Mâm cúng giao thừa miền nam

      872

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Để cầu mong một năm mới bình an và gặp nhiều may mắn, mỗi gia đình đều chuẩn bị bữa cơm cúng giao thừa dâng lên cho tổ tiên và các vị thần linh. Và hôm nay, tinhte.edu.vn sẽ chia sẽ cho bạn cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa 2019 đơn giản mà đầy đủ nhất.

Bạn đang xem: Mâm cúng giao thừa miền nam

*
mâm cúng giao thừa 2019

Ý Nghĩa Của Mâm Cúng Giao Thừa 2019

Cúng giao thừa là nghi lễ thiêng liêng của người Việt Nam trước khi bắt đầu Tết Nguyên Đán được tổ chức vào đêm 30 âm lịch. Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch. Đây là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”. Nó có ý nghĩa quan trọng không thể thiếu như lễ cúng tất niên, cúng 30 Tết.

Lễ cúng giao thừa có ý nghĩa xóa bỏ đi hết những điều xấu, kém may mắn của năm cũ 2019 đã qua. Và cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp của năm mới 2020 sắp đến.

Thời Điểm Cúng Giao Thừa

Để nghi lễ cúng giao thừa đạt được ý nghĩa cao nhất, thì không thể bỏ qua yếu tố thời gian. Lễ cúng giao thừa được tiến hành vào giờ Chính Tý. Tức đúng 12h đêm hôm 30 tháng chạp. Do đó cần ghi nhớ để thắp hương và cúng bái đúng giờ.

Chuẩn Bị Cho Mâm Cúng Giao Thừa 2019

Mâm lễ cúng bên ngoài chỉ cần chuẩn bị đơn giản. Vì vậy, chúng ta nên chuẩn bị các lễ vật như một con gà trống luộc buộc chéo cánh, một chiếc thủ lợn quay hoặc luộc, một cặp bánh chưng, trầu cau tươi, trái cây tươi, tiền giấy, vãng mã, bánh kẹo hoặc mứt, rượu, trà, hoa tươi. Cùng với những lễ vật trên thì lư hương, nến và đèn dầu.

Mâm lễ cúng trên bàn thờ chính thì cần chuẩn bị chu đáo và cầu kĩ hơn. Bao gồm các lễ vật thờ cúng, trái cây, hoa tươi. Các món ngọt và các món mặn. Hương nến, cau trầu, rượu, thuốc lá.

Cũng tùy thuộc văn hóa và phong tục từng miền mà mâm cỗ và các lễ vật trên mâm cúng có sự khác nhau.

Một Số Món Ăn Trong Mâm Cúng Giao Thừa 2019

Mâm Cúng Giao Thừa Miền Bắc

Với người miền Bắc, mâm cỗ cúng Giao thừa cũng có các món ăn trong đời sống hàng ngày như bánh chưng, giò chả, đĩa xào, bát canh, … Những món ăn này không cần quá cầu kỳ. Nhưng phải sạch và chỉ cần một chút để bày cho đẹp. Đặc biệt, mâm cúng không thể thiếu một con gà trống luộc.

Mâm Cúng Giao Thừa 2019 Miền Nam

Ở miền Nam, mâm cỗ Giao thừa thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng. Như: đĩa ngũ quả, hoa vạn thọ, hai cây nến, lư hương, giấy tiền vàng bạc và một trái dừa tươi đã chặt sẵn. Nếu đầy đủ hơn thì gia chủ nên chế biến thêm thủ lợn luộc, gà luộc, xôi, bánh chưng, chè….

Mâm Cúng Giao Thừa 2019 Miền Trung

Ở miền Trung, mâm cỗ có cả bánh chưng, bánh tét và nhiều món ăn khác. Như: dưa món, giò lụa Huế, thịt đông, bát ninh măng khô, cá chiên hay đĩa ram… Ở một số nơi, người ta còn làm cả các món cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa hay xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi… để dâng lên tổ tiên ngày Tết.

Xem thêm: Xuất Khẩu Cà Phê Việt Nam 2015, Thông Tin Về Xuất Khẩu Cà Phê Giai Đoạn 2015

Lễ cúng giao thừa bao gồm 2 lễ:

Lễ cúng giao thừa trong nhàLễ cúng giao thừa ngoài trời

Lễ cúng giao thừa ngoài trời : hay còn gọi là lễ trừ tịch. Trừ tà xua ma, bỏ đi vận rủi năm cũ, đón lấy điềm lành năm mới. Cũng là lễ theo quan niệm mỗi 1 năm đều có 1 vị Quan Hành Khiển, Quan Hành Binh và Phán Quan chịu trách nhiệm trong công việc và cuộc sống của hạ giới. Làm lễ này để làm quen với các Ngài. Mong muốn được sự độ trì chở che.

Ở thời điểm giao thừa 23g đêm tới 1 g sáng. Các vị Quan năm cũ sẽ bàn giao lại công việc cho các vị Quan của năm mới. Thời điểm này nếu ta nghênh đón đc các Quan mới thì sẽ đón đc điều lành điều may, xua đi điều dữ điều xui rủi . Việc các Quan bàn giao khá nhanh nên không thể vào nhà mà phải cúng ngoài trời.

Đồ Cúng Giao Thừa Bao Gồm Như Sau:

+ Sớ cúng quan hành khiển ( không bắt buộc )+ Gà trống tơ luộc ( gà chưa đạp mái bao giờ )+ Xôi gấc + giò+ Bánh chưng+ Chè thuốc rượu bia+ Nến / đèn+ 1 mũ chuồn + tiền vàng ( ra hàng mã bảo cho đồ mã cúng giao thừa ngoài trời / cúng trừ tịch )

Lưu ý khi lên hương phải đảm bảo hương cháy xuyên từ năm cũ qua năm mới. Nếu cẩn thận tốt nhất đợi 23g45 hãy lên hương.

Bày mâm lễ lên 1 cái ghế ngoài trời trước cửa nhà. Hương thắp 3 nén và cắm vào đĩa xôi / giò . Hoặc chuẩn bị 1 cốc nhựa, chai lavies đổ gạo muối 2/3 và cắm hương vào ( thay cho bát hương ). Sau đó khấn vái thành tâm . Nếu không biết khấn có thể theo bài khấn số 2 Tấm viết dưới comment .

Lễ cúng giao thừa trong nhà – Mâm Cúng Giao Thừa 2019

Mục đích của lễ này để tạ thần linh, thổ công, thổ địa , tạ đất nơi mình đang cư trú. Để xin được an cư lạc nghiệp, hanh thông thuận lợi mà chào đón năm mới 2020.

Nếu các Quan Hành Khiển là các Quan cai quản bên ngoài. Thì Thần Linh, Thổ Công, Thổ Địa lại là các Quan cai quản bên trong nhà. Nhà có yên thì vạn sự mới được thành. Đất có lộc thì công việc mới đc hanh thông

Đồ cúng gồm có:

+ sớ cúng giao thừa trong nhà ( không bắt buộc )+ mâm ngũ quả ( bắt buộc )+ bánh chưng ( không bắt buộc )+ xôi gấc / giò ( không bắt buộc )+ thịt chân giò luộc hoặc gà trống tơ luộc ( xin lưu ý thịt chân giò phải là chân trước của con lợn do quan niệm chân sau bẩn không cúng được )+ hoa , nến , trầu cau+ tiền vàng mã giống lễ giao thừa ngoài trời nhưng không có mũ cánh chuồn .

Thời gian cúng: Bất cứ khi nào sau khi đã cúng giao thừa ngoài trời xong

Đặt đồ lễ lên ban thờ trong nhà. Thắp 5 nén hương. Khấn vái thành tâm. Lưu ý : tiền vàng + mũ cánh chuồn cho lễ giao thừa ngoài trời hoá luôn ngay sau khi lễ xong. Còn các tiền vàng còn lại hoá sau mùng 3

Đây là cách cúng ngày 30 và đêm giao thừa đầy đủ. Thực ra việc cúng bái vốn không cần quá cầu kỳ. Vậy nên đồ lễ có thể thay thế theo quan niệm trước cúng sau ăn. Mình có điều kiện cúng gì thì dâng nấy, muốn ăn gì thì dâng nấy.

Với gia đình đông người, truyền thống muốn làm đủ theo phong tục thì mới có thời gian mà bày biện đủ theo như trên .

Trên đây là hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng giao thừa 2019 đầy đủ nhất. Hãy chuẩn bị kỹ càng và đón một năm mới bình an, hạnh phúc nhé.