Luật thương mại năm 2015

      207
MỤC LỤC VĂN BẢN
*
In mục lục

QUỐC HỘI --------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 36/2005/QH11

Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2005

LUẬT

THƯƠNGMẠI

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Luật này quy định về hoạt độngthương mại.

Bạn đang xem: Luật thương mại năm 2015

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

MỤC 1. PHẠMVI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Hoạt động thương mại thực hiệntrên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hoạt động thương mại thực hiệnngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bênthoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.

3. Hoạt động không nhằm mục đíchsinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt độngkhông nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thương nhân hoạt động thương mạitheo quy định tại Điều 1 của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt độngcó liên quan đến thương mại.

3. Căn cứvào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luậtnày đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên khôngphải đăng ký kinh doanh.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

1. Hoạt động thương mại là hoạt độngnhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúctiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

2. Hàng hóa bao gồm:

a) Tất cả các loại động sản, kể cảđộng sản hình thành trong tương lai;

b) Những vật gắn liền với đấtđai.

3. Thói quen trong hoạt độngthương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiềulần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận đểxác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.

4. Tập quán thương mại là thóiquen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặcmột lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác địnhquyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.

5. Thông điệp dữ liệu là thôngtin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử.

6. Vănphòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam làđơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định củapháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiếnthương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

7. Chi nhánh của thương nhân nướcngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lậpvà hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặcđiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Mua bán hàng hoá là hoạt độngthương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóacho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhậnhàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.

9. Cung ứng dịch vụ là hoạt độngthương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụthực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sauđây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụngdịch vụ theo thỏa thuận.

10. Xúc tiến thương mại là hoạt độngthúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt độngkhuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hộichợ, triển lãm thương mại.

11. Các hoạt động trung gianthương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mạicho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện chothương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.

12. Vi phạm hợp đồng là việc mộtbên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụtheo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này.

13. Vi phạm cơ bản là sự vi phạmhợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạtđược mục đích của việc giao kết hợp đồng.

14. Xuất xứ hàng hoá là nước hoặcvùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chếbiến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùnglãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.

15. Các hình thức có giá trịtương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và cáchình thức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Áp dụng Luật thương mại và pháp luật có liên quan

1. Hoạt động thương mại phải tuântheo Luật thương mại và pháp luật có liên quan.

2. Hoạt động thương mại đặc thùđược quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.

3. Hoạt động thương mại không đượcquy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định củaBộ luật dân sự.

Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quánthương mại quốc tế

1. Trường hợp điều ước quốc tế màCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luậtnước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định củaLuật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

2. Các bên trong giao dịch thươngmại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quánthương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đókhông trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Điều 6. Thương nhân

1. Thương nhân bao gồm tổ chứckinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

2. Thương nhân có quyền hoạt độngthương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theocác phương thức mà pháp luật không cấm.

3. Quyền hoạt động thương mại hợppháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.

4. Nhà nước thực hiện độc quyềnNhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụhoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thểdanh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.

Điều 7. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân

Thương nhân có nghĩa vụ đăng kýkinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh,thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định củaLuật này và quy định khác của pháp luật.

Điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại

1. Chính phủ thống nhất quản lýnhà nước về hoạt động thương mại.

2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệmtrước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động mua bán hàng hóavà các hoạt động thương mại cụ thể được quy định tại Luật này.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nướcvề các hoạt động thương mại trong lĩnh vực được phân công.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp thựchiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại tại địa phương theo sựphân cấp của Chính phủ.

Điều 9. Hiệp hội thương mại

1. Hiệp hội thương mại được thànhlập để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân, động viên thương nhântham gia phát triển thương mại, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luậtvề thương mại.

2. Hiệp hội thương mại được tổ chứcvà hoạt động theo quy định của pháp luật về hội.

MỤC 2. NHỮNGNGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

Điều 10. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân tronghoạt động thương mại

Thương nhân thuộc mọi thành phầnkinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.

Điều 11. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt độngthương mại

1. Các bên có quyền tự do thoảthuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đứcxã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.

2. Trong hoạt động thương mại,các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡngép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

Điều 12. Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đượcthiết lập giữa các bên

Trừ trường hợp có thoả thuậnkhác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mạiđã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng khôngđược trái với quy định của pháp luật.

Điều 13. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại

Trường hợp pháp luật không có quyđịnh, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữacác bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyêntắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự.

Điều 14. Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng

1. Thương nhân thực hiện hoạt độngthương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hànghoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác củacác thông tin đó.

2. Thương nhân thực hiện hoạt độngthương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịchvụ mà mình kinh doanh.

Điều 15. Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệutrong hoạt động thương mại

Trong hoạt động thương mại, cácthông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định củapháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

MỤC 3.THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Điều 16. Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam

1. Thương nhân nước ngoài làthương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nướcngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.

2. Thương nhân nước ngoài được đặtVăn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.

3. Vănphòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyềnvà nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phảichịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đạidiện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.

4. Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại ViệtNam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.

Điều 17. Quyền của Văn phòng đại diện

1. Hoạt động đúng mục đích, phạmvi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

2. Thuê trụ sở, thuê, mua cácphương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.

3. Tuyển dụng lao động là ngườiViệt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định củapháp luật Việt Nam.

4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằngđồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam vàchỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.

5. Có con dấu mang tên Văn phòngđại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

6. Các quyền khác theo quy định củapháp luật.

Điều 18. Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện

1. Không được thực hiện hoạt độngsinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.

2. Chỉ được thực hiện các hoạt độngxúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.

3. Không được giao kết hợp đồng,sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợpTrưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoàihoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.

4. Nộp thuế, phí, lệ phí và thựchiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

5. Báo cáo hoạt động của Vănphòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

6. Các nghĩa vụ khác theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 19. Quyền của Chi nhánh

1. Thuê trụ sở, thuê, mua cácphương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.

2. Tuyển dụng lao động là ngườiViệt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luậtViệt Nam.

3. Giao kết hợp đồng tại Việt Namphù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chinhánh và theo quy định của Luật này.

4. Mở tài khoản bằng đồng ViệtNam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.

5. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoàitheo quy định của pháp luật Việt Nam.

6. Có con dấu mang tên Chi nhánhtheo quy định của pháp luật Việt Nam.

7. Thực hiện các hoạt động muabán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lậptheo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Các quyền khác theo quy định củapháp luật.

Điều 20. Nghĩa vụ của Chi nhánh

1. Thực hiện chế độ kế toán theoquy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụngkhác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấpthuận.

2. Báo cáo hoạt động của Chinhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Các nghĩa vụ khác theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài được xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặcđiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 22. Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thươngmại tại Việt Nam

1. Chính phủ thống nhất quản lýviệc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịutrách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nướcngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. BộThương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép thành lậpVăn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chinhánh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Namtrong trường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa vàcác hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Namvà phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên.

4. Trường hợp pháp luật chuyênngành có quy định cụ thể về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệmtrước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài hoạt độngthương mại tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngànhđó.

Điều 23. Chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài

1. Thương nhân nước ngoài chấm dứthoạt động tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn hoạt động ghitrong giấy phép;

b) Theo đề nghị của thương nhânvà được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;

c) Theo quyết định của cơ quan quảnlý nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật và quy định của giấy phép;

d) Do thương nhân bị tuyên bố phásản;

đ) Khi thương nhân nước ngoài chấmdứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức Vănphòng đại diện, Chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên ViệtNam;

e) Các trường hợp khác theo quy địnhcủa pháp luật.

2. Trước khi chấm dứt hoạt động tạiViệt Nam, thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và cácnghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.

Chương II

MUA BÁN HÀNG HÓA

MỤC 1.CÁC QUY ĐỊNH CHUNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá

1. Hợp đồng mua bán hàng hoá đượcthể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

2. Đối với các loại hợp đồng muabán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuântheo các quy định đó.

Điều 25. Hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hóakinh doanh có điều kiện

1. Căn cứ vào điều kiện kinh tế -xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hoá cấm kinh doanh,hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện đểđược kinh doanh hàng hóa đó.

2. Đối với hàng hoá hạn chế kinhdoanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khihàng hoá và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 26. Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trongnước

1. Hàng hóa đang được lưu thông hợppháp trong nước bị áp dụng một hoặc các biện pháp buộc phải thu hồi, cấm lưuthông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép đối vớimột trong các trường hợp sau đây:

a) Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặcphương tiện lây truyền các loại dịch bệnh;

b) Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.

2. Các điều kiện cụ thể, trình tự,thủ tục và thẩm quyền công bố việc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóalưu thông trong nước được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Mua bán hàng hoá quốc tế

1. Mua bán hàng hoá quốc tế đượcthực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất,tái nhập và chuyển khẩu.

2. Mua bán hàng hoá quốc tế phảiđược thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giátrị pháp lý tương đương.

Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá

1. Xuất khẩu hàng hóa là việchàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằmtrên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định củapháp luật.

2. Nhập khẩu hàng hóa là việchàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệtnằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định củapháp luật.

3. Căn cứ vào điều kiệnkinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấmxuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phépcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.

Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá

1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa làviệc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnhthổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vàoViệt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chínhhàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

2. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa làviệc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trênlãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật,có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chínhhàng hoá đó vào Việt Nam.

3. Chính phủ quy địnhchi tiết về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hóa.

Điều 30. Chuyển khẩu hàng hoá

1. Chuyển khẩu hàng hóa là việcmua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoàilãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủtục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

2. Chuyển khẩu hàng hóa được thựchiện theo các hình thức sau đây:

a) Hàng hóa được vận chuyển thẳngtừ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;

b) Hàng hóa được vận chuyển từ nướcxuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tụcnhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;

c) Hàng hóa được vận chuyển từ nướcxuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoạiquan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhậpkhẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

3. Chínhphủ quy định chi tiết về hoạt động chuyển khẩu hàng hóa.

Điều 31. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động mua bánhàng hóa quốc tế

Trong trường hợp cần thiết, để bảovệ an ninh quốc gia và các lợi ích quốc gia khác phù hợp với pháp luật Việt Namvà điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Thủ tướngChính phủ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động mua bánhàng hóa quốc tế.

Điều 32. Nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Nhãn hàng hoá là bản viết, bảnin, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm,khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chấtliệu khác được gắn lên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

2. Hàng hóa lưu thông trong nước,hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có nhãn hàng hóa, trừ một số trường hợp theoquy định của pháp luật.

3. Các nộidung cần ghi trên nhãn hàng hóa và việc ghi nhãn hàng hóa được thực hiện theoquy định của Chính phủ.

Điều 33. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và quy tắc xuất xứ hànghóa

1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩuphải có giấy chứng nhận xuất xứ trong các trường hợp sau đây:

a) Hàng hóa được hưởng ưu đãi vềthuế hoặc ưu đãi khác;

b) Theo quy định của pháp luật ViệtNam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Xem thêm: Bán Căn Hộ Chung Cư 43 Phạm Văn Đồng Bộ Công An Tòa Hh Epic'S Home

2. Chínhphủ quy định chi tiết về quy tắc xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

MỤC 2.QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Điều 34. Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa

1. Bên bán phải giao hàng, chứngtừ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói,bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.

2. Trường hợp không có thỏa thuậncụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định củaLuật này.

Điều 35. Địa điểm giao hàng

1. Bên bán có nghĩa vụ giao hàngđúng địa điểm đã thoả thuận.

2. Trường hợp không có thoả thuậnvề địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:

a) Trường hợp hàng hoá là vật gắnliền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;

b) Trường hợp trong hợp đồng cóquy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vậnchuyển đầu tiên;

c) Trường hợp trong hợp đồngkhông có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng,các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất,chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;

d) Trong các trường hợp khác, bênbán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểmkinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thờiđiểm giao kết hợp đồng mua bán.

Điều 36. Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển

1. Trường hợp hàng hóa được giaocho người vận chuyển nhưng không được xác định rõ bằng ký mã hiệu trên hànghóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên bán phải thông báo cho bênmua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và phải xác định rõ tên và cáchthức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.

2. Trường hợp bên bán có nghĩa vụthu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên bán phải ký kết các hợp đồng cần thiếtđể việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các phương tiện chuyên chởthích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối vớiphương thức chuyên chở đó.

3. Trường hợp bên bán không cónghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nếu bên mua cóyêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết liênquan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua muabảo hiểm cho hàng hoá đó.

Điều 37. Thời hạn giao hàng

1. Bên bán phải giao hàng vàođúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.

2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận vềthời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán cóquyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báotrước cho bên mua.

3. Trường hợp không có thỏa thuậnvề thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý saukhi giao kết hợp đồng.

Điều 38. Giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận

Trường hợp bên bán giao hàng trướcthời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu cácbên không có thoả thuận khác.

Điều 39. Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng

1. Trường hợp hợp đồng không cóquy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hànghoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không phù hợp với mục đích sửdụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;

b) Không phù hợp với bất kỳ mụcđích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thờiđiểm giao kết hợp đồng;

c) Không bảo đảm chất lượng nhưchất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;

d) Không được bảo quản, đóng góitheo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thứcthích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quảnthông thường.

2. Bên mua có quyền từ chối nhậnhàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điềunày.

Điều 40. Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng

Trừ trường hợp các bên có thoảthuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy địnhnhư sau:

1. Bên bán không chịu trách nhiệmvề bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bênmua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;

2. Trừ trường hợp quy định tạikhoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bánphải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thờiđiểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiệnsau thời điểm chuyển rủi ro;

3. Bên bán phải chịu trách nhiệmvề khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếmkhuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.

Điều 41. Khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng khôngphù hợp với hợp đồng

1. Trừ trường hợp có thỏa thuậnkhác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểmgiao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giaothiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thểgiao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặckhắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại.

2. Khi bên bán thực hiện việc khắcphục quy định tại khoản 1 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bấthợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặcchịu chi phí đó.

Điều 42. Giao chứng từ liên quan đến hàng hoá

1. Trường hợp có thỏa thuận về việcgiao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá chobên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận.

2. Trường hợp không có thỏa thuậnvề thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua thì bênbán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tạiđịa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng.

3. Trường hợp bên bán đã giao chứngtừ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thỏa thuận thì bên bán vẫn có thể khắcphục những thiếu sót của các chứng từ này trong thời hạn còn lại.

4. Khi bên bán thực hiện việc khắcphục những thiếu sót quy định tại khoản 3 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phátsinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắcphục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.

Điều 43. Giao thừa hàng

1. Trường hợp bên bán giao thừahàng thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận số hàng thừa đó.

2. Trường hợp bên mua chấp nhận sốhàng thừa thì phải thanh toán theo giá thoả thuận trong hợp đồng nếu các bênkhông có thoả thuận khác.

Điều 44. Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng

1. Trường hợp các bên có thoả thuậnđể bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giaohàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiệntiến hành việc kiểm tra.

2. Trừ trường hợp có thỏa thuậnkhác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại khoản 1Điều này phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thựctế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việckiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địađiểm đến.

3. Trường hợp bên mua hoặc đại diệncủa bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏathuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.

4. Bên bán không phải chịu tráchnhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên muađã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lýsau khi kiểm tra hàng hoá.

5. Bên bán phải chịu trách nhiệmvề những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểmtra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trìnhkiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về cáckhiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.

Điều 45. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá

Bên bán phải bảo đảm:

1. Quyền sở hữu của bên mua đối vớihàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba;

2. Hàng hóa đó phải hợp pháp;

3. Việc chuyển giao hàng hoá là hợppháp.

Điều 46. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá

1. Bên bán không được bán hànghóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán phải chịu trách nhiệm trong trường hợpcó tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán.

2. Trường hợp bên mua yêu cầu bênbán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chitiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nạiliên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đãtuân thủ những yêu cầu của bên mua.

Điều 47. Yêu cầu thông báo

1. Bên bán mất quyền viện dẫn quyđịnh tại khoản 2 Điều 46 của Luật này nếu bên bán không thông báo ngay cho bênmua về khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng hoá được giao sau khi bên bán đãbiết hoặc phải biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp bên mua đã biết hoặc phảibiết về khiếu nại của bên thứ ba.

2. Bên mua mất quyền viện dẫn quyđịnh tại Điều 45 và khoản 1 Điều 46 của Luật này nếu bên mua không thông báongay cho bên bán về khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng hoá được giao sau khibên mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp bên bán biết hoặcphải biết về khiếu nại của bên thứ ba.

Điều 48. Nghĩa vụ của bên bán trong trường hợp hàng hóa là đối tượngcủa biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Trường hợp hàng hoá được bán là đốitượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì bên bán phải thôngbáo cho bên mua về biện pháp bảo đảm và phải được sự đồng ý của bên nhận bảo đảmvề việc bán hàng hóa đó.

Điều 49. Nghĩa vụ bảo hành hàng hoá

1. Trường hợp hàng hoá mua bán cóbảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dungvà thời hạn đã thỏa thuận.

2. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụbảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.

3. Bên bán phải chịu các chi phívề việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 50. Thanh toán

1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toántiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.

2. Bên mua phải tuân thủ cácphương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏathuận và theo quy định của pháp luật.

3. Bên mua vẫn phải thanh toán tiềnmua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro đượcchuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bênbán gây ra.

Điều 51. Việc ngừng thanh toán tiền mua hàng

Trừ trường hợp có thoả thuậnkhác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau:

1. Bên mua có bằng chứng về việcbên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;

2. Bên mua có bằng chứng về việchàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán chođến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;

3. Bên mua có bằng chứng về việcbên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanhtoán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó;

4. Trường hợp tạm ngừng thanhtoán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên mua đưara không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệthại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật này.

Điều 52. Xác định giá

Trường hợp không có thoả thuận vềgiá hàng hoá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không cóbất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá củaloại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểmmua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiệnkhác có ảnh hưởng đến giá.

Điều 53. Xác định giá theo trọng lượng

Trừ trường hợp có thoả thuậnkhác, nếu giá được xác định theo trọng lượng của hàng hoá thì trọng lượng đó làtrọng lượng tịnh.

Điều 54. Địa điểm thanh toán

Trường hợp không có thỏa thuận vềđịa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại mộttrong các địa điểm sau đây:

1. Địa điểm kinh doanh của bênbán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinhdoanh thì tại nơi cư trú của bên bán;

2. Địa điểm giao hàng hoặc giaochứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặcgiao chứng từ.

Điều 55. Thời hạn thanh toán

Trừ trường hợp có thoả thuậnkhác, thời hạn thanh toán được quy định như sau:

1. Bên mua phải thanh toán chobên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hànghoá;

2. Bên mua không có nghĩa vụthanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá trong trường hợp có thỏa thuậntheo quy định tại Điều 44 của Luật này.

Điều 56. Nhận hàng

Bên mua có nghĩa vụ nhận hàngtheo thoả thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng.

Điều 57. Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định

Trừ trường hợp có thoả thuậnkhác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất địnhthì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hànghoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tạiđịa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từxác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.

Điều 58. Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàngxác định

Trừ trường hợp có thoả thuậnkhác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không cónghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏnghàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyểnđầu tiên.

Điều 59. Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhậnhàng để giao mà không phải là người vận chuyển

Trừ trường hợp có thoả thuậnkhác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải làngười vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển chobên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Khi bên mua nhận được chứng từsở hữu hàng hoá;

2. Khi người nhận hàng để giaoxác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.

Điều 60. Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trênđường vận chuyển

Trừ trường hợp có thỏa thuậnkhác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủiro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểmgiao kết hợp đồng.

Điều 61. Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác

Trừ trường hợp có thoả thuậnkhác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:

1. Trong trường hợp không đượcquy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật này thì rủi ro về mất mát hoặchư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyềnđịnh đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;

2. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏnghàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặckhông được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.

Điều 62. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá

Trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sangbên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.

MỤC 3.MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

Điều 63. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

1. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịchhàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc muabán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hànghoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tạithời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thờiđiểm trong tương lai.

2. Chínhphủ quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

Điều 64. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quaSở giao dịch hàng hoá bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.

2. Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận,theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểmtrong tương lai theo hợp đồng.

3. Hợp đồng về quyền chọn mua hoặcquyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc đượcbán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phảitrả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên muaquyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóađó.

Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kỳ hạn

1. Trường hợp người bán thực hiệnviệc giao hàng theo hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán.

2. Trường hợp các bên có thoả thuậnvề việc bên mua có thể thanh toán bằng tiền và không nhận hàng thì bên mua phảithanh toán cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuậntrong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểmhợp đồng được thực hiện.

3. Trường hợp các bên có thoả thuậnvề việc bên bán có thể thanh toán bằng tiền và không giao hàng thì bên bán phảithanh toán cho bên mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trườngdo Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giáthoả thuận trong hợp đồng.

Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn

1. Bên mua quyền chọn mua hoặcquyền chọn bán phải trả tiền mua quyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọnmua hoặc giữ quyền chọn bán. Số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn do cácbên thoả thuận.

2. Bên giữ quyền chọn mua có quyềnmua nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trườnghợp bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụphải bán hàng hoá cho bên giữ quyền chọn mua. Trường hợp bên bán không có hànghoá để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằngmức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giaodịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.

3. Bên giữ quyền chọn bán có quyềnbán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trườnghợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụphải mua hàng hoá của bên giữ quyền chọn bán. Trường hợp bên mua không mua hàngthì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệchgiữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng đượcthực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.

4. Trường hợp bên giữ quyền chọnmua hoặc giữ quyền chọn bán quyết định không thực hiện hợp đồng trong thời hạnhợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực.

Điều 67. Sở giao dịch hàng hoá

1. Sở giao dịch hàng hoá có cácchức năng sau đây:

a) Cung cấp các điều kiện vật chất- kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá;

b) Điều hành các hoạt động giao dịch;

c) Niêm yết các mức giá cụ thểhình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.

2. Chính phủ quy định chi tiết điềukiện thành lập Sở giao dịch hàng hóa, quyền hạn, trách nhiệm của Sở giao dịchhàng hóa và việc phê chuẩn Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa.

Điều 68. Hàng hoá giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa

Danh mục hàng hoá giao dịch tại Sởgiao dịch hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định.

Điều 69. Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hànghoá

1. Thương nhân môi giới mua bánhàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá chỉ được phép hoạt động tại Sở Giao dịch hànghoá khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy địnhchi tiết điều kiện hoạt động của thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sởgiao dịch hàng hoá.

2. Thương nhân môi giới mua bánhàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá chỉ được phép thực hiện các hoạt động môi giớimua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá và không được phép là một bên của hợpđồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.

3. Thương nhân môi giới mua bánhàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá có nghĩa vụ đóng tiền ký quỹ tại Sở giao dịchhàng hoá để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt độngmôi giới mua bán hàng hoá. Mức tiền ký quỹ do Sở giao dịch hàng hoá quy định.

Điều 70. Các hành vi bị cấm đối với thương nhân môi giới hàng hoáqua Sở giao dịch hàng hoá

1. Lôi kéo khách hàng ký kết hợpđồng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại phát sinh hoặc bảođảm lợi nhuận cho khách hàng.

2. Chào hàng hoặc môi giới màkhông có hợp đồng với khách hàng.

3. Sử dụng giá giả tạo hoặc cácbiện pháp gian lận khác khi môi giới cho khách hàng.

4. Từ chối hoặc tiến hành chậm trễmột cách bất hợp lý việc môi giới hợp đồng theo các nội dung đã thoả thuận vớikhách hàng.

5. Các hành vi bị cấm khác quy địnhtại khoản 2 Điều 71 của Luật này.

Điều 71. Các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sởgiao dịch hàng hóa

1. Nhân viên của Sở giao dịchhàng hoá không được phép môi giới, mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.

2. Các bên liên quan đến hoạt độngmua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá không được thực hiện các hành vi sauđây:

a) Gian lận, lừa dối về khối lượnghàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặccó thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoátrong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn;

b) Đưa tin sai lệch về các giao dịch,thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa;

c) Dùng các biện pháp bất hợppháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hoá;

d) Các hành vi bị cấm khác theoquy định của pháp luật.

Điều 72. Thực hiện biện pháp quản lý trong trường hợp khẩn cấp

1. Trường hợp khẩn cấp là trườnghợp xảy ra hiện tượng rối loạn thị trường hàng hoá làm cho giao dịch qua Sởgiao dịch hàng hóa không phản ánh được chính xác quan hệ cung cầu.

2. Trong trường hợp khẩn cấp, Bộtrưởng Bộ Thương mại có quyền thực hiện các biện pháp sau đây:

a) Tạm ngừng việc giao dịch qua Sởgiao dịch hàng hoá;

b) Hạn chế các giao dịch ở mộtkhung giá hoặc một số lượng hàng hóa nhất định;

c) Thay đổi lịch giao dịch;

d) Thay đổi Điều lệ hoạt động củaSở giao dịch hàng hoá;

đ) Các biện pháp cần thiết kháctheo quy định của Chính phủ.

Điều 73. Quyền hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nướcngoài

Thương nhân Việt Nam được quyềnhoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài theo quy địnhcủa Chính phủ.

ChươngIII

CUNG ỨNG DỊCH VỤ

MỤC 1.CÁC QUY ĐỊNH CHUNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ

Điều 74. Hình thức hợp đồng dịch vụ

1. Hợp đồng dịch vụ được thể hiệnbằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

2. Đối với các loại hợp đồng dịchvụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quyđịnh đó.

Điều 75. Quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân

1. Trừ trường hợp pháp luật hoặcđiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy địnhkhác, thương nhân có các quyền cung ứng dịch vụ sau đây:

a) Cung ứng dịch vụ cho người cưtrú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;

b) Cung ứng dịch vụ cho ngườikhông cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;

c) Cung ứng dịch vụ cho người cưtrú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài;

d) Cung ứng dịch vụ cho ngườikhông cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài.

2. Trừ trường hợp pháp luật hoặcđiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy địnhkhác, thương nhân có các quyền sử dụng dịch vụ sau đây:

a) Sử dụng dịch vụ do người cư trútại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam;

b) Sử dụng dịch vụ do người khôngcư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam;

c) Sử dụng dịch vụ do người cưtrú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài;

d) Sử dụng dịch vụ do người khôngcư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài.

3. Chính phủ quy định cụ thể đốitượng người cư trú, người không cư trú để thực hiện các chính sách thuế, quảnlý xuất khẩu, nhập khẩu đối với các loại hình dịch vụ.

Điều 76. Dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh doanh và dịch vụ kinhdoanh có điều kiện

1. Căn cứ vào điều kiện kinh tế -xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục dịch vụ cấm kinh doanh, dịchvụ hạn chế kinh doanh, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và điều kiện để đượckinh doanh dịch vụ đó.

2. Đối với dịch vụ hạn chế kinhdoanh, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, việc cung ứng dịch vụ chỉ được thực hiệnkhi dịch vụ và các bên tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ đáp ứng đầy đủ cácđiều kiện theo quy định của pháp luật.

Điều 77. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứnghoặc sử dụng dịch vụ

Trong trường hợp cần thiết, để bảovệ an ninh quốc gia và các lợi ích quốc gia khác phù hợp với pháp luật Việt Namvà điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Thủ tướngChính phủ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứnghoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm việc tạm thời cấm cung ứng hoặc sử dụng đối với mộthoặc một số loại dịch vụ hoặc các biện pháp khẩn cấp khác đối với một hoặc mộtsố thị trường cụ thể trong một thời gian nhất định.

MỤC 2.QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

Điều 78. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ

Trừ trường hợp có thoả thuậnkhác, bên cung ứng dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:

1. Cung ứng các dịch vụ và thựchiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thoả thuận vàtheo quy định của Luật này;

2. Bảo quản và giao lại cho kháchhàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thànhcông việc;

3. Thông báo ngay cho khách hàngtrong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm đểhoàn thành việc cung ứng dịch vụ;

4. Giữ bí mật về thông tin màmình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luậtcó quy định.

Điều 79. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc

Trừ trường hợp có thoả thuậnkhác, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụphải đạt được một kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việccung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều khoản và mục đích của hợp đồng.Trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể về tiêu chuẩ