Mũ ông công ông táo

      236

Tương truyền Táo Quân quanh năm đều quanh quẩn trong bếp, tỏ tường hết tất thảy chuyện trong nhà. Theo tục lệ cổ truyền, hằng năm cứ đến 23 tháng Chạp Âm lịch, người người nhà nhà lại chuẩn bị lễ vật mâm cỗ để tiễn Táo Quân về trời và trình báo hết mọi sự tình gia đình trong một năm qua. Đây là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng trong năm của người Việt. Mỗi gia đình đều cần lưu ý 8 điều cần tránh trong ngày cúng ông Công, ông Táo sau đây: 

1. Chuẩn bị đồ cúng:

Bạn đang xem: Mũ ông công ông táo

 Lễ cúng 23 tháng Chạp không cần phải quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo sự trang nghiêm và chỉnh chu để thể hiện lòng thành của gia chủ.  Cụ thể, lễ vật cúng ông Công, ông Táo tiêu chuẩn gồm có: Ba chiếc mũ gồm hai mũ ông (có cánh chuồng) và một mũ bà (không có cánh chuồng), 3 con cá để làm vật cửi cho Táo quân lên chầu trời.  Để thuận tiện và tối giản lễ cúng, có gia đình chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công kèm theo một chiếc áo và đôi hia bằng giấy bìa. Màu sắc của mũ, áo và hia thay đổi theo ngũ hành để phù hợp với hàng năm. 
Lễ cúng ông Công, ông Táo nên được diễn ra trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Tuỳ theo điều kiện thời gian mà cũng có thể cúng vào trưa hoặc tối 22 tháng Chạp. Theo chuyên gia Nguyễn Vĩnh Kiên, giờ Ngọ (từ 11h – 13h), đây thời điểm các vị thần quy tụ để chuẩn bị về chầu trời nên thời điểm tốt nhất để làm lễ tiễn ông Táo vẫn là tối 22 và sáng 23 tháng Chạp. 
 Khi mua trọn bộ mũ – áo – hia Táo Quân thường có cả bộ mũ – áo – hia của Quan thần linh. Các gia đình lưu ý rằng Bộ Quan thần linh không hóa cùng lễ cúng Táo Quân mà dùng để cúng và hóa đêm 30 Tế. Ngoài ra, khi cúng phải bật bếp lên để cả nhà quanh năm no ấm. 
 Nhiều người quan niệm rằng, ông Công là thần thổ công cai quản đất đai vì thế sẽ được cúng trên bàn thờ chính, còn ông Táo là 23 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên được cúng ở dưới bếp. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia, quan niệm trên là hoàn toàn sai lầm, không đúng với phong tục lâu đời của dân tộc.Theo truyền thống, tất cả các vị thần này đều cần được thờ phụng trên bàn thờ chính của gia đình. Thêm vào đó, căn bếp không phải là nơi thích hợp để thờ cúng, bởi nơi đó có nhiều uế tạp do nấu nướng còn chỗ thờ cúng phải sạch sẽ và trang nghiêm. Vì thế, mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo cần được đặt ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà. 

Xem thêm: Top 10 Game Hay Cho Windows Phone 2020 Không Thể Bỏ Qua, Download Game

 Như đã nói ở trên, ngày lễ cúng ông Công ông Táo là để tiễn các vị thần về chầu trời, tâu với Ngọc Hoàng những chuyện tốt – xấu của gia đình trong năm vừa qua chứ không nói gì đến vấn đề tài lộc, tiền bạc. Vì thế cần tránh khấn xin tài lộc, làm ăn phát đạt để tránh làm mất lòng các vị thần và cũng không có ích lợi gì. 
 Trong các công việc chuẩn bị đón Tết, dọn dẹp bàn thờ, lau bát hương, tỉa chân hương là vô cùng quan trọng, cần phải được làm một cách thành kính và cẩn trọng. Công việc này thích hợp nhất là sau lễ ông Công ông Táo. Người được lựa chọn cho công việc này phải là người chỉn chu, có tâm trong công việc thờ cúng ở trong nhà. Người được lựa chọn làm công việc dọn dẹp cũng phải tắm rửa sạch sẽ, thực hiện công việc với sự thành tâm. 
7. Làm lễ mặn không được đặt trên bàn thờ và nên đặt ở bàn nhỏ phía dưới.

8. Nghi lễ cúng ông Công, ông Táo chỉ nên được thực hiện trong phạm vi gia đình, không nên cúng ở chùa, đình, đền.


Tên Học Viên (*)

Email (*)

Số Điện Thoại (*)

Ngày sinh (*)

Nơi ở hiện tại (*)

Đăng ký khóa học ngày (*)


*