Nghị định 51 về tiền lương

      247
Nghị định 51/2016/NĐ-CP quy định quản lý lao động, quỹ tiền lương kế hoạch và phân phối tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng của Nghị định 51/2016

- Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ… là các công ty thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 51.

Bạn đang xem: Nghị định 51 về tiền lương

- Đối tượng áp dụng cũng giống với Nghị định 50/2013 nhưng có thêm đối tượng là Trưởng ban kiểm soát và quy định các cơ quan đại diện chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng.

- Đặc biệt, Nghị định 51 sử dụng thuật ngữ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thay vì do Nhà nước làm chủ sở hữu như Nghị định số 50 để phân biệt rõ rệt.

2. Quản lý lao động

- Công ty phải xây dựng kế hoạch lao động hằng năm để làm cơ sở tuyển dụng, sử dụng lao động. Đảm bảo không vượt quá 5% so với số lao động thực tế sử dụng bình quân của năm trước liền kề.

- Nghị định số 51/2016 quy định nếu việc tuyển dụng vượt kế hoạch dẫn đến không có việc làm hay phải chấm dứt hợp đồng lao động thì Tổng giám đốc, Giám đốc phải chịu trách nhiệm và kèm theo không được thưởng, tăng lương, kéo dài thời gian nâng lương, giảm lương…

3. Quỹ tiền lương kế hoạch

- Theo Nghị định 51/2016 của Chính phủ thì quỹ tiền lương kế hoạch xây dựng dựa trên số lao động kế hoạch và mức tiền lương bình quân kế hoạch. Trong đó, mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định cũng cân đối dựa trên công ty có lợi nhuận hay không có lợi nhuận hoặc lỗ.

- Các yếu tố loại trừ khi xác định quỹ tiền lương kế hoạch như nhà nước điều chỉnh giá, ưu đãi thuế, tăng giảm vốn nhà nước, công ty tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh…

4. Quỹ tiền lương thực hiện

Khi xác định quỹ tiền lương thực hiện sẽ dựa trên cơ sở số lao động kế hoạch đã xác định và mức tiền lương bình quân gắn với mức độ hoàn thành chỉ tiêu năng suất lao động, lợi nhuận kế hoạch theo các nguyên tắc tại Nghị định số 51/2016/NĐ-CP.

Ngoài ra, các quy định về phân phối tiền lương, tiền thưởng Chính phủ quy định tại Nghị định 51 cũng tương tự với Nghị định 50/2013/NĐ-CP.


MỤC LỤC VĂN BẢN
*

CHÍNH PHỦ -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 51/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH

QUYĐỊNH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN THƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆCTRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐNĐIỀU LỆ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vốn nhànước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Laođộng - Thương binh và Xãhội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định quản lýlao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làmviệc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ.

Điều 1. Phạm vi Điềuchỉnh

Nghị định này quy định quản lý lao động,tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công tymẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công tymẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này sau đây gọi tắt là công ty.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

1. Người lao động làm việc theo chế độhợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.

2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịchcông ty, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc,Giám đốc công ty.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương hoặc tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luậtđược Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với công ty (sau đây gọi chung làcơ quan đại diện chủ sở hữu).

4. Cơ quan, tổ chức và cá nhân cóliên quan đến quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao độngtại công ty.

Điều 3. Quản lýlao động

1. Công ty phải xây dựng kế hoạch laođộng hằng năm làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động.

2. Kế hoạch lao động được xây dựng dựatrên kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại lao động hợp lý(đặc biệt là việc rà soát các đầu mối quản lý, sắp xếp tinh giản lao động giántiếp) và định mức lao động của công ty.

3. Tổng số lao động trong kế hoạchlao động hằng năm trong điều kiện sản xuất, kinh doanhbình thường không được vượt quá 5% so với số lao động thực tế sử dụng bình quâncủa năm trước liền kề (sau khi đã cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại theo Khoản 2 Điềunày).

4. Kếhoạch lao động hằng năm do Tổng giám đốc, Giám đốc xây dựng, trình Hội đồngthành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặcChủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc phải chịu trách nhiệm về kế hoạch laođộng của công ty.

5. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặcChủ tịch công ty phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu cho ý kiến trước khiphê duyệt kế hoạch lao động. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm xemxét, cho ý kiến về kế hoạch lao động của công ty. Đối với công ty mẹ - Tập đoànkinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt và Tổng công ty thựchiện nhiệm vụ công ích giữ vai trò trọng yếu của nền kinh tế thì phải đồng thờigửi kế hoạch lao động cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, giámsát chung.

6. Căn cứ kế hoạch lao động, Tổnggiám đốc, Giám đốc tổ chức tuyển dụng, bố trí, sử dụng lao động, bảo đảm côngkhai, minh bạch theo quy định của pháp luật và quy chế tuyển dụng, sử dụng laođộng, điều lệ của công ty.

7. Hàng năm, Hội đồng thành viên hoặcChủ tịch công ty chỉ đạo Tổng giám đốc, Giám đốc đánh giá việc thực hiện kế hoạchsử dụng lao động, xác định trách nhiệm trong tuyển dụng, sử dụng lao động; giảiquyết đầy đủ các chế độ, quyền lợi đối vớingười lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động.

8. Đối với trường hợp tuyển dụng vượtquá kế hoạch hoặc không đúng kế hoạch, dẫn đến người lao động không có việclàm, phải chấm dứt hợp đồng lao động thì Tổng giám đốc, Giám đốc phải chịutrách nhiệm trước Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Hội đồng thànhviên hoặc Chủ tịch công ty phải chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sởhữu và không được thưởng, không được tăng lương, kéo dài thời gian nâng lương,giảm mức tiền lương. Coi đây là một nội dung để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệmvụ của người quản lý theo quy định tại Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanhnghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốnđiều lệ.

9. Khuyến khích công ty bố trí, sử dụnglao động hợp lý, Tiết kiệm lao động để tăng năng suất lao động, tăng tiền lươngcho người lao động.

Điều 4. Thanglương, bảng lương, phụ cấp lương

Công ty xây dựng và ban hành thanglương, bảng lương, phụ cấp lương theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương làm căn cứ để xếp lương, trảlương và thực hiện chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luậtlao động.

Điều 5. Xác địnhquỹ tiền lương kế hoạch

1. Quỹ tiền lương kế hoạch được xác địnhdựa trên trên số lao động kế hoạch và mức tiền lương bình quân kế hoạch theo Khoản2 Điều này.

2. Mức tiền lương bình quân kế hoạchđược xác định căn cứ vào mức tiền lương trong hợpđồng lao động, mức tiền lương bình quân thực hiện theo kết quả sản xuấtkinh doanh của năm trước liền kề và gắn với chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế hoạchcủa công ty như sau:

a) Đối với công ty có lợi nhuận thì mứctiền lương bình quân kế hoạch được xác định cao hơn mức tiền lương bình quântrong hợp đồng lao động, dựa trên cơ sở mức tiền lương bình quân thực hiện theokết quả sản xuất kinh doanh của năm trước liền kề gắn với mức tăng/giảm năng suấtlao động (tính theo tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương hoặc sản lượngtiêu thụ) kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề theo nguyên tắc: năng suấtlao động và lợi nhuận kế hoạch tăng thìtiền lương tăng tối đa không vượt quá mức tăng năng suất lao động; năng suấtlao động tăng và lợi nhuận kế hoạch không tăng thì tiền lương tăng tối đa khôngvượt quá 80% mức tăng năng suất lao động; năng suất lao động tăng và lợi nhuậnkế hoạch giảm thì tiền lương tăng tối đa không vượt quá 50% mức tăng năng suấtlao động; năng suất lao động giảm thì tiền lương giảm so với thực hiện của nămtrước liền kề.

b) Đối với công ty không có lợi nhuậnhoặc lỗ (trừ các trường hợp khách quan quy định tại Khoản 3 Điều này) thì mứctiền lương bình quân kế hoạch được xác định bằng mức tiền lương bình quân tronghợp đồng lao động và tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởnglương, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, khi làm thêm giờ theo quyđịnh của Bộ luật lao động.

c) Đối với công ty giảm lỗ so với thựchiện năm trước hoặc công ty mới thành lập thì căn cứ vào mức độ giảm lỗ hoặc kếhoạch sản xuất, kinh doanh để xác định tiềnlương, bảo đảm tương quan chung và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xéttrước khi quyết định.

3. Khi xác định quỹ tiền lương kế hoạch,công ty loại trừ yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động, lợi nhuậnkế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề, bao gồm:

a) Nhà nước điềuchỉnh giá (đối với sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá), ưu đãi thuế thu nhậpdoanh nghiệp, tăng hoặc giảm vốn nhà nước, điều chỉnh cơ chếchính sách hoặc yêu cầu công ty di dời, thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu năng suất lao độngvà lợi nhuận của công ty.

b) Công ty tham gia thực hiện nhiệm vụchính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế theo quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện việc tiếp nhận hoặc chuyển giao quyền đạidiện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với doanh nghiệp tái cơ cấu, xử lý và tái cơ cấu nợ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,đầu tư mới, mở rộng sản xuất, kinh doanh, tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh đượccấp có thẩm quyền phê duyệt, chênh lệch trả thưởng so với thực hiện năm trước đốivới công ty kinh doanh xổ số.

c) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiếntranh và các nguyên nhân khách quan bất khả kháng khác.

4. Công ty thực hiện sản phẩm, dịch vụcông ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu thì quỹ tiền lương kế hoạchtương ứng với khối lượng sản phẩm, dịch vụ công ích được xác định theo khối lượngsản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch, theo hợp đồng thầu.

5. Công ty sản xuất, kinh doanh sảnphẩm, dịch vụ nhà nước có quy định hạn mức sản xuất, kinh doanh dẫn đến năng suấtlao động so với thực hiện của năm trước liền kề không tăng hoặc tăng thấp hơnchỉ số giá tiêu dùng dự báo trong năm theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm thìđược tính mức tăng tiền lương bình quân tối đa không vượt quá mức tăng chỉ sốgiá tiêu dùng.

6. Đối với trường hợp công ty điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất, kinh doanh thì phải điều chỉnh lại mức tiền lương bình quân và quỹ tiền lương kế hoạch cho bảođảm các điều kiện theo quy định tại điềunày.

7. Căn cứ kế hoạch sản xuất, kinhdoanh, tùy theo yêu cầu thực tế, công ty xác định đơn giá tiền lương tương ứngvới chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh hoặc đơn vị sản phẩm, dịch vụ để điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạm ứng tiền lương cho ngườilao động.

Xem thêm:

Điều 6. Xác địnhquỹ tiền lương thực hiện

1. Quỹ tiền lương thực hiện được xác địnhtrên cơ sở số lao động kế hoạch bảo đảm quy định tại khoản2 Điều 3 Nghị định này và mức tiền lương bình quân kế hoạch gắn với mức độ hoànthành chỉ tiêu năng suất lao động, lợi nhuận kế hoạch theo nguyên tắc quy địnhtại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị địnhnày.

2. Công ty phải đánh giá việc thực hiệncác yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động, lợi nhuận thực hiện sovới kế hoạch để loại trừ khi xác định quỹ tiền lương thực hiện.

3. Căn cứ quỹ tiền lương thực hiện vàquỹ tiền lương đã tạm ứng cho người lao động, công ty xác định quỹ tiền lươngcòn lại được hưởng. Trường hợp đã tạm ứng và chi vượt quá quỹ tiền lương thựchiện thì phải hoàn trả từ quỹ tiền lương của năm sau liền kề.

Điều 7. Phân phốitiền lương

1. Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện,công ty được trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau.Quỹ dự phòng của công ty không được vượt quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. Đốivới công ty sản xuất, kinh doanh có tính mùa vụ thì quỹ dự phòng không vượt quá20% quỹ tiền lương thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 6Nghị định này.

2. Công ty xây dựng quy chế trả lươngtheo vị trí, chức danh công việc, bảo đảm trả lương thỏa đáng (không hạn chế mứctối đa) đối với người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và đóng gópnhiều cho công ty.

3. Công ty phân phối tiền lương chongười lao động theo quy chế trả lương của công ty. Không được sử dụng quỹ tiềnlương của người lao động để trả cho thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịchcông ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc,Kế toán trưởng.

Điều 8. Tiền thưởng

1. Quỹ tiền thưởng của người lao độngđược trích từ quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty theo quy định của Chính phủ.

2. Tiền thưởng của người lao động đượcthực hiện theo quy chế thưởng của công ty.

Điều 9. Trách nhiệmtổ chức thực hiện

1. Tổng giám đốc, Giám đốc:

a) Quý I hàng năm, xây dựng định mứclao động, kế hoạch lao động, quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiệncủa năm trước liền kề, trình Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt;quyết định trích dự phòng tiền lương sau khi có ý kiến của Ban Chấp hành côngđoàn công ty.

b) Tổchức xây dựng, xác định, rà soát vị trí, chức danh, công việc, thanglương, bảng lương, phụ cấp lương, tiền lương theo vị trí, chức danh, công việc,tiêu chuẩn chức danh, công việc, chuyên môn, nghiệp vụ, quy chế nâng lương, quychế trả lương, quy chế thưởng theo quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ,công khai, minh bạch, có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn công ty vàcông khai trong công ty trước khi thực hiện.

c) Thực hiện tạm ứng tiền lương, phânphối tiền lương, tiền thưởng cho người lao động theo quy chế trả lương, quy chếthưởng của công ty.

d) Định kỳ báo cáo Hội đồng thànhviên hoặc Chủ tịch công ty tình hình lao động, tiền lương, tiền thưởng; cung cấpđầy đủ các báo cáo, tài liệu, số liệu về lao động, tiền lương, tiền thưởng theoyêu cầu của Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên.

2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịchcông ty:

a) Quý I hàng năm, báo cáo cơ quan đạidiện chủ sở hữu cho ý kiến kế hoạch lao động; phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinhdoanh, định mức lao động, kế hoạch lao động, quỹ tiền lương kế hoạch và quỹ tiềnlương thực hiện của năm trước liền kề.

b) Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu,đồng thời gửi cho Kiểm soát viên định mức lao động, kế hoạch lao động, quỹ tiềnlương kế hoạch và quỹ tiền lương thực hiện của năm trước chậm nhất sau 10 ngàykể từ ngày phê duyệt để kiểm tra, giám sát.

Đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tếnhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt và Tổng công ty thực hiệnnhiệm vụ công ích giữ vai trò trọng yếu của nền kinh tế thì các báo cáo về laođộng, tiền lương tại điểm a và điểm bkhoản 2 Điều này đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội để theo dõi, giám sát.

c) Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sựlàm công tác lao động, tiền lương của công ty để thực hiện các nội dung quản lýlao động, tiền lương, tiền thưởng theo quy định tại Nghị định này.

d) Công khai tổng số lao động, quỹ tiềnlương, tiền thưởng, mức tiền lương, thu nhập bình quân năm trước của người laođộng trên trang thông tin điện tử của công ty theo quy định của pháp luật, đồngthời báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.

3. Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soátviên:

a) Kiểm tra, giám sát và định kỳ báocáo cơ quan đại diện chủ sở hữu việc thực hiện của Hội đồng thành viên hoặc Chủtịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc theo quy định tại Nghị định này. Trường hợpphát hiện nội dung không đúng quy định thì đề nghị Hội đồng thành viên hoặc Chủtịch công ty chỉ đạo sửa đổi, điều chỉnh. Nếu đề nghịkhông được thực hiện thì báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu biết để kịp thời xửlý.

b) Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhậnbáo cáo của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, thực hiện rà soát, thẩmđịnh việc xác định quỹ tiền lương thực hiện để báo cáo cơ quan đại diện chủ sởhữu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo thẩm định.

4. Cơ quan đại diện chủ sở hữu:

a) Tiếp nhận báo cáo của Hội đồngthành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên về định mức lao động, kế hoạchlao động, quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện của năm trước vàcác yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động, lợi nhuận (nếu có) đểrà soát, kiểm tra, giám sát.

Trường hợp phát hiện nội dung khôngđúng quy định thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo phải có văn bảnyêu cầu Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ sung hoặc điều chỉnh lại. Đồng thời, tùy theo mức độ sai phạm để quyết định hìnhthức kỷ luật không tăng lương, kéo dài thời hạn nâng bậc lương, giảm trừ tiềnlương, tiền thưởng, thù lao, hạ bậc lương, khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộcthôi việc đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty theo quy địnhcủa pháp luật.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát tiền lương của công ty mẹ - Tập đoànkinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổngcông ty hạng đặc biệt và Tổng công ty thực hiện nhiệm vụ công ích giữ vai tròtrọng yếu của nền kinh tế.

c) Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệmtrước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách lao động, tiềnlương của công ty do mình làm chủ sở hữu.

d) Chậm nhất tháng 5 hàng năm, tổng hợp gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộitình hình thực hiện lao động, tiền lương, tiền thưởng năm trước liền kề và việcxây dựng kế hoạch tiền lương, quỹ tiền lương năm kế hoạch của các công ty thuộcquyền quản lý.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan hướng dẫn thực hiệnquản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng theo quy định tại Nghị định này.

b) Phối hợp với cơ quan đại diện chủsở hữu giám sát lao động, tiền lương của công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước,công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt và Tổng công ty thực hiện nhiệm vụcông ích giữ vai trò trọng yếu của nền kinh tế.

c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việcthực hiện chính sách lao động, tiền lương, tiền thưởng của các công ty. Trườnghợp phát hiện việc xác định quỹ tiền lương không đúng quy định thì có ý kiến đểcơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo công ty điều chỉnh hoặcxuất toán theo quy định.

d) Tổng hợp tình hình tiền lương, tiềnthưởng của các công ty và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày 01 tháng 8 năm 2016. Các quy định tại Nghị định này thực hiện từngày 01 tháng 01 năm 2016.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số50/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định quản lý lao động,tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

3. Tập đoàn Viễn thông Quân đội tiếptục áp dụng thí điểm quản lý tiền lương đối với người laođộng theo quy định của Chính phủ.

4. Đối với Tổng giám đốc, Giám đốc,Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng lao độngtrong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì tiền lương, tiền thưởng được thực hiện theo nguyên tắc thỏathuận, tách riêng với quỹ tiền lương, tiền thưởng của người lao động và hạchtoán vào chi phí kinh doanh của công ty.

5. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịchcông ty mẹ tại Điều 1 Nghị định này, căn cứ vào nội dung quản lý lao động, tiềnlương, tiền thưởng tại Nghị định này để tổ chức quản lý lao động, tiền lương,tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty do công ty mẹ nắm giữ100% vốn điều lệ.

6. Đối với tổ chức được thành lập vàhoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắmgiữ 100% vốn điều lệ theo quy định của Luật chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng, Luật bảo hiểmtiền gửi, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức xử lý mua bán nợ củanhà nước đang áp dụng cơ chế tiền lương theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, căn cứnguyên tắc quy định tại Nghị định này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướngdẫn quản lý lao động, xác định tiền lương gắn với năng suất lao động và hiệu quảhoạt động phù hợp với tính chất đặc thù của các tổ chức, sau khi thống nhất ýkiến với các Bộ, ngành liên quan.

7. Tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị - xã hội xem xét, quyết định việc áp dụng các quy định tại Nghị định này đốivới người lao động làm việc trong công ty do tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị - xã hội nắm giữ 100% vốn điều lệ.

8. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồngthành viên hoặc Chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nướcnắm giữ 100% vốn điều lệ chịu trách nhiệm thi hành Nghị địnhnày./.

Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (3b).KN350