Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần

      556
1. Tổng quan về sơ đồ tổ chức công ty 2. Mẫu sơ đồ tổ chức cho từng loại hình doanh nghiệp3. Mẫu sơ đồ tổ chức chi tiết cho một số doanh nghiệp đặc thù 

Sở hữu một sơ đồ tổ chức công ty hợp lý, giúp doanh nghiệp chuẩn hóa bộ máy hoạt động, xây dựng quy trình làm việc thống nhất từ trên xuống và góp phần quan trọng giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả. 

1. Tổng quan về sơ đồ tổ chức công ty 

1.1 Sơ đồ tổ chức công ty là gì? 

Sơ đồ công ty là một dạng sơ đồ trực quan nhằm minh họa ngắn gọn các mối quan hệ giữa các bộ phận, cấp trên và cấp dưới trong cùng tổ chức. Trong đó, các nhân viên và vị trí được thể hiện bằng các hộp hoặc các hình dạng khác nhau, đôi khi sơ đồ sẽ bao gồm ảnh, thông tin liên hệ, email và liên kết trang, biểu tượng và hình minh họa.

Bạn đang xem: Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần

Trên thực tế thuật ngữ sơ đồ tổ chức công ty còn được biết đến dưới nhiều cái tên khác nhau Organization Charts, Org Charts, Organograms, Organogram Charts hay Hierarchy Charts. Nhưng chung quy lại, mục đích của nó là dùng để: 

Hiển thị cấu trúc và hệ thống thứ bậc trong nội bộ doanh nghiệpGiúp nhân viên biết được người cần báo cáo là ai cũng như người cần liên hệ khi xảy ra vấn đề Cho phép mọi người biết liệu quyền và trách nhiệm có được đặt lên đúng người đúng việc hay khôngLưu giữ thông tin liên hệ của nhân viên ở một file thuận tiện Giúp bộ phận quản lý nói chung biết được số lượng nhân sự của từng phòng ban cũng như cách phân bổ nhân viên và tận dụng các nguồn lực khác hiệu quả nhất

Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức kém sẽ dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có: vai trò của các vị trí lẫn lộn; nhân viên thiếu sự phối hợp, “dẫm chân” lên nhau trong công việc; trách nhiệm đùn đẩy lẫn nhau…Từ đấy kéo theo công việc đình trệ, kém hiệu quả.

1.2 Các loại sơ đồ tổ chức thường gặp 

Dựa vào mục đích sử dụng, người ta chia sơ đồ doanh nghiệp thành 3 loại chính là phân cấp, phẳng và dạng ma trận. 

1.2.1 Sơ đồ tổ chức dạng phân cấp 

Đây là loại sơ đồ phổ biến nhất hiện tại. Cơ cấu doanh nghiệp dạng này được bố trí theo từng cấp độ, nơi mà chủ doanh nghiệp đứng đầu và tiếp đó là những người có ít quyền lực hơn xếp dưới. Với hệ thống phân cấp, các thành viên thường chỉ giao tiếp với người mà họ báo cáo và bất kỳ ai báo cáo trực tiếp với họ.

*
Sơ đồ tổ chức công ty dạng phân cấp

Theo thống kê, 80% doanh nghiệp hiện tại không phân biệt loại hình (cổ phần, TNHH) đang sử dụng sơ đồ tổ chức dạng phân cấp đặc biệt là các tổ chức lớn nơi có nhiều bộ phận, phòng ban. 

1.2.2 Sơ đồ tổ chức dạng ma trận 

Khác với sơ đồ phân cấp, nơi có sự rõ ràng giữa các cấp độ phòng ban, sơ đồ tổ chức công ty dạng ma trận thường chỉ được sử dụng khi các cá nhân trong tổ chức có nhiều hơn một người quản lý. 

Ví dụ, một tổ chức có thể có một nhóm các nhà thiết kế đồ họa, tất cả đều báo cáo cho nhà thiết kế đồ họa chính. Các nhà thiết kế đồ họa cũng đang làm việc trên các dự án khác có khả năng do một người quản lý dự án riêng đứng đầu. Trong trường hợp này, các nhà thiết kế đồ họa sẽ có hai người quản lý.

Loại sơ đồ dạng ma trận sẽ phát huy tối đa tác dụng tại các công ty cung cấp dịch vụ outsource dạng agency trung gian nơi mà phải thường xuyên tiến hành các dự án cho các đối tác khác nhau. 

*
Sơ đồ tổ chức dạng ma trận

1.2.3 Sơ đồ tổ chức phẳng/ngang

Cuối cùng, doanh nghiệp có sơ đồ tổ chức dạng ngang có rất ít hoặc không có cấp quản lý cấp trung và thường chỉ gồm hai cấp: quản trị viên cao nhất và công nhân. Ở những công ty như thế này, người lao động có nhiều trách nhiệm hơn và tham gia trực tiếp hơn vào việc ra quyết định.

Xem thêm: Bán Đất Khu Đô Thị Số 3 Điện Nam Điện Ngọc, Khu Đô Thị Số 3

Hình thức tổ chức này sẽ dễ tìm thấy tại các doanh nghiệp quy mô nhỏ, ít nhân sự hoặc các startup trẻ nơi có ít sự tham dự của các quản lý cấp trung. 

*
Sơ đồ tổ chức công ty dạng phẳng

1.3. 4 bước cơ bản để lập sơ đồ tổ chức cho doanh nghiệp

Bước 1: Xác định mục đích và phạm vi lập sơ đồ

Đầu tiên, cần xác định rằng bạn muốn lập biểu đồ cho toàn bộ công ty hay chỉ là bộ phận hoặc nhóm làm việc. Phạm vi lập biểu đồ sẽ giúp bạn xác định số lượng sơ đồ cần lập, phục vụ các bước xác định thông tin cần thu thập và loại biểu đồ sau này.

Bước 2: Thu thập thông tin

Căn cứ vào phạm vi xây dựng, hãy lên danh sách những nhân viên có trong sơ đồ tổ chức đó và tiến hành thu thập thông tin. Hãy nhớ, các thông tin bạn cần thu thập: thông tin cá nhân, ảnh hoặc bất cứ thứ gì mà có thể hữu ích cho biểu đồ của mình.

Bước 3: Lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp và điền thông tin

Lựa chọn dạng sơ đồ phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức và tiến hành điền thông tin hoàn thiện vào biểu đồ và chỉnh sửa số lượng phù hợp là bạn đã hoàn thành xong tới 90% công đoạn tạo sơ đồ.

Bước 4: Lập kế hoạch cập nhật liên tục cho biểu đồ

Hãy nhớ rằng, mọi thứ có thể thay đổi nhanh chóng ngay cả trong tổ chức, vì vậy bạn sẽ cần một cách để giữ cho biểu đồ hoặc biểu đồ được cập nhật một cách hiệu quả. Các kế hoạch cập nhật, rà soát thường xuyên sẽ giúp sơ đồ của bạn chuẩn xác và có hiệu quả lúc này.

2. Mẫu sơ đồ tổ chức cho từng loại hình doanh nghiệp

2.1 Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một trong những dạng doanh nghiệp phức tạp, quy mô lớn so với các loại hình còn lại. Đứng đầu doanh nghiệp thường là hội đồng quản trị sau đó tới tổng giám đốc và các phòng ban phía dưới. 

*
Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần

*

2.3 Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp tư nhân 

Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp tư nhân thực ra rất đơn giản, gọn nhẹ vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp thuộc quyền quyết định của chính chủ doanh nghiệp và hầu như không có tồn tại phòng ban trong đó. Do đó, luồng công việc tại đây chỉ chảy từ chủ doanh nghiệp xuống tới nhân viên thực thi mà không phải thông qua bất cứ cấp trung gian nào. 

3. Mẫu sơ đồ tổ chức chi tiết cho một số doanh nghiệp đặc thù 

3.1 Sơ đồ tổ chức công ty xây dựng

Cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng rất đa dạng nhưng chủ yếu phụ thuộc vào hai yếu tố: Quy mô và sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Tuỳ định hướng riêng của doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh có thể là: 

Xây dựng, lắp đặt, sửa chữa công trình dân dụng, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, công nghiệp, công trình giao thông; Tư vấn quản lý dự án; Thiết kế công trình dân dụng, công trình công nghiệp;…

Tuy nhiên về cơ bản thì các doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng sẽ có cơ cấu tổ chức như sau:

*
Sơ đồ tổ chức cho doanh nghiệp xây dựng

Lưu ý: Riêng với doanh nghiệp xây dựng không thi công, có thể bỏ qua bộ phận ban chỉ huy công trường. 

3.2 Sơ đồ tổ chức công ty du lịch 

Xét đến doanh nghiệp du lịch, mẫu sơ đồ chung hay được thể hiện dưới dạng sau: 

*
Mẫu sơ đồ tổ chức công ty du lịch

——————————————————

⇒ Hoàn thiện sơ đồ tổ chức công ty chuẩn chỉnh, chuẩn hóa quy trình làm việc cùng hệ thống nội quy – quy chế chuẩn xác cho doanh nghiệp với Bộ tài liệu CHUẨN HÓA NỘI QUY – QUY CHẾ DOANH NGHIỆP của Sodes. Bao gồm:

200+ files hệ thống lưu đồ, sơ đồ tổ chức, dòng chảy công việc kèm hướng dẫn chi tiết giúp CEO dễ dàng nắm bắt và nhanh chóng thiết kế quy trình làm việc tối ưu cho từng bộ phận, phòng ban.180+ file mẫu nội quy – quy chế doanh nghiệp tổng hợp từ các công ty, tập đoàn lớn giúp CEO dễ dàng đưa doanh nghiệp đi vào khuôn khổ.200+ files mô tả công việc cho từng vị trí giúp CEO nhanh chóng lựa chọn và áp dụng sao cho phù hợp với mô hình, ngành nghề của doanh nghiệp.Hệ thống các biểu mẫu hợp đồng ( hợp đồng lao động, mua bán, hợp tác làm ăn,…) chi tiết, hợp pháp để CEO học hỏi và áp dụng trực tiếp vào doanh nghiệp của mình.

Tham khảo chi tiết và nhận tư vấn về BỘ TÀI LIỆU TẠI ĐÂY