẫn đến suy sụp tinh thần cho Newton vào năm 1678.

Năm 1679 Newton và Hooke tham gia vào một cuộc tranh luận mới về quỹ đạo của thiên thể trong trọng trường.

Năm 1684, Halley thuyết phục được Newton xuất bản các tính toán sau cuộc tranh luận này trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý của Triết lý về Tự Nhiên). Quyển sách đã mang lại cho Newton tiếng tăm vượt ra ngoài nước Anh, đến châu Âu.

Năm 1685, chính trị nước Anh thay đổi dưới sự trị vì của James II, và trường Cambridge phải tuân thủ những điều luật phi lý như buộc phải cấp bằng cho giáo chủ không thông qua thi cử. Newton kịch liệt phản đối những can thiệp này và sau khi James bị William III đánh bại, Newton được bầu vào Nghị viện Anh nhờ những đấu tranh chính trị của ông.

Năm 1689, Newton được bầu làm thành viên quốc hội cho các trường đại học.

Năm 1703, ông được bầu làm chủ tịch của Hội Khoa học Hoàng gia Anh, một tổ chức của các nhà khoa học vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Ông được Nữ hoàng Anne phong tước hiệp sĩ vào năm 1705 và không bao giờ nghĩ đến việc kết hôn.

Newton qua đời ngày 31 tháng 3 năm 1727 ở tuổi 84. Sau khi mất, Ông được mai táng ở Đài kỷ niệm quốc gia Anh trong tu viện Oetminxtơ - nơi an nghỉ của các vua chúa và các bậc vĩ nhân của nước Anh.

SỰ NGHIỆP:Về cơ học:Phát minh ra 3 định luật về chuyển độngPhát minh ra định luật hấp dẫnNewton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính)

Newton đưa ra lời giải của hai vấn đề cơ bản.

Việc tạo ra một cơ sở tiên đề cho cơ học, thực sự đã chuyển khoa học này sang phạm trù các lý thuyết toán học chặt chẽ.Tạo ra các động lực kết nối hành vi của cơ thể với các đặc điểm của tác động bên ngoài lên nó (lực).

Ngoài ra, Newton cuối cùng đã chôn vùi ý tưởng đã bắt nguồn từ thời cổ đại rằng quy luật chuyển động của các thiên thể trên cạn và thiên thể là hoàn toàn khác nhau. Trong mô hình thế giới của ông, toàn bộ vũ trụ tuân theo các quy luật thống nhất.

Newton cũng đưa ra các định nghĩa chặt chẽ về các khái niệm vật lý nhưsố lượng chuyển động(không được sử dụng rõ ràng bởi Descartes) vàlực lượng. Ông đã đưa vào vật lý học khái niệm khối lượng như một thước đo quán tính và đồng thời là đặc tính hấp dẫn (trước đây, các nhà vật lý sử dụng khái niệmcân nặng).

Euler và Lagrange đã hoàn thành việc toán học cơ học.

Lý thuyết trọng lực

*

Định luật hấp dẫn của Newton

Ý tưởng về lực hấp dẫn vũ trụ đã nhiều lần được thể hiện ngay cả trước Newton. Trước đó, Epicurus, Gassendi, Kepler, Borelli, Descartes, Huygens và những người khác đã nghĩ về nó. Kepler tin rằng lực hấp dẫn tỷ lệ nghịch với khoảng cách đến Mặt trời và chỉ kéo dài trong mặt phẳng của hoàng đạo; Descartes coi đó là kết quả của các xoáy trong ête. Tuy nhiên, có những phỏng đoán với công thức chính xác (Bulliald, Wren, Hooke), và thậm chí được chứng minh về mặt động học (bằng cách so sánh công thức lực ly tâm Huygens và định luật thứ ba của Kepler cho quỹ đạo tròn). . Nhưng trước Newton, không ai có thể liên kết một cách rõ ràng và về mặt toán học giữa định luật hấp dẫn (một lực tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách) và quy luật chuyển động của hành tinh (định luật Kepler). Chỉ với các công trình của Newton, khoa học về động lực học mới bắt đầu.

Điều quan trọng cần lưu ý là Newton không chỉ xuất bản một công thức được cho là cho định luật vạn vật hấp dẫn, mà còn thực sự đề xuất một mô hình toán học hoàn chỉnh trong bối cảnh của một phương pháp tiếp cận cơ học được phát triển tốt, hoàn chỉnh, được công thức hóa rõ ràng và có hệ thống:

Lực hấp dẫn;định luật chuyển động (định luật 2 Newton);hệ thống các phương pháp nghiên cứu toán học (phân tích toán học).

Xem thêm: Công Viên Đẹp Nhất Thế Giới, 20 Công Viên Quốc Gia Đẹp Nhất Hành Tinh

Kết hợp với nhau, bộ ba này đủ để điều tra đầy đủ các chuyển động phức tạp nhất của các thiên thể, do đó tạo ra nền tảng của cơ học thiên thể. Trước Einstein, không cần sửa đổi cơ bản nào đối với mô hình này, mặc dù bộ máy toán học hóa ra là cần thiết để được phát triển đáng kể.

Lý thuyết hấp dẫn của Newton đã gây ra nhiều cuộc tranh luận và chỉ trích về khái niệm hành động tầm xa trong nhiều năm.

Một lập luận quan trọng ủng hộ mô hình Newton là sự suy ra chặt chẽ của các định luật thực nghiệm Kepler trên cơ sở của nó. Bước tiếp theo là lý thuyết về chuyển động của sao chổi và mặt trăng, được đặt ra trong "Các nguyên tắc". Sau đó, với sự trợ giúp của lực hấp dẫn Newton, tất cả các chuyển động quan sát được của các thiên thể đã được giải thích với độ chính xác cao; đây là công lao to lớn của Euler, Clairaut và Laplace, những người đã phát triển lý thuyết nhiễu loạn cho việc này. Nền tảng của lý thuyết này được đặt ra bởi Newton, người đã phân tích chuyển động của mặt trăng bằng phương pháp mở rộng chuỗi thông thường của mình; trên đường đi, anh ấy đã khám phá ra nguyên nhân của những dị thường được biết đến sau đó (sự bất bình đẳng) trong chuyển động của mặt trăng.

Những điều chỉnh có thể quan sát được đầu tiên đối với lý thuyết của Newton trong thiên văn học (được giải thích bằng thuyết tương đối rộng) chỉ được phát hiện sau hơn 200 năm (sự dịch chuyển điểm cận nhật của sao Thủy). Tuy nhiên, chúng rất nhỏ trong hệ mặt trời.

Newton cũng phát hiện ra nguyên nhân của thủy triều: sức hút của Mặt trăng (thậm chí Galileo còn coi thủy triều là một hiệu ứng ly tâm). Hơn nữa, sau khi xử lý dữ liệu dài hạn về độ cao của thủy triều, ông đã tính toán khối lượng của mặt trăng với độ chính xác tốt.

Một hệ quả khác của lực hấp dẫn là sự tuế sai của trục trái đất. Newton phát hiện ra rằng do sự chênh lệch của Trái đất ở các cực, trục của trái đất chuyển động chậm liên tục với chu kỳ 26.000 năm dưới tác dụng của lực hút Mặt trăng và Mặt trời. Do đó, vấn đề cổ xưa về "dự đoán điểm phân" (lần đầu tiên được Hipparchus ghi nhận) đã tìm ra lời giải thích khoa học.

Về quang học:

Ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều ánh sáng đơn sắc và tổng hợp ánh sáng trắng từ các ánh sáng đơn sắc bằng thấu kính, lăng kính ...

Năm 1665: Newton bắt đầu nghiên cứu quang học bằng việc chế tạo một “kính theo kiểu Galileo”. Galileo đã đi vào đầu óc mọi người với vai trò là người đầu tiên hướng kính thiên văn lên trời, vào năm 1609. Với độ phóng đại gấp ba mươi hai lần, kính này cho phép Galileo khám phá rất nhiều kỳ quan.

Nhưng Newton đã nhanh chóng nhận ra rằng các ảnh mà ông thu được bằng kính thiên văn khúc xạ của Galileo có các rìa mép không rõ nét, chúng bị bao quanh bởi một quầng ngũ sắc, với các màu luôn theo một trật tự: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam và đỏ.

Để hiểu hiện tượng phát ngũ sắc bí ẩn này, Newton đã quyết định tiến hành các thí nghiệm về ánh sáng bằng cách cho nó đi qua các lăng kính rắn, trong suốt có dạng lăng kính với tiết diện ngang là hình tam giác, có tác dụng phân tách và làm lệch hướng ánh sáng . Ông đã tiến hành một loạt các thí nghiệm thuộc loại cơ bản nhất và thanh nhã nhất của vật lý học, và cũng có thể là thuộc loại những thí nghiệm nổi tiếng nhất trong lịch sử về ánh sáng. Ông đã dùng lăng kính thủy tinh để phân tách ánh sáng Mặt Trời (ánh sáng trắng) thành một lễ hội màu sắc mà chúng ta có thể nhìn thấy trong cầu vồng hoặc trong các giọt sương ban mai vương trên cỏ một buổi sáng nắng đẹp . Newton nhận ra rằng dãy màu sắc này đích thị là dãy được nhìn thấy trên rìa mép ngũ sắc của ảnh các thiên thể nhìn được bằng kính thiên văn của Galileo.

Newton còn chứng minh ánh sáng đơn sắc không thay đổi tính chất khi phản xạ, tán xạ hay truyền qua môi trường trong suốt khác nhau.Năm 1668, ông tự chế tạo ra kính viễn vọng phản xạ đầu tiên (dùng gương phản xạ do ông tự mài thay cho thấu kính để tránh hiện tượng sắc sai). Đây là chiếc kính nhỏ bé, có chiều dài là 15cm nhưng có thể quan sát được các vật ở khá xa.Năm 1671, ông đã chế tạo được chiếc kính thiên văn phản xạ có chiều dài là 30cm nhưng có độ phóng đại tới 35 lần. Nhờ vào phát minh này ông được bầu vào Hội Hoàng Gia Luân Đôn.Newton là một trong những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứuhiện tượng giao thoa.

Ông bị thu hút bởi sắc sặc sỡ trên bề mặt của bong bóng xà phòng. Newton đã suy luận chính xác rằng màu sắc có thể là do sự quá gần nhau của bề mặt bên trong và bên ngoài của bong bóng và nghĩ ra một phương pháp thực nghiệm tiến hành để lặp lại hình ảnh màu sắc quan sát được.

Thí nghiệm vòng Newton: Ông đặt một thấu kính lồi có bán kính cong lớn trên một đĩa thủy tinh phẳng,cả hai được cố định với bộ khung bằng đồng. Khi ông quan sát đĩa bằng ánh sáng phản xạ, ông nhìn thấy một dải đồng tâm cả các vùng màu sáng và tối.

*

Về toán học:

Xây dựng phương pháp giới hạn:Phát minh ra phép tính vi phân và tích phân, đưa ra các kí hiệu về đạo hàm theo thời gian như χ , χ
*
rất thuận tiện để giải quyết bài toán vật lý.

Giống như nhiều nhà khoa học của thời đại mình, Newton thấy rằng đại số và hình học đơn giản không đủ cho nhu cầu nghiên cứu khoa học của mình. Ví dụ như các nhà toán học có thể tính toán tốc độ của một con tàu nhưng họ không thể tìm ra được tốc dộ mà con tàu đang tăng tốc. Họ có thể đo được góc bắn pháo nổ trên thuyền nhưng không tính toán được ở đạn pháo sẽ bay bao xa ở góc đó. Tất cả những điều tày đòi hỏi phải có một phương tiện toán học khác để tính toán những vấn đề liên quan đến sự thay đổi biến.

bùng phát dịch hạch ở Anh mùa xuân năm 1665. Newton phải nghỉ một thời gian đợi dịch bệnh qua đi, ông đã có hơn 1 năm để tự do nghiên cứu và xây dựng một loại hình toán học mới. Đó chính là vi phân.

Ngày nay, chúng ta đã quá quen thuộc với môn toán nay, đó là một công cụ quan trọng với các nhà vật lý, kinh tế và các nhà khoa học xác suất. Trong những năm 1960, thậm chí nó còn giúp một kỹ sư vẽ được biểu đồ một chuyến đi từ trái đất đến mặt trăng.

Tuy nhiên trong thời gian đó nhà khoa học người Đức Gottfried Leibniz cũng có những nghiên cứu phát triển độc lập phương pháp này trong thời gian đó. Và fan hâm mộ của hai nhà khoa học đã tranh cãi khá nhiều xem thực sự ai mới là cha đẻ của vi phân. Tuy nhiên hai khổ chủ không bao giờ tranh cãi về vấn đề này và họ đều rất tôn trọng những thành tựu của nhau.

Những câu chuyện thú vị về Isaac NewtonĐứa trẻ khéo tay

Lúc nhỏ Newton là đứa trẻ ít nói nhưng ông rất thích thủ công nghệ, thường xuyên tự thiết kế và làm ra các đồ chơi tinh xảo. Mọi người đều rất thích chúng, đặc biệt là diều của ông làm, nó vừa đẹp vừa bao nhanh và bay cao.

Vào một chiều nọ ông buộc một chiếc đèn lồng xinh xẻo vào chiếu diều của mình và thả lên trời, trông giống như một ngôi sao trên trời. Mọi người trong thôn đều chạy ra xem cho rằng xuất hiện sao chổi. Khi biết đó là diều của Newton thả thì mọi người đều tấm tắc khen. Những thứ Newton làm ra đều rất lạ và cũng rất đẹp. Ông tự tay làm chiếc chong chóng đặt ở đầu nhà, khi ông đi xem chiếc chong chóng lắp ở thôn bên, về nhà ông mô phỏng làm một chiếc như vậy. Để cho nó quay cả được khi không có gió, ông đặt trong lồng của cánh quạt một con chuột, khi con chuột động đậy là chong chóng quay liên tục.

Học xong tiểu học, Newton còn làm ra chiếc "đồng hồ nước". Ông dùng một chiếc thùng đựng nước nhỏ, dưới đáy có một lỗ nhỏ có nút, tháo nút ra nước sẽ nhỏ giọt xuống. Mặt nước trong thùng dần dần hạ thấp, chiếc phao trong thùng hạ thấp theo. Chiếc phao đồng thời kéo theo chiếc kim chỉ di động tý một trên mặt chiếc mâm có khắc vạch, một vạch khắc chỉ một đơn vị thời gian. trong phòng của mình Newton lắp một chiếc đồng hồ nước, ông cũng lắp cho hàng xóm một chiếc như vậy.

Thú vị hơn là Newton còn lắp cho bà con trong thôn một chiếc "đồng hồ mặt trời". Lúc hơn mười tuổi Newton quan sát thấy buổi sáng đi học bóng của mình bên trái, chiều tan học về bóng lại nằm sang phía bên kia. Mấy ngày liền đều như vậy, ông cảm thấy mặt trời chuyển động có quy luật. Như vậy chẳng phải có thể lợi dụng quy luật này làm một chiếc "Đồng hồ mặt trời" chính xác hơn sao. Thế là ông bắt đầu làm thí nghiệm, hàng ngày ông "đuổi theo" bóng nắng khắp nơi, ghi lại thay đổi vị trí từng nửa giờ, một giờ. Cuối cùng ông cũng làm xong chiếc đồng hồ bóng nắng tròn. Nó là một dụng cụ đo thời gian dựa vào bóng nắng mặt trời. Xung quanh mâm tròn của đồng hộ mặt trời ông khắp các vạch dấu đều đặn, lợi dụng sự xê dịch của bóng nắng mặt rời có thể biết được chính xác thời gian. Sau khi làm được đồng họ mặt trời Newton đặt nó ở giữa làng để nó báo giờ cho mọi người. Mọi người trong thôn gọi là "Đồng hồ Newton", nó còn được sử dụng khá lâu sau khi ông mất. Mỗi lần nhìn thấy "Đồng hồ Newton" là mọi người lại nhớ đến cậu bé khéo tay thông minh của ngày ấy.

Newton đãng trí:

Niutơn sống cuộc đời độc thân và hết sức đãng trí. Tính đãng trí của ông đã trở thành những giai thoại: như chuyện mời cơm khách, chuyện luộc đồng hồ, chuyện đục hai lỗ cho chó và mèo ...

Newton đối với khoa học thì chuyên cần nhưng trong sinh hoạt lại là người vô tâm, hay quên, ông thường làm việc quên cả ăn.

Có một lần Newton mời bạn đến nhà ăn cơm. Bạn đến cơm canh đã bày ra, nhưng Newton vẫn miệt mài trong phòng thí nghiệm, bạn ông không quấy rầy ông, đợi lâu mà vẫn chưa thấy ông ra, liền tự động ăn một chú gà quay trước, bỏ xương trong mâm rồi ngồi vào ghế thiu thiu ngủ. Mãi sau Newton bước ra, mồ hôi nhễ nhại, gọi bạn dậy và xin bạn lượng thứ; rồi đi tới bà ăn chuẩn bị ăn. Khi nhìn thấy xương để trong mâm và bát đã dùng, ông vò đầu cười nói:

- "Ôi thì ra mình đã ăn rồi, tôi vẫn cứ tưởng là mình chưa ăn!"

Đứng bên cạnh, thấy vậy bạn ông đã cười vang.

Có một lần Newton xuống bếp tự làm bữa sáng, ông đun một nồi nước chuẩn bị luộc trứng. Nước vẫn chưa sôi, xem ra Newton có phần sốt ruột, rồi bắt đầu nghĩ đến một vấn đề khoa học, quá trình tập trung ông quên luôn chuyện đang đun nước. Lúc này nước đã sôi sùng sục, nước bốc hơi mù mịt, thuận tay ông thả luôn vật để bên cạnh vào nồi. Nửa tiếng sau ông mới bừng tỉnh, nhớ việc đang làm trong bếp: "Trứng gà chắc đã chín rồi". Ông mở vung nồi thì thấy trong nồi không phải là trứng mà là chiếc đồng hộ đeo tay của ông.

Một buổi chiều đẹp trời, Newton định cưỡi ngựa vào rừng có việc, ông lấy yên ngựa và đi dắt ngựa. Vừa dắt ngựa bỗng nghĩ đến một vấn đề khoa học. Dây ngựa trong tay, ông buông ra lúc nào cũng không hay, cứ thế vác yên ngựa vừa đi vừa nghĩ. Lúc thì cúi đầu im lặng, lúc thì giơ tay vẽ vẽ vào không trung, cứ như người lẩn thẩn vậy. Khi ông đi đến đỉnh núi thì bỗng cảm thấy mệt quá và muốn cưỡi ngựa, nhưng lúc này ngựa không biết đã chạy đi chốn nào rồi.

Một ngày mùa nọ, Newton ngồi gần lò sưởi suy nghĩ vấn đề gì đó. Vì quá tập trung, nóng quá cũng không biết nữa, tay áo bên phải của ông đã có mùi khét, bốc khói đen, mùi nồng nặc mà ông vẫn không phát hiện ra có chuyện gì xảy ra. Người nhà chạy vào sợ quá hét toáng lên, lúc đó Newton mới biết tay áo mình bị cháy.

Tại sao Newton lại đãng trí thế? Vì ông quá say sưa với khoa học, tất cả dành cho công việc, quên hết mọi việc quanh mình. Không có tinh thần nghiên cứu khoa học say sưa như vậy thì làm sao có thể trở thành nhà khoa học lớn được?

Chuyện về quả táo chín:

Đây là câu chuyện thú vị và đầy ý nghĩa về nhà khoa học vĩ đại Newton.

Vào một ngày mùa thu, Newton ngồi trên chiếc ghế trong vườn hoa đọc sách, bỗng nhiên một quả táo từ cây rơi xuống "bịch" một tiếng trúng đầu Newton. Ông xoa đầu, nhìn quả táo chín lăn xuống vũng bùn. Quả táo đã cho ông một gợi ý làm ông nghĩ miên man.

Quả táo chín rồi, tại sao lại rơi xuống đất? Tài vì gió thổi chăng? Không phải, khoảng không rộng mênh mông, tại sao lại phải rơi xuống mà không bay lên trời? Như vậy trái đất có cái gì hút nó sao? Mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hòn đã ném đi rốt cuộc lại rơi xuống đất, trọng lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực hút trái đất không?

Sau này Newton nêu ra: Mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăng cũng chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt trăng; Trái đất chịu sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau, vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời.

Chuyện quả táo rơi xuống đất chứng tỏ trái đất có lực hút quả táo, đương nhiên quả táo cũng có lực hút của quả đất, nhưng lực hút của trái đất đối với quả táo lớn nên quả táo rơi xuống đất. Nếu ta coi mặt trăng là một quả táo khổng lồ, như vậy trái đất cũng có lực hút nó, vậy tại sao nó không rơi xuống mặt đất? Vì mặt trăng là một quả táo lớn, sức hút của trái đất đối với nó không đủ để làm nó rơi xuống đất, chỉ có thể làm nó quay quanh trái đất mà thôi. Đối với mặt trời thì trái đất cũng là một quả táo khổng lồ, nó quay quanh mặt trời.

Vào buổi tối khi nhìn lên bầu trời thấy vô vàn những vì sao đang nhấp nháy, giữa chúng đều có lực hút lẫn nhau. Đây chính là định luật "Vạn vật hấp dẫn" nổi tiếng của Newton.