Luật xuất bản mới nhất

      186
MỤC LỤC VĂN BẢN
*

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 01/2020/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2020

THÔNGTƯ

QUYĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT XUẤT BẢN VÀ NGHỊ ĐỊNHSỐ 195/2013/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 11 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘTSỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT XUẤT BẢN

Căn cứ Luật xuất bản ngày 20 tháng 11 năm2012;

Căn cứ Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biệnpháp thi hành Luật xuất bản;

Căn cứ Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điềukiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vựcthông tin và truyền thông;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CPngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất bản,In và Pháthành,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thôngban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củaLuật xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuấtbản.

Bạn đang xem: Luật xuất bản mới nhất

Chương I

NHỮNGQUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điềuchỉnh

Thông tư này quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện phápthi hành Luật xuất bản (sau đây gọi tắt là Nghị định số 195/2013/NĐ-CP) về tổchức, hoạt động trong các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm và xuấtbản, phát hành xuất bản phẩm điện tử.

Điều 2. Chế độ báocáo định kỳ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều5 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP

1. Chủ thể thực hiện chế độ báo cáo:

a) Nhà xuất bản; văn phòng đại diện tạiViệt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nướcngoài (sau đây gọi tắt là văn phòng đại diện); cơ sở phát hành xuất bản phẩm làdoanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có trụ sở và chi nhánh tại hai tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩuxuất bản phẩm và tổ chức, cá nhân phát hành xuất bản phẩm điện tử phải báo cáobằng văn bản về tình hình hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông (qua CụcXuất bản, In và Phát hành).

Cơ sở in ở Trung ương và địa phương kếthợp nội dung báo cáo tình hình hoạt động in xuất bản phẩm với hoạt động in cácsản phẩm không phải xuất bản phẩm trong cùng một báo cáo và thực hiện theo quy địnhtại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 02năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in (sauđây gọi tắt là Nghị định số 25/2018/NĐ-CP);

b) Cơ sở phát hành xuất bản phẩm làdoanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có trụ sở và chi nhánh tại cùng một tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt độngvới Sở Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động xuấtbản (sau đây gọi tắt là “Sở”);

c) Sở có trách nhiệm tổng hợp tìnhhình hoạt động và công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất bản, phát hành xuấtbản phẩm tại địa phương, báo cáo bằng văn bản với Bộ Thông tin và Truyền thông(qua Cục Xuất bản, In và Phát hành).

Việc tổng hợp tình hình vàbáo cáo về lĩnh vực in xuất bản phẩm được thực hiện kết hợp với chế độ báo cáotheo quy định tại Nghị định số 25/2018/NĐ-CP .

2. Số liệu của kỳ báo cáo (trừ báo cáolĩnh vực in xuất bản phẩm được thực hiện chung theo Nghị định số25/2018/NĐ-CP):

a) Đối với báo cáo 06 tháng đầu năm, sốliệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 6 của kỳ báocáo;

b) Đối với báo cáo năm, số liệu báocáo tính từ ngày 01 tháng 01 kỳ báo cáo đến ngày 31 tháng 12 của kỳ báo cáo.

3. Thời hạn gửi báo cáo:

a) Các chủ thể quy định tại Điểm a (trừcơ sở in xuất bản phẩm) và Điểm b Khoản 1 Điều này gửi báo cáo 06 tháng đầu nămchậm nhất vào ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo và báo cáo năm gửi chậm nhất vàongày 10 tháng 01 của năm liền sau năm báo cáo;

b) Các Sở gửi báo cáo 06 thángđầu năm chậm nhất vào ngày 15 tháng 7 của năm báo cáo và báo cáo năm gửi chậmnhất vào ngày 15 tháng 01 của năm liền sau năm báo cáo.

4. Hình thức của báo cáo và cách thứcgửi báo cáo:

a) Báo cáo bằng hình thức văn bản giấyphải có dấu, chữ ký của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc chữ ký của cá nhân thực hiệnchế độ báo cáo hoặc báo cáo bằng hình thức văn bản điện tử phải có định dạngPDF và được Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân thực hiện chế độ báo cáoký số bằng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữký số hợp pháp cung cấp;

b) Việc gửi báo cáo thực hiện theo mộthoặc nhiều cách: Qua đường bưu chính, fax, nộp trực tiếp, thư điện tử (E-mail)hoặc gửi qua hệ thống báo cáo trực tuyến.

Trường hợp gửi báo cáo qua thư điện tử(E-mail), văn bản báo cáo phải là các tệp tin có định dạng Word hoặc Excel, kèmđịnh dạng PDF được quét (scan) từ văn bản giấy để đối chiếu, bảo đảm tính chínhxác của thông tin báo cáo.

Điều 3. Tiếp nhận hồsơ và giải quyết thủ tục hành chính trong hoạt động xuất bản

1. Đối với các thủ tục hành chính thuộcthẩm quyền giải quyết của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tại Luật xuất bản,Nghị định số 195/2013/NĐ-CP và Thông tư này, Cục Xuất bản, In và Phát hành cótrách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnđược giao.

2. Đối với các thủ tục hành chính thuộcthẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định tại Luật xuất bản, Nghịđịnh số 195/2013/NĐ-CP và Thông tư này, Sở có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và giảiquyết theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 4. Trách nhiệm tổchức tập huấn và bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ trong các lĩnh vực xuấtbản, in, phát hành xuất bản phẩm

1. Cục Xuất bản, In và Phát hành chủtrì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệpvụ trong các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm trên phạmvi cả nước.

2. Sở chủ trì, phối hợp vớicơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật trong các lĩnh vựcxuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tại địa phương.

Chương II

LĨNHVỰC XUẤT BẢN

Điều 5. Hướng dẫn kýduyệt bản thảo hoàn chỉnh trước khi đưa in quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 18 Luật xuất bản

1. Bản thảo in trên giấy thông thường;bản thảo in trên giấy can, trên phim; bản thảo điện tử (bao gồm nội dung xuất bảnphẩm, thông tin ghi trên xuất bản phẩm, bìa sách nếu là sách in) phải được biêntập viên và tổng biên tập thực hiện biên tập hoàn chỉnh trước khi trình giám đốchoặc tổng giám đốc nhà xuất bản để ký duyệt đưa in.

2. Cách thức ký duyệt bản thảo củagiám đốc (tổng giám đốc) nhà xuất bản:

a) Đối với bản thảo của xuất bản phẩmlà sách được in trên giấy thông thường, giám đốc (tổng giám đốc) nhà xuất bảnký tên, đóng dấu vào bìa 1, bìa 4 và trang ghi số xác nhận đăng ký xuất bản hoặcký tên vào phiếu duyệt bản thảo đã có đủ chữ ký của tổng biên tập, biên tậpviên nhà xuất bản trên phiếu duyệt và phải đóng dấu giáp lai phiếu duyệt với bảnthảo;

b) Đối với bản thảo của xuất bản phẩmkhông phải là sách được in trên giấy thông thường, trên giấy can, trên phim vàbản thảo điện tử, giám đốc (tổng giám đốc) nhà xuất bản ký tên vào phiếu duyệtbản thảo sau khi có đủ chữ ký của tổng biên tập và biên tập viên nhà xuất bảntrên phiếu duyệt bản thảo.

Điều 6. Trình tự, thủtục, cách thức thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập

1. Trình tự, thủ tục, cách thức thu hồichứng chỉ hành nghề biên tập quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luậtxuất bản được thực hiện như sau:

a) Việc xác định biên tập viên thuộc trườnghợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập quy định tại Khoản 3Điều 20 Luật xuất bản phải được Cục Xuất bản, In và Phát hành lập thànhbiên bản;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kểtừ ngày lập biên bản, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành phải ra quyết địnhthu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập;

c) Kể từ ngày có quyết địnhthu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập, biên tập viên không được thực hiện biên tậpbản thảo, đứng tên trên xuất bảnphẩm và có trách nhiệm nộp lại chứng chỉ hành nghề biên tập cho Cục Xuất bản,In và Phát hành.

2. Trình tự, thủ tục, cách thức cấp lạichứng chỉ hành nghề biên tập quy định tại Khoản 4 Điều 20 Luậtxuất bản được thực hiện như sau:

a) Sau 02 năm, kể từ ngày bị thu hồichứng chỉ hành nghề biên tập, biên tập viên được đề nghị Cục Xuất bản, In vàPhát hành cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập. Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉhành nghề biên tập gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính, chuyển phát đến CụcXuất bản, In và Phát hành;

b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngàynhận đủ hồ sơ, Cục Xuất bản, In và Phát hành có trách nhiệm xem xét việc cấp lạichứng chỉ hành nghề biên tập cho biên tập viên; nếu không cấp lại chứng chỉhành nghề biên tập phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

3. Trình tự, thủ tục, cách thức cấp lạichứng chỉ hành nghề biên tập quy định tại Khoản 5 Điều 20 Luậtxuất bản được thực hiện như sau:

a) Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày chứngchỉ hành nghề biên tập bị mất hoặc bị hư hỏng, biên tập viên phải có hồ sơ đềnghị cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập. Hồ sơ được lập thành 01 (một) bộ gửitrực tiếp hoặc qua đường bưu chính, chuyển phát đến Cục Xuất bản, In và Pháthành gồm: Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập; bản chính chứng chỉhành nghề biên tập trong trường hợp chứng chỉ bị hư hỏng;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Xuất bản, In và Phát hành có trách nhiệm xem xét việccấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập cho biên tập viên; nếu không cấp lại chứngchỉ hành nghề biên tập phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Điều 7. Nội dung cơ bảncủa hợp đồng liên kết quy định tại Điểmb Khoản 3 Điều 23 Luật xuất bản

Ngoài các thông tin phải có theo quy địnhcủa pháp luật về hợp đồng, hợp đồng liên kết giữa nhà xuất bản và đối tác liênkết quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 23 Luật xuất bản phảicó đủ các thông tin sau đây:

1. Tên và địa chỉ nhà xuất bản, đốitác liên kết.

2. Tên xuất bản phẩm, tên tác giả.

3. Hình thức liên kết xuất bản theoquy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật xuất bản (Có thể áp dụngmột hoặc nhiều hình thức liên kết trong một hợp đồng). Căn cứ hình thức liên kết,quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc thực hiện các công đoạn tương ứngvới hình thức liên kết đó.

4. Trách nhiệm của nhà xuất bản hoặc đốitác liên kết phải có Giấy chấp thuận sử dụng tác phẩm, tài liệu để xuất bản,tái bản của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và thực hiện nghĩa vụ, quyềnhạn theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ.

5. Trách nhiệm của đối tác liên kếttrong việc chấp hành các quyết định của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản vềviệc đình chỉ phát hành, thu hồi, tiêu hủy xuất bản phẩm vi phạm.

6. Các nội dung ghi tại các khoản từ 1đến 5 và các thông tin khác (nếu có) không được trái với quy định của pháp luậtvề xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luậtcó liên quan.

Điều 8. Quản lý sốxác nhận đăng ký xuất bản quy định tại Khoản6 Điều 10 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP

1. Số xác nhận đăng ký xuất bản được cấp cho từngxuất bản phẩm, và được ghi trong giấy xác nhận đăng ký xuất bản. Nhà xuất bảnphải ghichínhxác số xác nhận đăng ký xuất bản trên xuất bản phẩm được xuất bản theo hướng dẫntrong giấy xác nhận đăng ký xuất bản.

2. Chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 củanăm liền sau năm xác nhận đăng ký xuất bản, nhà xuất bản phải báo cáo với CụcXuất bản, In và Phát hành danh mục tên xuất bản phẩm đã được cấp số xácnhận đăng ký xuất bản nhưng không thực hiện xuất bản.

Điều 9. Phương thứcđăng ký xuất bản qua mạng Internet quy định tai Khoản6 Điều 10 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP

Ngoài việc nộp hồ sơ đăng ký xuất bảntrực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến Cục Xuất bản, In và Phát hành,phương thức đăng ký xuất bản qua mạng Internet thực hiện như sau:

1. Nhà xuất bản phải có chứng thư sốdo tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp để thực hiện việc đăng kýxuất bản qua mạng Internet.

2. Nhà xuất bản thực hiện kê khai cácthông tin đăng ký xuất bản theo hướng dẫn trên Cổng thông tin điện tử của CụcXuất bản, In và Phát hành về cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Điều 10. Hồ sơ, thủ tụcđề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh quy định tại Điều 12 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất bảntài liệu không kinh doanh nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu chính đến Cục Xuấtbản, in và Phát hành hoặc Sở.

Trường hợp nộp hồ sơ qua mạngInternet: Nộp qua cổng dịch vụ công trực tuyến phải có chứng thư số của người đứngđầu cơ quan, tổ chức đề nghị cấp phép để xác nhận trên toàn bộ hồ sơ; nộp quaE-mail phải là bản quét (scan) từ bản giấy có định dạng không cho phép can thiệp,sửa đổi có chữ ký, đóng dấu như bản giấy và thực hiện theo hướng dẫn trên Cổngthông tin điện tử của Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở về cung cấp dịch vụcông trực tuyến.

2. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấyphép xuất bản tài liệu không kinh doanh lập một (01) bộ hồ sơ, gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;

b) Hai (02) bản thảo tài liệu in trêngiấy có đóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản tại trangđầu và giáp lai giữa các trang bản thảo hoặc một (01) bản thảolưu trong thiết bị lưu trữ điện tử với định dạng không cho phép can thiệp, sửađổi; trường hợp tài liệu không kinh doanh xuất bản dạng điện tử thì nộp một(01) bản thảo điện tử có chữ ký số của thủ trưởng cơ quan, tổ chức đề nghị cấpphép xuất bản;

Đối với tài liệu bằng tiếng nướcngoài, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam phải kèm theo bản dịch tiếng Việt cóđóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghịcấp giấy phép xuất bản.

Điều 11. Hướng dẫn việcghi thông tin trên xuất bản phẩm

Ngoài các quy định tại Điều27 Luật xuất bản, việc ghi thông tin trên xuất bản phẩm thực hiện theo quyđịnh sau đây:

1. Đối với xuất bản phẩm dưới dạngsách in:

a) Trên bìa một không ghi tên tác giả,tên người dịch, tên người phiên âm, tên người biên soạn đối với sách có nộidung nguyên văn văn kiện của Đảng; văn bản quy phạm pháp luật; văn bản kinh,giáo luật của tôn giáo đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

b) Phải ghi số thứ tự các trang;

c) Trường hợp sử dụng hình ảnh Quốchuy, Quốc kỳ để thể hiện trên sách phải tuân thủ các quy định của pháp luật cóliên quan;

d) Phải ghi “Sách chuyên quảng cáo”trên bìa bốn đối với sách chuyên về quảng cáo;

đ) Phải in từ “TUYỆT MẬT”, “TỐI MẬT”hoặc “MẬT” trên trang tên sách đối với sách có nội dung bí mật nhà nước theoquy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và chỉ nộp tờ khai lưu chiểu theoquy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 28 Luật xuất bản.

2. Đối với xuất bản phẩm điện tử:

a) Ghi đầy đủ thông tin theo quy địnhtại Khoản 5 Điều 27 Luật xuất bản tại phần đầu của xuất bảnphẩm, trừ khuôn khổ, họ tên người sửa bản in, số lượng in, tên và địa chỉ cơ sởin;

b) Vị trí ghi số xác nhận đăng ký xuấtbản là giao diện đầu hoặc phần đầu của xuất bản phẩm điện tửtrên mạng Internet hoặc trong phần mềm của thiết bị đầu - cuối.

3. Đối với xuất bản phẩm không phải làsách:

a) Đối với tranh, ảnh, bản đồ,áp-phích, tờ rời, tờ gấp: Số xác nhận đăng ký xuất bản hoặc số giấy phép xuất bảntài liệu không kinh doanh phải ghi tại góc dưới bên phải trang đầu hoặc trangcuối;

b) Đối với lịch blốc, lịch tờ:

Thứ, ngày, tuần, tháng, năm dương lịchphải ghi đúng với Bảng lịch do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

Ngoài thông tin về thứ, ngày, tuần,tháng, năm dương lịch, tùy theo kích thước, tính chất, mục đích sử dụng của lịch,giám đốc (tổng giám đốc) nhà xuất bản quyết định lựa chọn các thông tin còn lạitrong Bảng lịch và các thông tin khác để in trên lịch nhưng phải đảm bảo chính xác, phùhợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, có chú thích rõ nguồn thông tin, số liệu;không ghi thông tin mang tính khuyến nghị, khuyến cáo không có cơ sở khoa học;

Các thông tin trên lịch phải được in bằngtiếng Việt; trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số ViệtNam, tiếng nước ngoài có cùng nội dung thì khổ chữ tiếng các dân tộc thiểu số,tiếng nước ngoài không được quá 3/4 khổ chữ tiếng Việt;

Ngày Quốc lễ và ngày Chủ nhật phải inmàu đỏ; các ngày kỷ niệm lớn của đất nước phải in màu đỏ hoặc trình bày, thiếtkế khác so với những ngày còn lại trong tuần;

Tên nhà xuất bản, số xác nhận đăng kýxuất bản, số quyết định xuất bản, số lượng in, khuôn khổ, tên và địa chỉ cơ sở in,tên và địa chỉ của đối tác liên kết (nếu có) phải ghi trên vỏ bọc đối với lịchblốc, tại góc dưới bên phải tờ lịch có tháng 12 đối với lịch tờ;

c) Đối với lịch sổ, lịch để bàn và cácloại lịch in khác: Ghi tên nhà xuất bản; số xác nhận đăng ký xuất bản; số quyếtđịnh xuất bản; số lượng in; tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ sở in; tên và địachỉ của đối tác liên kết (nếu có) và giám đốc (tổng giám đốc) quyết định vị tríghi các thông tin này;

d) Đối với bản ghi âm, ghi hình có nộidung thay sách hoặc minh họa cho sách (bao gồm: đĩa CD, đĩa CD-ROM, băngcát-sét, băng video, các thiết bị lưu trữ dữ liệu khác): Số xác nhận đăng ký xuấtbản, số giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh được ghi như sau: Ghi trênnhãn được dán lên mặt đĩa CD, đĩa CD-ROM và mặt ngoài của vỏ hộp đĩa; ghi trênnhãn được dán lên mặt ngoài vỏ hộp đựng băng cát-sét, băng video, thiết bị lưutrữ dữ liệu khác.

4. Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế(ISBN) ghi trên xuất bản phẩm thực hiện theo Thông tư số 05/2016/TT-BTTTT ngày01 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quảnlý và sử dụng mã số sách tiêu chuẩn quốc tế; trường hợp có sự sửa đổi, bổ sunghoặc thay thế Thông tư số 05/2016/TT-BTTTT thì thực hiện theo quy định mới.

Điều 12. Thủ tục nộpxuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam quyđịnh tại Điều 28 và Điều 48 Luật xuất bản, Điều 21 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP

Ngoài các quy định tại Điều28 và Điều 48 Luật xuất bản, Điều 21 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP,thủ tục nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc giaViệt Nam được thực hiện như sau:

1. Đối với xuất bản phẩm dạng in:

a) Nộp qua đường bưu chính hoặc nộp trựctiếp đến Cục Xuất bản, In và Phát hành, Sở, Thư viện Quốc gia Việt Nam;

b) Mỗi xuất bản phẩm khi nộp lưu chiểuvà nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam phải kèm theo hai (02) tờ khai lưu chiểu;

c) Đối với xuất bản phẩm của nhà xuấtbản: Trên trang in số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản phải códấu của nhà xuất bản hoặc có dấu của chi nhánh nhà xuất bản và có chữ ký củalãnh đạo nhà xuất bản hoặc ngườiđược lãnh đạo nhà xuất bản ủy quyền bằng văn bản;

d) Đối với tài liệu không kinh doanhđược Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở cấp giấy phép xuất bản: Trên trangin số giấy phép xuất bản, phải có dấu và chữ ký của lãnh đạo cơ quan, tổ chứcđược cấp giấy phép xuất bản hoặc người được lãnh đạo cơ quan, tổ chức ủy quyềnbằng văn bản.

2. Đối với xuất bản phẩm điện tử:

Ngoài việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP, nhà xuất bản, cơquan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh phải đáp ứngcác yêu cầu sau:

a) Có chứng thư số do tổ chức cung cấpdịch vụ chứng thực chữ ký số cấp để thực hiện nộp lưu chiểu xuất bản phẩmqua mạng Internet và đảm bảo tính toàn vẹn của xuất bản phẩm nộp lưu chiểuvà xuất bản phẩm nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam;

b) Trường hợp nộp xuất bản phẩm điện tửqua mạng Internet phải thực hiện theo hướng dẫn về cách thức nộp trên Cổng thôngtin điện tử của Cục Xuất bản, In và Phát hành, Sở, Thư viện Quốc gia Việt Nam;

c) Trường hợp xuất bản phẩm điện tử đượcchứa trong thiết bị lưu trữ dữ liệu thì phải gửi qua đường bưu chính hoặc nộptrực tiếp tại Cục Xuất bản, In và Phát hành, Sở, Thư viện Quốc gia Việt Nam.

3. Thời điểm nộp xuất bản phẩm lưu chiểuvà nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam được xác định tại phần kýnhận của cơ quan nhận lưu chiểu và của Thư viện Quốc gia Việt Nam trong tờ khai lưu chiểu.

4. Việc lưu giữ và sử dụng xuất bản phẩmlưu chiểu thực hiện như sau:

Cục Xuất bản, In và Phát hành, Sở cótrách nhiệm tổ chức kho lưu chiểu để thực hiện lưu giữ xuất bản phẩm lưu chiểutrong thời gian 24 tháng để khai thác, sử dụng phục vụ công tác quản lý nhà nước.

Hết thời hạn lưu giữ, Cục Xuất bản, Invà Phát hành, Sở được chuyển giao xuất bản phẩm lưu chiểu cho cơquan, tổ chức khác để phục vụ bạn đọc. Việc chuyển giao xuất bản phẩm phải lậpthành biên bản và có danh mục xuất bản phẩm kèm theo.

Chương III

LĨNHVỰC IN XUẤT BẢN PHẨM

Điều 13. Thủ tục cấplại giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm quy định tại Khoản 5 Điều 32 Luật xuất bản

1. Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩmbị mất hoặc bị hư hỏng, cơ sở in phải có hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạtđộng in xuất bản phẩm được nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu chính đến CụcXuất bản, In và Phát hành hoặc Sở.

Trường hợp nộp hồ sơ qua mạngInternet, cơ sở in phải có chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thựcchữ ký số cấp và thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng thông tin điện tử cửa CụcXuất bản, In và Phát hành, Sở về cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

3. Hồ sơ được lập thành một (01) bộ, gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép.

b) Bản chính giấy phép bị hư hỏng hoặcbản sao giấy phép (nếu có) trong trường hợp bị mất.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận đủhồ sơ, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc sở phải cấp lại giấy phép; trường hợp không cấplại giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Điều 14. Thủ tục đổigiấy phép hoạt động in xuất bản phẩm quy định tai Khoản 6 Điều 32 Luật xuất bản

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngàycó một trong các thay đổi quy định tại Khoản 6 Điều 32 Luật xuấtbản, cơ sở in phải có hồ sơ đề nghị đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.

2. Hồ sơ đề nghị đổi giấy phép hoạt độngin xuất bản phẩm được nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu chính hoặc quaInternet đến Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở.

Trường hợp nộp hồ sơ qua mạngInternet, cơ sở in phải có chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thựcchữ ký số cấp và thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng thông tin điện tử của CụcXuất bản, In và Phát hành, Sởvề cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Xem thêm:

3. Hồ sơ được lập thành một (01) bộ, gồm:

a) Đơn đề nghị đổi giấy phép hoạt độngin xuất bản phẩm;

b) Bản chính giấy phép hoạt động in xuấtbản phẩm;

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở phải cấp đổi giấyphép hoạt động in xuất bản phẩm; trường hợp không cấp đổi giấy phép phải có vănbản trả lời nêu rõ lý do.

Điều 15. Thủ tục thuhồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm theo các trường hợp quy định tại Khoản 8 Điều 32 Luật xuất bản và Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP

1. Thủ tục thu hồi giấy phép hoạt độngin xuất bản phẩm đối với các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểmb Khoản 8 Điều 32 Luật xuất bản, Điểm a Khoản 3 Điều 13 Nghịđịnh số 195/2013/NĐ-CP thực hiện như sau:

a) Việc thu hồi giấy phép hoạt động inxuất bản phẩm phải được thực hiện qua công tác kiểm tra, thanh trachuyên ngành Thông tin và Truyền thông;

b) Cơ quan, người có thẩm quyền tiếnhành kiểm tra, thanh tra tại cơ sở in và lập biên bản. Trong thời hạn 05 ngàylàm việc, kể từ ngày lập biên bản, cơ quan, người có thẩm quyền tiếnhành kiểm tra, thanh tra có văn bản báo cáo cơ quan đã cấp giấy phép hoạt độngin xuất bản phẩm;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tạiĐiểm b Khoản này, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở phải có văn bản yêu cầucơ sở in khắc phục nguyên nhân dẫn đến trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt độngin xuất bản phẩm trong thờihạn 30 ngày;

d) Hết thời hạn 30 ngày, nếu cơ sở inkhông khắc phục được nguyên nhân dẫn đến trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt độngin xuất bản phẩm, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Giám đốc Sở phảicó quyết định thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và yêu cầu cơ sở innộp lại giấy phép đã cấp.

2. Thủ tục thu hồi giấy phép hoạt độngin xuất bản phẩm đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 3Điều 13 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP:

Hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày đượccấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm mà cơ sở in không đầu tư đủ thiết bị vàkhông gửi bản sao chứng từ mua, thuê mua thiết bị theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP, Cục trưởngCục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Giám đốc Sở phải có quyết định thu hồi giấyphép hoạt động in xuất bản phẩm và yêu cầu cơ sở in nộp lại giấy phép đã cấp.

Điều 16. Lưu giữ vàquản lý hồ sơ nhận in xuất bản phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật xuất bản

Người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩmphải tổ chức thực hiện lưu giữ và quản lý hồ sơ nhận in xuất bản phẩm trong 24tháng, kể từ ngày ký hợp đồng in. Hồ sơ phải lưu giữ gồm:

1. Đối với xuất bản phẩm của nhà xuấtbản:

a) Bản chính quyết định xuất bản củagiám đốc (tổng giám đốc) nhà xuất bản;

b) Bản chính hợp đồng chế bản, in, giacông sau in xuất bản phẩm giữa cơ sở in và nhà xuất bản;

c) Bản chính phiếu duyệt bản thảotrong trường hợp bản thảo có phiếu duyệt kèm theo và một trong các loại bản thảoin trên giấy thông thường, trên giấy can, trên phim, bản thảo điện tử đáp ứng các quy địnhtại Điều 5 Thông tư này.

2. Đối với tài liệu không kinh doanhđược cấp giấy phép xuất bản:

a) Bản chính giấy phép xuất bản tài liệukhông kinh doanh;

b) Bản chính hợp đồng chế bản, in, giacông sau in xuất bản phẩm giữa cơ sở in với cơ quan, tổ chức được cấp giấy phépxuất bản tài liệu không kinh doanh;

c) Bản thảo in trên giấy thông thườngcó đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản đối với tài liệu không kinhdoanh.

3. Đối với xuất bản phẩm in gia côngcho nước ngoài:

a) Bản chính giấy phép in gia công xuấtbản phẩm cho nước ngoài;

b) Bản thảo có đóng dấu của cơ quan cấpgiấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài.

4. Trường hợp thực hiện hợp tác chế bản,in, gia công sau in xuất bản phẩm theo quy định pháp luật, ngoài việc lưu giữ bảnsao hồ sơ nhận in xuất bản phẩm theo từng trường hợp quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều này, cơ sở in còn phải lưu giữ tài liệu sau đây:

a) Bản chính văn bản của tổ chức, cánhân có xuất bản phẩm, tài liệu không kinh doanh chấp thuận cho các cơ sở in đượchợp tác theo quy định của pháp luật;

b) Bản chính hợp đồng hợp tác chế bản,in, gia công sau in xuất bản phẩm.

5. Sổ ghi chép, quản lý ấn phẩm nhậnchế bản, in, gia công sau inghi đầy đủ thông tin (Sổ được lập theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số25/2018/NĐ-CP và được ghi chung thông tin của xuất bản phẩm nhận in với các sảnphẩm không phải xuất bản phẩm trên cùng một Sổ).

Chương IV

LĨNHVỰC PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM

Điều 17. Trình tự, thủtục đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm quy định tại Điều 37 Luật xuất bản

1. Trước khi hoạt động 15 ngày, cơ sở phát hành xuấtbản phẩm là doanhnghiệp,đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là cơ sở phát hành) phải đăng ký hoạtđộng phát hành xuất bản phẩm theo từng trường hợp quy định tại Điểma và Điểm b Khoản 1 Điều 37 của Luật xuất bản.

2. Hồ sơ đăng ký hoạt động phát hànhxuất bản phẩm được nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu chính đến Cục Xuất bản,In và Phát hành hoặc Sở.

Trường hợp nộp hồ sơ qua mạngInternet, cơ sở phát hành phải có chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữký số cấp và thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng thông tin điện tử của Cục Xuấtbản, In và Phát hành, Sở về cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

3. Hồ sơ được lập thành một (01) bộ gồm:

a) Đơn đăng ký hoạt độngphát hành xuất bản phẩm;

b) Bản sao (xuất trình kèm bản chính đểđối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ sở hữu trụ sở hoặc hợp đồngthuê, mượn trụ sở để làm địa điểmkinh doanh;

c) Bản sao (xuất trình kèm bản chính đểđối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực so hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh đượcphép thường trú tại Việt Nam của người đứng đầu cơ sở phát hành do cơ quan có thẩm quyền củaViệt Nam cấp;

d) Bản sao (xuất trình kèm bản chính đểđối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiếnthức, nghiệp vụ về phát hành xuất bản phẩm của người đứng đầu cơ sởphát hành do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm cấp.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở phải xác nhận đăngký hoạt động phát hành xuất bản phẩm bằng văn bản; trường hợp không xác nhậnđăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Giấy xác nhận đăng ký hoạt động pháthành xuất bản phẩm không còn giá trị trong trường hợp cơ sở phát hành được sápnhập, chia tách, giải thể hoặc phá sản.

Điều 18. Trình tự, thủtục thông báo, đăng ký lại hoạt động phát hành xuất bản phẩm của cơ sở pháthành

1. Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày có mộttrong các thay đổi sau đây, cơ sở phát hành phải thông báo bằng văn bản, kèm theo giấytờ chứng minh về sự thay đổi gửi đến Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở:

a) Thay đổi loại hình tổ chức;

b) Thay đổi người đứng đầu cơ sở pháthành;

c) Thay đổi địa điểm trụsở chính, địa điểm chi nhánh, địa điểm kinh doanh trong cùng một tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương.

2. Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày có mộttrong các thay đổi sau đây, cơ sở phát hành phải làm thủ tục đăng ký lại hoạt độngphát hành xuất bản phẩm theo trình tự, thủ tục như quy định tại Điều 18 Thông tư này:

a) Di chuyển trụ sở chính hoặc chinhánh sang tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương;

b) Thành lập hoặc giải thể chi nhánhtrong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính;

c) Thành lập hoặc giải thể chi nhánh tạitỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không đặt trụ sở chính.

Điều 19. Hồ sơ, cáchthức đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh quy định tại Điều 39 Luật xuất bản

1. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩmđể kinh doanh gồm:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm;

b) Ba (03) bản danh mục xuất bản phẩmđăng ký nhập khẩu.

2. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩmđể kinh doanh được nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu chính hoặc nộp trực tuyếntheo hướng dẫn trên Cổng thông tinmột cửa quốc gia đến Cục Xuất bản, In và Phát hành.

3. Trường hợp có sự thay đổi thông tintrong danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu đã được xác nhận đăng ký, cơ sở kinhdoanh nhập khẩu xuất bản phẩm phải có văn bản báo cáo về nội dung thông tinthay đổi, đồng thời đăng ký những thông tin mới (nếu có) với Cục Xuất bản, Invà Phát hành để xác nhận đăng ký bổ sung.

Điều 20. Thẩm định xuấtbản phẩm nhập khẩu không kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 41 Luật xuất bản

1. Trường hợp cơ quan, tổ chức,cá nhân không cung cấp được một (01) bản xuất bản phẩm để tổ chứcthẩm định nộidung làm cơ sở cho việc quyết định cấp giấy phép nhập khẩu, Cục Xuất bản, In vàPhát hành hoặc Sở cấp giấy phép nhập khẩu một (01) bản/tên xuất bản phẩm và yêu cầu tổchức, cá nhân nhập khẩu nộp để thẩm định nộidung.

Trường hợp cần thiết, Cục Xuất bản, Invà Phát hành, Sở cấp giấy phép nhập khẩu bổ sung với số lượng xuất bản phẩm tối thiểu đủ để thẩmđịnh nội dung.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngàynhận được xuất bản phẩm nhập khẩu để thẩm định nội dung, Cục Xuất bản, In vàPhát hành hoặc Sở phải thành lập hội đồng thẩm định. Thành phần hội đồng, số lượng thànhviên hội đồng và việc mời chuyên gia tham gia hội đồng thẩm định do Cục trưởngCục Xuất bản, In và Phát hành, Giám đốc Sở quyết định.

3. Thời gian thẩm định đối với từng xuấtbản phẩm không quá 10 ngày, kể từ ngày hội đồng thẩm định được thành lập. Kết quả thẩm địnhđược lập thành văn bản, trong đó xác định rõ nội dung xuất bản phẩm có hoặckhông vi phạm Luật xuất bản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận được kết quả thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu, Cục Xuấtbản, In và Phát hành hoặc Sở xem xét kết quả thẩm định để cấp giấy phép nhập khẩu;trường hợp không cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm, Cục Xuất bản, In vàPhát hành hoặc Sở phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do, trong đó có yêu cầu tổchức, cá nhân phải tái xuất hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm đã cấp giấyphép nhập khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này.

Chương V

VĂNPHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM CỦA NHÀ XUẤT BẢN NƯỚC NGOÀI, CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNHXUẤT BẢN PHẨM NƯỚC NGOÀI

Điều 21. Điều chỉnh,bổ sung thông tin trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện khi có sự thay đổi

1. Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từngày thay đổi địa điểm đặt trụ sở, văn phòng đại diện phải có văn bản báo cáo vềviệc thay đổi với cơ quan cấp giấy phép thành lập.

2. Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từngày có một trong các thay đổi về người đứng đầu, tên gọi, nội dung hoạt động,văn phòng đại diện phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh, bổ sung thông tin tronggiấy phép thành lập văn phòng đại diện.

Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sungthông tin trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện được lập thành một(01) bộ tiếng Việt (trường hợp hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịchsang tiếng Việt được công chứng), nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu chínhđến Cục Xuất bản, In và Phát hành, gồm có:

a) Đơn đề nghị điều chỉnh, bổ sungthông tin trong giấy phép;

b) Bản chính Giấy phép thành lập vănphòng đại diện;

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản saoxuất trình kèm bản chính để đối chiếu các giấy tờ: Bằng tốt nghiệp đại học trởlên, phiếu lý lịch tư pháp và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh được phép thườngtrú tại Việt Nam của người đứng đầu văn phòng đại diện do cơ quan có thẩm quyền củaViệt Nam cấp.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhậnđủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xác nhận thông tin thay đổi vào giấyphép thành lập văn phòng đại diện; trường hợp không xác nhận phải có văn bản trảlời nêu rõ lýdo.

Điều 22. Trách nhiệmcủa văn phòng đại diện

1. Hoạt động theo đúng nội dung ghitrong giấy phép thành lập văn phòng đại diện do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

2. Không làm đại diện cho nhà xuất bảnnước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài khác.

3. Không thành lập, tham gia góp vốnthành lập doanh nghiệp hoặc thực hiện công việc trực tiếp tạo ra lợi nhuận tạiViệt Nam.

4. Chấm dứt hoạt động khi nhà xuất bảnnước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài chấm dứt hoạt động, giảithể, phá sản tại nước ngoài.

5. Niêm yết công khai tại trụ sở củavăn phòng đại diện về việc chấm dứt hoạt động, đồng thời gửi văn bản thông báovề việc chấm dứt hoạt động đến Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở và các cơ quan, tổ chức,cá nhân có liên quan ít nhất 15 ngày trước ngày chấm dứt hoạt động.

6. Tuân thủ quy định của Luật xuất bản,Nghị định số 195/2013/NĐ-CP , Thông tư này và các quy định khác của pháp luật ViệtNam về văn phòng đại diện.

Chương VI

XUẤTBẢN, PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM ĐIỆN TỬ

Điều 23. Giải pháp kỹthuật kiểm soát bản quyền số trong hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩmđiện tử quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 17 Nghịđịnh số 195/2013/NĐ-CP

Nhà xuất bản và tổ chức, cá nhân pháthành xuất bản phẩm điện tử phải đáp ứng điều kiện về giải pháp kỹ thuật kiểmsoát bản quyền số trong hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử quyđịnh tại Điểm đ Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP:

1. Có thiết bị, phần mềm kỹ thuật chốngcan thiệp, thay đổi và sao chép trái phép một phần hoặc toàn bộ nội dung xuất bảnphẩm điện tử.

2. Có biện pháp kỹ thuật xác thực tínhhợp pháp của người sử dụng khi truy cập và sử dụng xuất bản phẩm điện tử và phảibảo đảm tính riêng tư, an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân.

3. Có điều khoản thông báo về tráchnhiệm chấp hành quy định của pháp luật về xuất bản và sở hữu trí tuệ đối vớingười sử dụng trước khi truy cập và sử dụng xuất bản phẩm điện tử.

Điều 24. Trách nhiệmthẩm định đề án và xác nhận đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩmđiện tử quy định tại Điều 18 Nghị định số195/2013/NĐ-CP

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngàynhận được đề án hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử của nhà xuất bản, tổchức, cá nhân theo quy định tạiĐiểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP, Cục Xuấtbản, In và Phát hành có trách nhiệm xem xét sự phù hợp và khả năng đáp ứng các điềukiện quy định tại Điều 17 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP thểhiện trong đề án và có ý kiến thẩm định bằng văn bản. Trường hợp đề án không đúng mẫuhoặc không đủ thông tin theo mẫu quy định thì phải trả lại để nhà xuất bản, tổchức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngàynhận được hồ sơ đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử, CụcXuất bản, In và Phát hành có trách nhiệm kiểm tra việc đáp ứng các điều kiệntrong đề án theo ý kiến thẩm định và có văn bản xác nhận đăng ký hoạt động xuấtbản, phát hành xuất bản phẩm điện tử cho nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân; trườnghợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Điều 25. Định dạng sốđối với xuất bản phẩm điện tử quy định tại Điểmc Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP

1. Định dạng số của xuất bản phẩm điệntử phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Phù hợp với phương tiện điện tử phổbiến và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;

b) Định dạng cho phép thiết lập khả năngchống can thiệp, thay đổi và sao chép trái phép một phần hoặc toàn bộ nội dungxuất bản phẩm điện tử.

2. Nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân pháthành xuất bản phẩm điện tử có trách nhiệm cung cấp thông tin chi tiết và cấutrúc định dạng số cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản khi có yêucầu.

Điều 26. Định dạng sốcủa xuất bản phẩm điện tử nộp lưu chiểu dưới dạng bản ghi trong thiết bị lưu trữdữ liệu hoặc nộp lưu chiểu qua mạng Internet

Định dạng số của xuất bản phẩm điện tửnộp lưu chiểu dưới dạng bản ghi trong thiết bị lưu trữ dữ liệu hoặc nộp lưu chiểuqua mạng Internet quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số195/2013/NĐ-CP như sau:

1. Định dạng tệp tin của xuất bản phẩmđiện tử được thể hiện dưới hình thức sách in, các loại lịch là “PDF”; dưới hìnhthức tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp là “JPEG”; dưới hình thức bảnghi âm có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách là “MP3”; dưới hình thức bảnghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách là “MP4”;

2. Việc chuyển định dạng khác của xuấtbản phẩm điện tử sang định dạng quy định tại Khoản 1 Điều này phải bảo đảmkhông làm thay đổi nội dung của xuất bản phẩm điện tử.

Chương VII

ĐIỀUKHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Ban hành biểumẫu

Ban hành kèm theo Thông tư này 01 phụlục gồm 53 mẫu, biểu mẫu để áp dụng thống nhất trong hoạt động xuất bản.

Điều 28. Hiệu lực thihành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kểtừ ngày 01 tháng 4 năm 2020.

2. Các văn bản quy phạm pháp luật sauđây hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 23/2014/TT-BTTTT ngày29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiếtvà hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản và Nghị định số195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều và biện pháp thi hành Luật xuất bản;

b) Thông tư số 42/2017/TT-BTTTT ngày29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổsung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2014 củaBộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luậtxuất bản.

3. Trong quá trình thực hiện, trường hợpcó vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về BộThông tin và Truyền thông (qua Cục Xuất bản, In và Phát hành) để xem xét, giảiquyết./.

Nơi nhận: - Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Cổng TTĐT Bộ; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ; - Lưu: VT, CXBIPH (250).

BỘ TRƯỞNG Nguyễn Mạnh Hùng

PHỤLỤC

Mẫu số 01

Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản

Mẫu số 02

Đề án thành lập nhà xuất bản

Mẫu số 03

Giấy phép thành lập nhà xuất bản

Mẫu số 04

Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản

Mẫu số 05

Đơn đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập

Mẫu số 06

Sơ yếu lý lịch

Mẫu số 07

Giấy đăng ký xuất bản

Mẫu số 08

Chứng chỉ hành nghề biên tập

Mẫu số 09

Giấy xác nhận đăng ký xuất bản

Mẫu số 10

Phiếu duyệt bản thảo

Mẫu số 11

Quyết định xuất bản/tái bản xuất bản phẩm

Mẫu số 12

Tờ khai Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam

Mẫu số 13

Quyết định phát hành xuất bản phẩm

Mẫu số 14

Đơn đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh

Mẫu số 15

Giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh

Mẫu số 16

Giấy chấp thuận sử dụng tác phẩm, tài liệu để xuất bản, tái bản

Mẫu số 17

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in

Mẫu số 18

Đơn đề nghị cấp đổi/cấp lại giấy phép hoạt động in

Mẫu số 19

Giấy phép hoạt động in

Mẫu số 20

Đơn đề nghị cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài

Mẫu số 21

Giấy phép In gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài

Mẫu số 22

Sổ ghi chép, quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in và gia công sau in

Mẫu số 23

Đơn đề nghị Cấp/cấp lại giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm

Mẫu số 24

Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ trong các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm

Mẫu số 25

Danh sách nhân viên thẩm định nội dung sách nhập khẩu

Mẫu số 26

Giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm

Mẫu số 27

Đơn đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh

Mẫu số 28

Danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu để kinh doanh

Mẫu số 29

Giấy xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh

Mẫu số 30

Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh

Mẫu số 31

Danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu không kinh doanh

Mẫu số 32

Giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh

Mẫu số 33

Đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức triển lãm/hội chợ xuất bản phẩm

Mẫu số 34

Danh mục xuất bản phẩm để triển lãm/hội chợ

Mẫu số 35

Giấy phép Tổ chức triển lãm/hội chợ xuất bản phẩm

Mẫu số 36

Đơn đề nghị đăng ký/đăng ký lại hoạt động phát hành xuất bản phẩm

Mẫu số 37

Giấy xác nhận đăng ký/đăng ký lại hoạt động phát hành xuất bản phẩm

Mẫu số 38

Quyết định Thành lập Hội đồng thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu để kinh doanh

Mẫu số 39

Biên bản thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu

Mẫu số 40

Báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu kinh doanh

Mẫu số 41

Đơn đề nghị cấp/cấp lại giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam

Mẫu số 42

Đơn đề nghị điều chỉnh, bổ sung thông tin trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam

Mẫu số 43

Đơn đề nghị gia hạn giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam

Mẫu số 44

Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài (Kèm theo phụ lục)

Mẫu số 45

Đơn đăng ký hoạt động xuất bản/phát hành xuất bản phẩm điện tử

Mẫu số 46

Đề án hoạt động xuất bản/phát hành xuất bản phẩm điện tử

Mẫu số 47

Giấy xác nhận đăng ký hoạt động xuất bản/phát hành xuất bản phẩm điện tử

Mẫu số 48

Báo cáo hoạt động xuất bản 6 tháng đầu năm

Mẫu số 49

Báo cáo hoạt động xuất bản năm

Mẫu số 50

Báo cáo kết quả hoạt động phát hành xuất bản phẩm 6 tháng đầu năm

Mẫu số 51

Báo cáo kết quả hoạt động phát hành xuất bản phẩm năm….

Mẫu số 52

Báo cáo tình hình hoạt động của văn phòng đại diện

Mẫu số 53

Báo cáo công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản (kèm theo mẫu phụ lục báo cáo)