Mâm cỗ cúng giao thừa

      289
*



(0)
*

Đối với người Việt thì mâm cỗ chay cúng giao thừa đã trở thành một phong tục quan trọng trong ngày Tết cổ truyền. Vậy mâm cỗ cúng giao thừa quan trọng như thế nào và cần phải chuẩn bị những gì? Cùng Nấu cỗ 29 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ chay cúng giao thừa

Theo những nhà nghiên cứu nghi lễ dân gian, nghi lễ cúng gia tiên trong dịp giao thừa là một ngày lễ cực quan trong trong dịp Tết Nguyên Đán. Là giây phút chuyển giao giữa thời khắc cuối năm của năm cũ và giờ khởi đầu của năm mới. Với ý nghĩa đem những điều xấu, xui xẻo của năm cũ bỏ hết để đón nhận những điều tốt đẹp trong năm mới sắp đến.

Bạn đang xem: Mâm cỗ cúng giao thừa

*

Bên cạnh đó, theo dân gian ngày xưa với ngụ ý tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới. Xin các vị thần mới phù hộ cho cả gia đình một năm hạnh phúc và bình an.

Không chỉ vậy, cúng giao thừa còn là lễ nghi để rước ông bà tổ tiên của chúng ta về nhà chơi lễ Tết. Để cùng đoàn tụ con cháu sum vầy, vui vẻ bên nhau.

Chuẩn bị mâm cỗ chay cúng giao thừa ngoài trời

Lễ cúng giao thừa ngoài trời là lễ cúng các quan Hành khiển và các quan cai quản bên ngoài. Vào thời điểm giao thừa, các vị quan cũ sẽ bàn giao công việc lại cho những vị quan mới. Thời gian chuyển giao rất nhanh và vội nên không kịp vào nhà mà phải đặt bàn cúng bên ngoài. Hay một số quan niệm cho rằng là lễ cúng xua đuổi những vận rủi năm cũ và nghênh đón những điều tốt đẹp, may mắn trong năm mới.

Ảnh hưởng của phong tục đạo giáo, mâm cỗ cúng ngoài trời đêm giao thừa gồm 9 bông hoa và mâm cỗ chay để cúng thiên địa, thiên binh, Cửu Thiên Huyền Nữ - Ngọc Hoàng.

Thông thường, cỗ chay cúng giao thừa ngoài trời cần chuẩn bị:

- Bánh tét chay (đậu hoặc bánh không)

- Xôi

- Chè, thuốc, rượu, trà

- Đèn (nến), hương, hoa

- Tiền vàng và 1 mũ chuồn

- Trái cây, bánh mứt

- Cơm, canh chay

- Chén đũa nếu như có nhiều món

Mâm cỗ chay cúng giao thừa trong nhà

Thông thường cỗ chay cúng giao thừa trong nhà gồm những món như hoa, hương, trà, các loại bánh, mứt, đèn, vàng mã, nước, trái cây. Bàn thờ gia tiên trong nhà sẽ được chưng hết 3 mùng hoặc 7 mùng rồi mới đem xuống.

Xem thêm: Người Que Đại Chiến Người Que 2 Online, Người Que Đại Chiến: Nguoi Que Dai Chien

Chiều 30 Tết, hầu hết mọi gia đình đều đã cúng các món mặn: bánh chưng, thịt gà, xôi, nem rán, chả,.. Vì vậy, vào đêm giao thừa gia chủ nên cúng đồ chay để thể hiện thanh sạch trong mâm cỗ cúng. Hơn nữa, trong ngày đầu năm (tức là mùng 1 Tết) mọi người có xu hướng kiêng kị việc sát sinh. Mặc dù, không giết mổ nhưng vẫn không nên thờ cúng trong thời khắc năm mới.

*

Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ chay cúng giao thừa

Nên dùng hoa tươi để bày lên bàn thờ, không nên dùng hoa giả, hoa nhựa. Vì theo quan niệm của nhiều người đó là sự giả dối.

Theo quan niệm phong thủy, phải cúng giao thừa ngoài trời trước rồi mới cúng gia tiên trong nhà. Bởi thời gian chào đón các vị chư thiên cai quản năm mới và thời gian tiễn đưa các vị chư thiên cai quản năm cũ rất nhanh.

Nên đặt bàn cúng chay nhỏ, riêng bên dưới bàn thờ chính. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, tiền vàng mã, bánh mứt, trái cây tươi, trà, nước mang tính tượng trưng.

Tùy vào từng vùng miền có phong tục khác nhau để chuẩn bị mâm cỗ. Ở miền Bắc, mâm cỗ thường tuân theo nguyên tắc: 4 bát, 4 đĩa cho tứ trụ bốn phương. Hoặc có thể nhiều hơn thì 6 bát 6 đĩa hay 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Còn ở miền Nam thì thường đơn giản hơn.

Bên cạnh đó, mâm cúng không cần bắt buộc tươm tất, chủ yếu là ở sự thành tâm của gia chủ. Nhưng không phải vì thế mà được phép sơ sài trong cách chuẩn bị và bố trí.