Mẫu đăng ký hình thức kế toán

      275

Công văn đăng ký hình thức kế toán là văn bản đặc biệt cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Đây là văn bản không thể thiếu của doanh nghiệp khi đi vào vận hành. Việc tiến hành đăng ký hình thức kế toán với chế độ kế toán phải phù hợp với loại hình và ngành nghề của doanh nghiệp.

Bạn đang xem: Mẫu đăng ký hình thức kế toán

*

Công văn đăng ký hình thức kế toán

Vậy hình thức kế toán là gì? Công văn đăng ký hình thức kế toán là gì? Cách đăng ký hình thức kế toán như thế nào? Cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.


Hình thức kế toán là một hệ thống các loại sổ kế toán, có chức năng ghi chép, kết cấu nội dung khác nhau, được liên kết với nhau trong một trình tự hạch toán trên cơ sở của chứng từ gốc.

Hình thức ghi sổ kế toán được quy định theo thông tư 133 và 200. Hiện có 5 hình thức kế toán mà các đơn vị kinh tế có thể chọn áp dụng như sau:

*

Hình thức Nhật ký – Sổ cáiHình thức Nhật ký chungHình thức Chứng từ ghi sổHình thức kế toán trên máy vi tínhHình thức Nhật ký chungHình thức Chứng từ ghi sổHình thức Nhật ký – chứng từHình thức kế toán trên máy vi tính

1.1 Hình thức Nhật ký – Sổ cái

Nhật ký sổ cái đây là hình thức kế toán trực tiếp, kế toán đơn giản, có sự kết hợp chặt chẽ giữa phần Nhật ký để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian, với phần Sổ cái để phân loại các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản kế toán.

- Nhật ký – Sổ cái gồm nhiều trang, mỗi trang có 2 phần: 

+ Một phần dùng làm sổ nhật ký gồm các cột: ngày tháng, số hiệu của chứng từ, trích yếu nội dung nghiệp vụ kinh tế và số tiền.

+ Phần dùng làm sổ cái được chia ra nhiều cột, mỗi cột ghi một tài khoản, trong mỗi cột lớn (ghi một tài khoản) lại chia 2 cột nhỏ để ghi bên Nợ và bên Có của tài khoản đó.

a) Số lượng và loại sổ

Một quyển sổ Nhật ký sổ cái và số lượng sổ, thẻ chi tiết cho một số đối tượng cần thiết.

b) Ưu điểm hình thức Nhật ký – Sổ cái

Hình thức Nhật ký – Sổ cái có những ưu điểm như: đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu, thích hợp với các đơn vị có quy mô nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế , nội dung hoạt động kinh tế đơn giản, sử dụng ít tài khoản, số người làm kế toán ít.

c) Nhược điểm hình thức Nhật ký – Sổ cái

Không áp dụng được cho những đơn vị kế toán vừa và lớn, số nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, hoạt động phức tạp phải sử dụng nhiều tài khoản…

Kết cấu sổ không thuận tiện cho nhiều người cùng ghi sổ một lúc nên công việc lập báo cáo có thể bị chậm trễ.

1.2 Hình thức Nhật ký chung

Hình thức Nhật ký chung là hình thức kế toán đơn giản, thích hợp với mọi đơn vị hạch toán, đặc biệt thuận lợi khi sử dụng máy vi tính để xử lý thông tin kế toán

a) Số lượng và loại sổ

Số lượng và loại sổ gồm: sổ nhật ký, sổ cái và các sổ chi tiết cần thiết

b) Ưu điểm hình thức Nhật ký chung

Thuận tiện đối chiếu kiểm tra chi tiết theo từng chứng từ gốc, tiện cho việc sử dụng kế toán máy tính.

c) Nhược điểm hình thức Nhật ký chung

Một số nghiệp vụ bị trùng lặp do vậy cuối tháng phải loại bỏ số liệu trùng mới ghi vào sổ cái.

Xem thêm: Top 25 Game Cổ Điển Trên Pc Tuổi Thơ Huyền Thoại Gắn Liền Với Thế Hệ 8X, 9X

1.3 Hình thức Chứng từ ghi sổ

Hình thức chứng từ ghi sổ là hình thức sổ kế toán sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ phát sinh, sử dụng nhiều tài khoản và có nhiều nhân viên kế toán.

a) Số lượng và loại sổ dùng: Sổ chứng từ ghi sổ ( Sổ Nhật ký tài khoản)Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Nhật ký tổng quát)Sổ cái tài khoản (Sổ tổng hợp cho từng tài khoản)Sổ chi tiết cho một số đối tượngb) Ưu điểm hình thức Chứng từ ghi sổ

Dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu, công việc kế toán được phân chia đều trong tháng, dễ phân công chia nhỏ. 

Thích hợp với các doanh nghiệp lớn, nhiều tài khoản

c) Nhược điểm hình thức chứng từ ghi sổ

Ghi chép trùng lặp, làm tăng khối lượng ghi chép chung.

1.4 Hình thức Nhật ký – chứng từ ( Chỉ áp dụng đối với Thông tư 200)

Hình thức Nhật ký – chứng từ là hình thức kết hợp rộng rãi việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ra sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.

Nhật ký - chứng từ là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toàn bộ số phát sinh của bên Có của các tài khoản tổng hợp

Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáp tài chính. Ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế.

a) Các loại sổ

+ Nhật ký chứng từ

+ Bảng kê

+ Bảng phân bổ

+ Sổ cái

+ Các sổ chi tiết

b) Ưu điểm hình thức Nhật ký – chứng từTránh trùng lặp, giảm khối lượng công việc ghi chép hàng ngày, Nâng cao năng suất lao động của người làm công tác kế toán, Tiện lợi cho việc chuyên môn hóa cán bộ kế toánc) Nhược điểm hình thức Nhật ký – chứng từ

Mẫu sổ phức tạp do đó không phù hợp với những đơn vị có quy mô nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế hay những đơn vị mà trình độ nghiệp vụ của kế toán còn yếu.

1.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính

Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính.

Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây.

Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, không phải ìn được đấy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

a) Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: 

Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

b) Ưu điểm hình thức kế toán trên máy vi tính

Tốc độ nhập dữ liệu vào máy tính thực hiện nhanh hơn rất nhiều hơn so với phương pháp kế toán thủ công.Xử lý dữ liệu nhanh chóng và chính xác.Thông tin dữ liệu khi cần thiết sẽ có ngay lập tức và có thể được gửi cho nhiều người sử dụng khác nhau tại các địa điểm khác nhau cùng một lúc.

c) Nhược điểm hình thức kế toán trên máy vi tính

Chỉ đáp ứng về mặt sổ sách thông thường. Các phân tích thống kê mang tính quản trị là rất khó,Chi phí vận hành cho hệ thống ngày càng lớn.