Nghị định 78/2015/nđ-cp thư viện pháp luật
Nghị định số 78/2015 bao gồm 09 Chương, 83 Điều, trong đó có một số điều khoản quy định mới, khắc phục nhiều bất cập từ thực tế triển khai thực hiện Nghị định số 43/2010/NĐ-CP để giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc nắm bắt cơ hội sản xuất, kinh doanh; ba điểm điểm mới đáng chú ý tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP là:
Thứ nhất, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đã đơn giản hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN).
Theo đó, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đồng thời, Nghị định số 78 cũng rút ngắn thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xuống từ 05 ngày còn 03 ngày làm việc .
Bạn đang xem: Nghị định 78/2015/nđ-cp thư viện pháp luật
Thứ hai, Nghị định số 78/2015 bổ sung thêm hình thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
Hình thức này cho phép tổ chức, cá nhân được lựa chọn sử dụng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Doanh nghiệp vẫn được tự do lựa chọn các hình thức đăng ký doanh nghiệp phù hợp, tuy nhiên doanh nghiệp cũng được khuyến khích sử dụng mạng điện tử để đăng ký; việc đăng ký điện tử này có giá trị pháp lý tương đương với hình thức nộp hồ sơ bằng bản giấy.
Thứ ba, Nghị định 78/2015 hướng dẫn chi tiết quy định về con dấu theo Luật Doanh nghiệp 2014.
Theo đó, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau.
Bên cạnh đó, Nghị định 78/2015/NĐ-CPcũng bổ sung một số quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; trình tự, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo hướng thuận lợi nhất cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
MỤC LỤC VĂN BẢN

CHÍNH PHỦ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 78/2015/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2015 |
NGHỊ ĐỊNH
VỀĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng11 năm 2006;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtQuản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanhnghiệp.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết về hồsơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; quy định vềcơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhànước về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các đốitượng sau:
1. Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức,cá nhân nước ngoài thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luậtViệt Nam;
2. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đìnhthực hiện đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của Nghị định này;
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh;
4. Cơ quan thuế;
5. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đếnviệc đăng ký doanh nghiệp.
Điều 3. Giảithích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:
1. Đăng ký doanh nghiệp là việc ngườithành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập,doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin vềđăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng kýkinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nộidung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy địnhcủa Nghị định này.
2. Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là hệ thống thông tin nghiệpvụ chuyên môn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợpvới các cơ quan có liên quan xây dựng và vận hành để gửi, nhận, lưu trữ, hiểnthị hoặc thực hiện các nghiệp vụ khác đối với dữ liệu để phục vụ công tác đăng ký doanh nghiệp.
3. Cổng thông tin quốc gia về đăng kýdoanh nghiệp là cổng thông tin điện tử để các tổ chức, cá nhân thực hiện đăngký doanh nghiệp qua mạng điện tử; truy cập thông tin vềđăng ký doanh nghiệp; công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và phục vụ công táccấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh.
4. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là tập hợp dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trênphạm vi toàn quốc. Thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và tình trạngpháp lý của doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý là thông tin gốc về doanh nghiệp.
5. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điệntử là việc người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp thực hiện việc đăngký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
6. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạngđiện tử là hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được nộp qua Cổngthông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, bao gồm các giấy tờ theo quy địnhnhư hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng vănbản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử có giá trị pháp lý nhưhồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.
7. Văn bản điện tử là dữ liệu điện tửđược tạo trực tuyến hoặc được quét (scan) từ văn bản giấy theo định dạng “.doc”hoặc “.pdf” vàthể hiện chính xác, toàn vẹn nội dung của văn bản giấy.
8. Chữ ký số công cộng là một dạng chữký điện tử theo quy định của pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữký số.
9. Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốcgia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho tổ chức, cá nhân để thực hiện đăng kýdoanh nghiệp qua mạng điện tử. Tài khoản đăng ký kinh doanh được sử dụng để xácthực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử trong trường hợp người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không sửdụng chữ ký số công cộng.
10. Bản sao hợp lệ các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là bản sao được cấp từ sổgốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyềnhoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính.
11. Số hóa hồ sơ là việc quét dữ liệucó sẵn trên giấy nhằm chuyển dữ liệu dạng vănbản giấy sang dạng văn bản điện tử.
12. Chuẩn hóa dữ liệu là việc thực hiệncác bước rà soát, kiểm tra đối chiếu và bổ sung,hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp, tình trạng hoạt động của doanh nghiệptrong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng kýdoanh nghiệp.
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng giảiquyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặcdoanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng kýdoanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thựcvà chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trườnghợp doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật, chữ ký của những ngườiđại diện theo pháp luật trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý nhưnhau.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh chịutrách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệmvề những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh khônggiải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc vớitổ chức, cá nhân khác hoặc giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân khác.
Điều 5. Quyền thành lập doanhnghiệp và nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp của người thành lập doanh nghiệp
1. Thành lập doanh nghiệp theo quy địnhcủa pháp luật là quyền của cá nhân, tổ chức và được Nhà nước bảo hộ.
2. Người thành lập doanh nghiệp hoặcdoanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp theo quy định củaNghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Nghiêm cấm cơ quan đăng ký kinhdoanh và các cơ quan khác gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong khi tiếpnhận hồ sơ và giải quyết việc đăng kýdoanh nghiệp.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp khôngđược ban hành các quy định về đăng ký doanh nghiệp áp dụng riêng cho ngành hoặcđịa phương mình. Những quy định về đăng ký doanh nghiệp do các Bộ, cơ quanngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân các cấp ban hành trái với quy định tại Khoản này hết hiệu lực thi hànhkể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 6. Giấy đềnghị đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Mẫu Giấy đềnghị đăng ký doanh nghiệp và mẫu Giấy chứng nhận đăngký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch vàĐầu tư ban hành và được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpđược cấp cho các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của LuậtDoanh nghiệp. Nội dung Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp và đượcghi trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăngký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăngký thuế của doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phảilà giấy phép kinh doanh.
3. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địađiểm kinh doanh được lưu dưới dạng dữ liệu điện tử trong Cơ sở dữ liệu quốc giavề đăng ký doanh nghiệp tại cùng thờiđiểm có nội dung khác so với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứngnhận đăng ký hoạt động chi nhánh, vănphòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh bằng bản giấy, Giấychứng nhận có giá trị pháp lý là Giấy chứng nhận có nội dung được ghi đúng theonội dung trong hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp.
Điều 7. Ghingành, nghề kinh doanh
1. Khi đăngký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghềkinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanhnghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngànhkinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng kýdoanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghịcấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanhhướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơsở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Nội dung cụ thể của ngành kinh tếcấp bốn quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng BộKế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy địnhnội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
3. Đối với những ngành, nghề đầu tưkinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khácthì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bảnquy phạm pháp luật đó.
4. Đối với những ngành, nghề kinhdoanh không có trong Hệ thống ngành kinhtế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thìngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quyphạm pháp luật đó.
5. Đối với những ngành, nghề kinhdoanh không có trong Hệ thống ngành kinhtế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khácthì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xétghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanhnghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báocho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanhmới.
6. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầuđăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanhnghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của ViệtNam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dướingành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệpphù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinhdoanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
7. Việc ghi ngành, nghề kinh doanhquy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điềunày; trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy địnhtại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
8. Doanh nghiệp được quyền kinh doanhngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy địnhcủa pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạtđộng. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiệnvà kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyềncủa cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
9. Trường hợp cơ quan đăng ký kinhdoanh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinhdoanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiệntheo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp không tạmngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo yêu cầu, cơquan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanhnghiệp báo cáo theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 LuậtDoanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không báo cáo giải trình, cơ quan đăng kýkinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy địnhtại Điểm d Khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp.
Điều 8. Mã sốdoanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinhdoanh
1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã sốduy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanhnghiệp.
2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trongsuốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cánhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã sốdoanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.
3. Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi,nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăngký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhấtsử dụng mã số doanh nghiệp để quản lý và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.
5. Mã số đơn vị phụ thuộc của doanhnghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
6. Mã số của địa điểm kinh doanh làmã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này khôngphải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.
7. Trường hợp doanh nghiệp, chinhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hiệulực mã số thuế do vi phạm pháp luật về thuế thì doanh nghiệp,chi nhánh, văn phòng đại diện không được sử dụng mã số thuế trong các giao dịchkinh tế, kể từ ngày cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lựcmã số thuế.
8. Đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện đã thành lập trước ngày Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp mã số đơn vị trực thuộc,doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế để được cấp mã số thuế 13 số,sau đó thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động tại Phòng Đăng kýkinh doanh theo quy định.
9. Đối với các doanh nghiệp đượcthành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồngthời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), mã số doanh nghiệp là mã số thuếdo cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.
Điều 9. Số lượnghồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặcdoanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh khôngđược yêu cầu người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệpnộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanhnghiệp theo quy định.
Điều 10. Các giấytờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căncước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếunước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Điều 11. Ủy quyền thực hiện thủtục đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp người thành lập doanh nghiệphoặc doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục liênquan đến đăng ký doanh nghiệp, khi thực hiện thủ tục, người được ủy quyền phảinộp bản sao hợp lệ một trong các giấytờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này, kèm theo:
1. Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lậpdoanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chứclàm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanhnghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tụcliên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc
2. Văn bản ủy quyền theo quy định củapháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
Điều 12. Cấpđăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng
1. Cấp đăng ký doanh nghiệp theo quytrình dự phòng là việc cấp đăng ký doanh nghiệp không thực hiện thông qua Hệ thốngthông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Việc phối hợp giải quyết thủ tục cấpđăng ký doanh nghiệp theo quy trình dựphòng giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế thực hiện theo quy trìnhluân chuyển hồ sơ bằng bản giấy.
3. Căn cứ vào thời gian dự kiến khắcphục sự cố hoặc nâng cấp Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp,trừ trường hợp bất khả kháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo trước về thờigian dự kiến để cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện việc cấp đăng ký doanhnghiệp theo quy trình dự phòng.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kểtừ ngày kết thúc việc cấp đăng ký doanh nghiệp theo quytrình dự phòng, cơ quan đăng ký kinh doanh phải cập nhật dữ liệu, thông tin mớiđã cấp cho doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦACƠ QUAN ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Điều 13. Cơ quanđăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổchức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh:Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung làPhòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinhdoanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quảthuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.
Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ ChíMinh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh sốtheo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng kýkinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phốquyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạchvà Đầu tư.
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kếhoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thựchiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 15 Nghị định này (sau đâygọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có tàikhoản và con dấu riêng.
Điều 14. Nhiệm vụ,quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh
1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanhnghiệp; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng kýdoanh nghiệp và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Phối hợp xây dựng, quản lý, vậnhành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩnhóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng kýdoanh nghiệp tại địa phương sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Cung cấp thông tin về đăng kýdoanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trongphạm vi địa phương quản lý cho Ủy bannhân dân cấp tỉnh, Cục thuế địa phương, các cơ quan có liên quan và các tổ chức,cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
4. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việctuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp.
5. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơquan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơđăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ,trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp và người thànhlập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
6. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừngkinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Khoản 9Điều 7 Nghị định này.
7. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều62 Nghị định này.
8. Đăng ký cho các loại hình kháctheo quy định của pháp luật.
Điều 15. Nhiệm vụ,quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộkinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhậnđăng ký hộ kinh doanh.
2. Phối hợp xây dựng, quản lý, vậnhành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳbáo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, PhòngĐăng ký kinh doanh, cơ quan thuế cấp huyện về tình hìnhđăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn.
3. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơquan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơđăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Xem thêm: Mua Bán Căn Hộ Chung Cư Amber Court Biên Hòa City Square, Bán Căn Hộ Chung Cư Amber Court Biên Hòa
4. Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo tìnhhình kinh doanh khi cần thiết;
5. Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừngkinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanhkhông đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộkinh doanh trong các trường hợp quy địnhtại Khoản 1 Điều 78 Nghị định này.
7. Đăng ký cho các loại hình kháctheo quy định của pháp luật.
Điều 16. Quản lýnhà nước về đăng ký doanh nghiệp
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Trình cấp có thẩm quyềnban hành, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký doanhnghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, biểumẫu, chế độ báo cáo phục vụ công tác đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và việc đăng ký doanhnghiệp qua mạng điện tử;
b) Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệpvụ đăng ký doanh nghiệp cho cán bộ làm công tác đăng ký doanh nghiệp và tổ chức,cá nhân có yêu cầu; đôn đốc, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đăng kýdoanh nghiệp;
c) Công bố nộidung đăng ký doanh nghiệp; cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp, tình trạng pháp lý và báo cáo tài chính của doanh nghiệp lưu giữtại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho các cơ quan có liên quancủa Chính phủ, cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu;
d) Hướng dẫn Phòng Đăng kýkinh doanh thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanhnghiệp tại địa phương sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
đ) Tổ chức xây dựng, quản lý, pháttriển Hệ thống thông tin quốc gia về đăng kýdoanh nghiệp; hướng dẫn việc xây dựngkinh phí phục vụ vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tạiđịa phương;
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chínhtrong việc kết nối giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp vàHệ thống thông tin đăng ký thuế;
g) Phát hành ấn phẩm thông tin doanhnghiệp để thực hiện đăng thông tin về đăng ký doanh nghiệp,thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệptrên toàn quốc;
h) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vựcđăng ký doanh nghiệp.
2. Bộ Tài chính:
a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc kết nối giữa Hệthống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin đăng kýthuế nhằm cung cấpmã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụthuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh phục vụ đăng ký doanh nghiệpvà trao đổi thông tin về doanh nghiệp;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch vàĐầu tư hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí đăng kýdoanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đạidiện, địa điểm kinh doanh, phí cung cấp thông tin và công bố nội dung về đăngký doanh nghiệp.
3. Bộ Công an chủ trì, phối hợpvới các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn việc xác định nội dung kê khai trong hồsơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướngdẫn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh; kiểm tra, thanh tra, xử lý viphạm việc chấp hành các điều kiện kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước;rà soát và công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ danh mục các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước và gửi cho Bộ Kế hoạchvà Đầu tư để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăngký doanh nghiệp.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương bố trí đủ nhân lực, kinh phí và nguồn lực kháccho cơ quan đăng ký kinh doanh để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quyđịnh tại Nghị định này.
Chương III
ĐĂNG KÝ TÊNDOANH NGHIỆP
Điều 17. Têntrùng và tên gây nhầm lẫn
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặcdoanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặcgây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăngký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vitoàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lựccủa Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
2. Các trường hợp sau đây được coi làgây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký:
a) Các trường hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật Doanh nghiệp;
b) Tên riêng của doanh nghiệp trùng vớitên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
3. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếngnước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệpđã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt củadoanh nghiệp đã đăng ký. Việc chống trùng tên tại Khoản này áp dụng trên phạmvi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệulực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
4. Các doanh nghiệp hoạt động theo Giấyphép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh) có tên trùng, tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanhnghiệp không bắt buộc phải đăng ký đổi tên.
5. Khuyến khích và tạo điều kiện thuậnlợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng vớinhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp hoặc bổ sung tên địa danh để làm yếu tốphân biệt tên doanh nghiệp.
Điều 18. Các vấnđề khác liên quan đến đặt tên doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp bao gồm hai thànhtố:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng của doanh nghiệp.
2. Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanhnghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Phòng Đăng ký kinh doanh có quyềnchấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định củapháp luật và quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.
4. Các doanh nghiệp hoạt động theo Giấyphép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh) được tiếp tục sửdụng tên doanh nghiệp đã đăng ký và không bắt buộc phải đăng ký đổi tên.
Điều 19. Xử lý đốivới trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
1. Không được sử dụng tên thương mại,nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tênriêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tênthương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp,người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể tham khảo các nhãn hiệu,chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉdẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.
2. Căn cứ để xácđịnh tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo cácquy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trườnghợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sởhữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăngký đổi tên.
3. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có quyền đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu côngnghiệp phải thay đổi tên gọi cho phù hợp. Chủ thể quyền sởhữu công nghiệp có nghĩa vụ cung cấp choPhòng Đăng ký kinh doanh các tài liệu cần thiết theo quy định tại Khoản 4 Điềunày.
4. Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp xâm phạm đổi tên doanh nghiệp khi nhận được thông báo của chủthể quyền sở hữu công nghiệp vềviệc quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm. Kèm theo thôngbáo của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp phải có:
a) Bản sao hợp lệ văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng tên doanh nghiệp là xâm phạm quyền sở hữucông nghiệp;
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhậnđăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng kýchỉ dẫn địa lý; bản trích lục Sổ đăngký quốc gia về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ do cơquan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp;bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tếđược bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp.
5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 4 Điều này, Phòng Đăngký kinh doanh ra Thông báo yêu cầudoanh nghiệp có tên xâm phạm đổi tên doanh nghiệp và tiếnhành thủ tục thay đổi tên trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày ra Thông báo. Sauthời hạn trên, nếu doanh nghiệp không thay đổi tên theo yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lýtheo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
6. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xửlý vi phạm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, theo đó áp dụng biện phápkhắc phục hậu quả là buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố viphạm trong tên doanh nghiệp nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không thực hiện trong thời hạn do pháp luật quy định thì cơ quan có thẩm quyền xử lý viphạm thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp báo cáo giảitrình theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp.Trường hợp doanh nghiệp không báo cáo, Phòng Đăng ký kinhdoanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa họcvà Công nghệ hướng dẫn chi tiết Điều này.
Điều20. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện,địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp.
2. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chinhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nướcngoài và tên viết tắt
3. Phần tên riêng trong tên chinhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụngcụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
4. Đối với những doanh nghiệp nhà nướckhi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì đượcphép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
Chương IV
HỒ SƠ, TRÌNH TỰ,THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, ĐỊAĐIỂM KINH DOANH
Điều 21. Hồ sơđăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệptư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Bản sao hợp lệ của một trong cácgiấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 10Nghị định này.
Điều 22. Hồ sơ đăng ký doanhnghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổphần và công ty hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên công ty tráchnhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sauđây:
a) Một trong các giấy tờ chứng thựccá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với trườnghợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứngnhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờchứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủyquyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanhnghiệp là tổ chức;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đốivới trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầutư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầutư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầutư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 23. Hồ sơđăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Bản sao hợp lệmột trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này củangười đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viênđược tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 78 LuậtDoanh nghiệp.
Danh sách người đại diện theo ủy quyềnvà bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
4. Bản sao hợp lệ các giấy tờsau đây:
a) Một trong các giấy tờ chứng thựccá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trườnghợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứngnhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tươngđương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sởhữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệpđược thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các vănbản hướng dẫn thi hành.
5. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữucho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
Điều 24. Hồ sơđăng ký doanh nghiệp đối với các công tyđược thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp nhất và công ty nhận sáp nhập
1. Trường hợp chia công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần, ngoài giấy tờ quy định tại Điều 22, Điều 23 Nghị địnhnày, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của các công ty mới thành lập phải có Nghị quyếtchia công ty theo quy định tại Điều 192 Luật Doanh nghiệp,bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữuhạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối vớicông ty cổ phần về việc chia công ty và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty bị chia.
2. Trường hợp tách công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần, ngoài giấy tờ quy định tại Điều 22, Điều 23 Nghị địnhnày, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty được tách phải có Nghị quyết táchcông ty theo quy định tại Điều 193 Luật Doanh nghiệp, bảnsao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạnhai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việctách công ty và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăngký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty bị tách.
3. Trường hợp hợp nhất một số công ty thành một công ty mới, ngoài giấy tờ quy địnhtại Điều 22, Điều 23 Nghị định này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợpnhất phải có thêm các giấy tờ quy định tại Điều 194 Luật Doanhnghiệp và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăngký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị hợp nhất.
4. Trường hợp sáp nhập một hoặc một sốcông ty vào một công ty khác, ngoài giấy tờ quy định tại Chương VI Nghị địnhnày, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của côngty nhận sáp nhập phải có thêm các giấy tờ quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đươngkhác của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập.
Điều 25. Hồ sơđăng ký doanh nghiệp đối với các trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp
1. Trường hợp chuyển đổi công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thànhviên trở lên, hồ sơ đăng ký chuyển đổibao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
b) Điều lệ công ty chuyển đổi theoquy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp;
c) Danh sách thành viên và bản sao hợplệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định nàycủa các thành viên công ty đối với trường hợp thành viên là cá nhân và bản saohợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờtương đương khác đối với trường hợp thành viên công ty là tổ chức;
d) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờchứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho đối với trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặngcho một phần vốn điều lệ cho cá nhân hoặc tổ chức khác;Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp đối với trườnghợp công ty huy động thêm vốn góp từ cá nhân hoặc tổ chức khác.
2. Trường hợp chuyển đổi công tytrách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
b) Điều lệ công ty chuyển đổi theoquy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp;
c) Bản sao hợp lệ một trong các giấytờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợpchủ sở hữu là cá nhân hoặc bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc Giấy chứngnhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờtương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công tylà tổ chức;
d) Bản sao hợp lệ một trong các giấytờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diệntheo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chứcquản lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanhnghiệp.
Danh sách người đại diện theo ủy quyềnvà bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm bKhoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu chongười được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
đ) Hợp đồng chuyển nhượng phần vốngóp trong công ty hoặc các giấy tờ chứngminh hoàn tất việc chuyển nhượng;
e) Quyết định và bản sao hợp lệ biênbản họp của Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạnhai thành viên trở lên về việc chuyển đổi loại hình công ty.
3. Trường hợp chuyển đổi doanhnghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ đăng ký chuyển đổi baogồm:
a) Giấy đề nghịđăng ký doanh nghiệp;
b) Điều lệ công ty chuyển đổi theoquy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp;
c) Danh sách chủ nợ và số nợ chưathanh toán, gồm cả nợ thuế, thời hạn thanh toán; danh sách người lao động hiệncó; danh sách các hợp đồng chưa thanh lý;
d) Danh sách thành viên theo quy địnhtại Điều 26 Luật Doanh nghiệp đối với trường hợp chuyển đổithành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị địnhnày của các thành viên công ty đối với trường hợpthành viên là cá nhân; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp thành viên công ty là tổ chức;
đ) Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệptư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối vớitất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanhtoán đủ số nợ khi đến hạn;
e) Văn bản thỏa thuận với các bên củahợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếpnhận và thực hiện các hợp đồng đó;
g) Văn bản cam kết của chủdoanh nghiệp tư nhân hoặc thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và các thànhviên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệptư nhân.
4. Trường hợp chuyển đổi công tytrách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
b) Điều lệ công ty chuyển đổi theoquy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp;
c) Quyết định của chủ sở hữu công tyhoặc Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc củaĐại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;
d) Danh sách thành viên hoặc danhsách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài và bản sao hợplệ các giấy tờ theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 và Khoản 4 Điều23 Luật Doanh nghiệp;
đ) Hợpđồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việcchuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầutư.
5. Việc chuyển đổi loại hình doanhnghiệp trong trường hợp nhận thừa kế được thực hiện như quy định đối với trườnghợp chuyển đổi loại hình tương ứng, trong đó, hợpđồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượngđược thay bằng văn bản xác nhận quyềnthừa kế hợp pháp.
Điều 26. Hồ sơ, trình tự, thủtục đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng
1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng kýdoanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng, đơn vị phụ thuộc, thông báo lập địa điểmkinh doanh của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tạiNghị định này tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ phải cóbản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam.
2. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước ViệtNam chỉ định người đại diện tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, hồ sơđăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật thực hiện theo quy định tại Điều43 Nghị định này. Trong đó, Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên, Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp củaHội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên,Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông hoặc Quyết địnhvà bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần đượcthay thế bằng bản sao hợp lệ quyết định chỉ định người đại diện tổ chức tín dụngcủa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước ViệtNam trực tiếp thực hiện hoặc chỉ định tổ chức tín dụng khác thực hiện việc thamgia góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, hồ sơđăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định tương ứngtại Nghị định này, trong đó, Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên, Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp củaHội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên,Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông hoặc Quyết địnhvà bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, hợpđồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng đượcthay thế bằng bản sao hợp lệ quyết định của Ngân hàng Nhànước Việt Nam.
Điều 27. Tiếp nhận, xử lý hồsơ đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặcdoanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Nghịđịnh này tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Hồ sơ đăng kýdoanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia vềđăng ký doanh nghiệp khi:
a) Có đủ giấy tờ theo quy định tạiNghị định này;
b) Tên doanh nghiệp đã được điền vàoGiấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăngký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
c) Có địa chỉ liên lạc của người nộphồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
d) Đã nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanhtrao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
4. Sau khi trao Giấy biên nhận về việcnhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồsơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ vàtải các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanhnghiệp sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanhnghiệp.
Điều 28. Thời hạn cấp Giấy chứngnhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng kýdoanh nghiệp
1. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặctên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinhdoanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp hoặcdoanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. PhòngĐăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanhnghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầusửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
3. Nếu quá thời hạn trên màkhông được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thayđổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng kýdoanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhậnđược thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì ngườithành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định củapháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 29. Cấp Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứngnhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp có thể nhận Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặcđăng ký và nộp phí để nhận qua đường bưu điện.
3. Các thông tin trên Giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh cấpGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinhdoanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinhdoanh có điều kiện.
4. Doanh nghiệp có quyền yêu cầuPhòng Đăng ký kinh doanh cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phảinộp phí theo quy định.
Điều 30. Chuẩnhóa, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp
1. Trường hợp thông tin đăng ký doanhnghiệp trong Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp chưachính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo và hướng dẫn doanhnghiệp hoặc trực tiếp thực hiện việc hiệu đính thông tin theo quy định.
2. Trường hợp thông tin đăng ký doanhnghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bị thiếu hoặc chưachính xác so với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy do quá trìnhchuyển đổi dữ liệu, Phòng Đăng ký kinhdoanh hướng dẫn doanh nghiệp hoặc trực tiếp bổ sung, cập nhật thông tin theoquy định.
3. Doanh nghiệp có trách nhiệm cập nhật,bổ sung thông tin về số điện thoại, email khi thay đổi nội dung đăng ký doanhnghiệp.
4. Việc triển khai công tác chuẩn hóadữ liệu, số hóa hồ sơ, cập nhật và chuyển đổi bổ sung dữliệu đăng ký doanh nghiệp đối với các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trước ngày Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo kế hoạch hàng năm của PhòngĐăng ký kinh doanh.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫnchi tiết thi hành Điều này.
Điều 31. Cung cấp thông tin vềnội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kểtừ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc thay đổi nội dung đăng kýdoanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đó cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơquan quản lý lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội. Các cơ quan sử dụng thông tin về đăng ký doanh nghiệp do Phòng Đăng ký kinhdoanh cung cấp không được yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các thông tin mà PhòngĐăng ký kinh doanh đã gửi.
2. Định kỳ hàng tháng, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi danh sách kèm thông tinvề các doanh nghiệp đã đăng ký trong tháng trước đó đến cơ quan quản lý chuyênngành cùng cấp, Ủy ban nhân dân quận, huyện,thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
3. Việc cung cấp, trao đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh vớicác cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ bằng bảngiấy hoặc qua mạng điện tử.
4. Các tổ chức, cá nhân có thể đề nghịđể được cung cấp thông tin về nội dung đăng kýdoanh nghiệp, tình trạng pháp lý và báo cáo tài chính của doanh nghiệp thôngqua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc trực tiếp tại PhòngĐăng ký kinh doanh hoặc tại Bộ Kế hoạchvà Đầu tư và phải trả phí theo quy định.
Điều 32. Phí, lệphí đăng ký do