Mô hình nuôi gà ta thả vườn

      324

Đến thăm quan trang trại chăn nuôi gà thả vườn của gia đình anh Vũ Văn Bắc (SN 1983) và chị Trương Thị Thanh Tâm (SN 1984) thôn Thiết Xá, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ (Quảng Trị), chúng tôi rất khâm phục với ý chí vươn lên làm giàu chính đáng của đôi vợ chồng trẻ với mô hình chăn nuôi gà thả vườn.

Bạn đang xem: Mô hình nuôi gà ta thả vườn


*
Mô hình nuôi gà thả vườn của gia đình anh Vũ Văn Bắc

Quen biết nhau trong quá trình làm công nhân ở TP. Hồ Chí Minh, sau khi lập gia đình, vợ chồng anh Bắc chị Tâm bàn bạc, suy tính, quyết định trở về quê sinh sống để khởi nghiệp, xây dựng cuộc sống ổn định lâu dài. Trong suy nghĩ vợ chồng anh Bắc luôn trăn trở phải làm sao để xây dựng được hoạt động sinh kế ổn định cho gia đình trên chính mảnh đất quê hương.


Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của địa phương, đầu năm 2013, anh chị đã viết đơn xin UBND xã Cam Chính cấp 0,7ha đất vùng đồi để thành lập trang trại chăn nuôi gà thả vườn. Với quyết tâm đó, vợ chồng anh Bắc đã động viên nhau sử dụng số tiền tích góp được đầu tư xây dựng trang trại.


Để phát triển được thương hiệugà Cùavới quy mô lớn như ngày hôm nay cũng không hề đơn giản. Trên mảnh đất đó, vợ chồng anh chị đã thử nghiệm chăn nuôi nhiều con giống như gà, ngan, vịt trời, bò, nuôi cá và trồng trọt các loại nông sản để so sánh hiệu quả kinh tế mang lại.


Sau 2 năm thực hiện mô hình, anh chị dần chuyển sang tập trung đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi gà thả vườn với số lượng lớn. Trải qua bao nhiêu khó khăn, giờ đây anh chị đã xây dựng được một trang trại gà thả vườn quy mô lớn, góp phần mang thương hiệu “Gà Cùa” của địa phương vươn xa trên thị trường.


Nhớ lại những năm tháng khi mới thành lập trang trại, việc chăn nuôi gà thả vườn khá mới mẽ nên để thành công là điều không hề đơn giản. Anh Bắc tâm sự, lúc mới đầu tư xây dựng mô hình nuôi gà thả vườn, anh gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các kỹ thuật nuôi, phòng và trị bệnh. Anh chị chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi gà thả vườn, tìm hiểu kiến thức qua các phương tiên truyền thông, đài, báo, Internet... Ngoài ra, anh đã chủ động liên hệ nhờ sự tư vấn giúp đỡ kỹ thuật của cán bộ Trạm Khuyến nông huyện, luôn tham gia tích cực các lớp tập huấn kỹ thuật phát triển chăn nuôi, trồng trọt mở tại địa phương. Qua thời gian, anh đã tích lũy, đúc rút được kinh nghiệm trong chăn nuôi gà thả vườn.


Đến nay, việc chăn nuôi gà thả vườn của gia đình anh Bắc, chị Tâm đã tạo nên hoạt động sinh kế ổn định và có nguồn thu nhập đáng kể hằng năm. Gà nuôi thả vườn theo hình thức gối đàn, mỗi lứa 1.000 - 1.200 con, mỗi năm 3 - 4 lứa.


Thường khi gà đạt trọng lượng 1,6kg đối với gà trống và 1,4kg đối với gà mái sẽ xuất chuồng, tuy thời gian nuôi có dài hơn (4 tháng/lứa) nhưng gà bán ra giá cao hơn 10.000 đồng/kg. Sau mỗi lứa nuôi gà thả vườn mang lại lợi nhuận cho gia đình anh chị 25 - 30 triệu đồng.


Chàng trai phố núi khởi nghiệp từ nấm đông trùng hạ thảo


Năm 2019, tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ Sinh học tại Trường Đại học Tây Nguyên, chàng cử nhân trẻ Trương Hoàng Ký (SN 1997) ở phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đã chọn khởi nghiệp từ nấm đông trùng hạ thảo.
*

Con đường thoát nghèo của Lý Sèo Phù


*

Tân Sơn (Bắc Kạn): Chuyển đổi cơ cấu kinh tế để giảm nghèo


*

Hướng Hóa (Quảng Trị): Nông dân phấn khởi khi cao su được giá


*
Các địa phương không được quy định trái với quy định của Trung ương trong phòng chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, khi thực hiện quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, các địa phương không được quy định trái với quy định chung, nếu thực hiện các biện pháp cao hơn, sớm hơn quy định chung thì phải báo cáo Trung ương.

Xem thêm:


Bộ Giao thông Vận tải vừa có Quyết định 10906/QĐ-BGTVT ban hành Hướng dẫn tạm thời mới về tổ chức vận tải với 5 lĩnh vực, trong đó nêu rõ 3 loại hình vận tải được hoạt động ở vùng dịch cấp độ 4 theo hướng dẫn cụ thể đồng thời quy định không bắt buộc xét nghiệm y tế với hành khách đi đường bộ, đường sông, đường biển.
Ngày 17/10: Việt Nam có 3.193 ca mắc mới COVID-19 tại 48 tỉnh, thành phố trong đó có 1.339 ca trong cộng đồng. Trong ngày, có 1.340 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Mùa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2021 là một mùa “bội thu” đối với thí sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Cùng với sự nỗ lực của các thí sinh, mùa tuyển sinh năm nay cũng là minh chứng thuyết phục nhất cho chính sách của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục vùng DTTS.
Ngày 13/10 tại Hà Nội, Uỷ ban Dân tộc đã ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn FPT về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2021-2026.
Thông qua Chương trình “Nâng bước em tới trường” và “Con nuôi Đồn Biên phòng”, 5 năm qua, những cán bộ, chiến sĩ mang quân hàm xanh nơi biên giới An Giang vừa làm cha, vừa làm người thầy đã chắp cánh ước mơ cho nhiều học sinh nghèo vùng khó, thắt chặt thêm tình đoàn kết quân-dân.
Chọn một lối sống tích cực, đề ra mục tiêu và tìm mọi cách vượt lên hoàn cảnh khó khăn để xây dựng một cuộc sống ấm no hơn, đó là con đường anh Lý Sèo Phù, dân tộc Mông, thôn Giang Nam, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) đã lựa chọn.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho người dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu được triển khai những năm qua đã mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế-xã hội, môi trường. Đặc biệt là nâng cao nhận thức, tạo sinh kế ổn định, lâu dài cho người dân, góp phần bảo vệ và tăng tỷ lệ che phủ rừng.
Có một điều chắc chắn rằng, cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra đã khẳng định tầm quan trọng của việc áp dụng kỹ thuật số đối với bảo tồn và phát triển văn hóa. Đối mặt với những tác động của đại dịch, nhiều cơ quan, tổ chức di sản cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ (MSME) trong lĩnh vực này ở Malaysia đã phải chuyển các dịch vụ vật lý của họ sang dịch vụ kỹ thuật số và duy trì kết nối với khán giả của họ thông qua các kênh này.
Tại một đô thị đông dân như TP. Hồ Chí Minh, với rất nhiều thành phần xã hội sinh sống và làm việc, thì tình trạng nhiều người lang thang, cơ nhỡ, vô gia cư, xin ăn tập trung luôn là một vấn đề khó giải quyết. Tuy nhiên trong tình hình mới, khi Thành phố đang vừa phục hồi đời sống kinh tế, vừa phòng chống dịch Covid-19, thì vấn đề này cũng đang cần những giải pháp hữu hiệu hơn.
BÁO DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN

Tổng Biên tập: Lê Công Bình Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Phong, Bùi Thị Hạ, Hoàng Thị Thanh

Văn phòng thường trú