Luật khoáng sản mới nhất 2016

      226
Nghị định 158/2016/NĐ-CP về hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản; báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản; giám đốc điều hành mỏ; xác nhận vốn chủ sở hữu; quy hoạch khoáng sản; điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và quy định về hoạt động khoáng sản; thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản và đóng cửa mỏ khoáng sản.

Bạn đang xem: Luật khoáng sản mới nhất 2016

1. Quy định chung

- Theo Nghị định số 158/2016, các thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản mà tổ chức, cá nhân phải hoàn trả chi phí khi sử dụng là thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản. Việc hoàn trả phí phải thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

- Nghị định 158/NĐ-CP cho phép tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thông tin thăm dò khoáng sản do mình đầu tư hoặc thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước đã hoàn trả chi phí và có quyền chuyển nhượng, thừa kế theo quy định.

2. Quy hoạch khoáng sản, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

- Việc lập quy hoạch khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng chủ trì lập. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Nghị định số 158/CP hướng dẫn lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản ở các khu vực phân tán, nhỏ lẻ hoặc ở các bãi thải của mỏ.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, trừ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản urani, thori. Bên cạnh đó, Nghị định 158/2016 còn quy định các điều kiện đối với tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.

3. Khu vực khoáng sản và quy định về hoạt động khoáng sản

- Nghị định số 158 quy định điều kiện hộ kinh được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản như có báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản, có kế hoạch bảo vệ môi trường và quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.

- Giấy phép khai thác khoáng sản được xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định 158/2016/CP và tổ chức, cá nhân có thể gia hạn đối với Giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.

4. Thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản và đóng cửa mỏ khoáng sản

- Hồ sơ xin cấp phép hoạt động khoáng sản được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến các cơ quan như Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia và Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Thành phần của hồ sơ xin cấp, gia hạn, trả giấy phép đối với các hoạt động khoáng sản được quy định cụ thể tại Nghị định số 158 của Chính phủ.


MỤC LỤC VĂN BẢN
*

CHÍNH PHỦ -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 158/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KHOÁNG SẢN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường;

Chính phủ ban hành Nghị định quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiếtthi hành một số nội dung của Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 về hoàn trả chiphí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản; báo cáođịnh kỳ hoạt động khoáng sản; giám đốc điều hành mỏ; xác nhận vốn chủ sở hữu;quy hoạch khoáng sản; điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; bảo vệ quyền lợiđịa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác, bảo vệ khoáng sảnchưa khai thác; khu vực khoáng sản và quy định về hoạt động khoáng sản; thủ tụccấp phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản và đóng cửa mỏkhoáng sản.

2. Nghị định này sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3, khoản 1 Điều 6, điểm b khoản 2 Điều 16; bổsung khoản 4 Điều 15 Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3, Điều 4, Điều 5, khoản 3 Điều6, Điều 7 Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Chínhphủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Điều 2. Giảithích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

1. Khoáng sản độc hại là loại khoáng sảncó chứa một trong các nguyên tố Thủy ngân, Arsen, Uran, Thori, nhóm khoáng vậtAsbet mà khi khai thác, sử dụng phát tán ra môi trường những chất phóng xạ hoặcđộc hại vượt mức quy định của quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.

2. Khoáng sản đi kèm là loại khoáng sảnkhác, nằm trong khu vực khai thác, thu hồi được khi khai thác khoáng sản chínhđã xác định trong Giấy phép khai thác khoáng sản, kể cả khoáng sản khác ở bãithải của mỏ đang hoạt động mà tại thời điểm đó xác định việc khai thác, sử dụngloại khoáng sản này có hiệu quả kinh tế.

3. Khoáng sản nguyên khai là sản phẩmtài nguyên của khoáng sản, đã khai thác, không còn ở trạng thái tự nhiên nhưngchưa qua đập, nghiền, sàng, phân loại hoặc các hoạt động khác để nâng cao giátrị khoáng sản sau khai thác.

4. Xây dựng cơ bản mỏ là các công việcđược xác định trong dự án đầu tư, thiết kế mỏ, gồm: Xây dựng các công trình(nhà cửa, kho tàng, bến bãi v.v...) phục vụ khai thác; xây dựng đường vận chuyểnđể kết nối vị trí khai thác với hệ thống giao thông khu vực lân cận; tạo mặt bằngđầu tiên để khai thác khoáng sản.

5. Giám đốc điều hành mỏ là người cótrình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 62Luật khoáng sản do tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản bổ nhiệmhoặc do cá nhân được phép khai thác, người đứng đầu tổ chức được phép khai tháctrực tiếp đảm nhiệm.

6. Trữ lượng tính tiềncấp quyền khai thác khoáng sản là trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiếtkế khai thác, xác định trong dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật và đượcquy định trong Giấy phép khai thác khoáng sản.

7. Diện tích điều tra cơ bản địa chấtvề khoáng sản là diện tích được xác định trong đề án điều tra cơ bản địa chất vềkhoáng sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trong diện tích điều tra cơ bảnđịa chất về khoáng sản có thể phát hiện và đánh giá được một hoặc nhiều khu vựccó khoáng sản.

8. Di sản địa chất là một phần tàinguyên địa chất có giá trị nổi bật về khoa học, giáo dục, thẩm mỹ và kinh tế.

9. Bất khả kháng trong hoạt độngkhoáng sản là sự kiện khách quan, không thể lường trước; là sự việc mà tổ chức,cá nhân đã áp dụng mọi biện pháp mà không thể tránh, không thể khắc phục, dẫn đếnkhông thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của tổ chức, cá nhânhoạt động khoáng sản.

Điều 3. Hoàn trả chiphí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản

1. Thông tin điều tra cơ bản địa chấtvề khoáng sản mà tổ chức, cá nhân phải hoàn trả chi phí khi sử dụng là thôngtin đánh giá tiềm năng khoáng sản.

2. Việc hoàn trả chi phí đánh giá tiềmnăng khoáng sản, thăm dò khoáng sản được thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Trường hợp thông tin đánh giá tiềmnăng khoáng sản, thăm dò khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhânsử dụng thông tin để thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc mục đích kinh doanhkhác phải hoàn trả cho Nhà nước chi phí đã đầu tư. Chi phí phải hoàn trả đối vớithông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản được xác định căn cứ vào khối lượng cáccông trình đã thi công trong diện tích đề nghị thăm dò khoáng sản gồm: Khoan,hào, lò, giếng, đo karota lỗ khoan và mẫu xác định chất lượng khoáng sản trongcác công trình nêu trên. Chi phí phải hoàn trả đối với thông tin thăm dò khoángsản là toàn bộ các hạng mục công việc đã thi công trên diện tích đề nghị khaithác khoáng sản. Đơn giá tính hoàn trả được tính theo đơn giá hiện hành tại thờiđiểm tính;

b) Trường hợp các khu vực đang khaithác theo giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, chi phí phải hoàn trảđược xác định trên cơ sở hiện trạng tài nguyên, trữ lượng còn lại tại thời điểmtính, đồng thời căn cứ theo chi phí bình quân tính cho một đơn vị tài nguyên(khi đánh giá tiềm năng khoáng sản) hoặc một đơn vị trữ lượng (khi thăm dòkhoáng sản) được xác định theo nguyên tắc quy định tại điểm a khoản này;

c) Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sảnbằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước không được cung cấp, chuyển nhượng thôngtin về kết quả thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợpcung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

d) Trường hợp thông tin đánh giá tiềmnăng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do tổ chức, cá nhân đầu tư, việc hoàn trảchi phí đã đầu tư được thực hiện theo nguyên tắc tự thỏa thuận bằng văn bản giữatổ chức, cá nhân đã đầu tư với tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin và phải thựchiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản,thăm dò khoáng sản do tổ chức, cá nhân đầu tư ở khu vực hoạt động khoáng sản bịthu hồi giấy phép, giấy phép được trả lại hoặc hết quyền ưu tiên đề nghị cấp Giấyphép khai thác khoáng sản mà các bên không tự thỏa thuận được chi phí phải hoàntrả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quy định tại khoản1, khoản 2 Điều 82 Luật khoáng sản (dưới đây gọi chung là cơ quan nhà nướccó thẩm quyền cấp phép) quyết định chi phí đã đầu tư phải hoàn trả theo nguyêntắc quy định tại điểm a khoản này;

đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân đãhoàn trả ngân sách nhà nước số tiền đã đầu tư cho đánh giá tiềm năng khoáng sản,thăm dò khoáng sản thì việc hoàn trả chi phí thực hiện theo quy định tại điểm dkhoản này.

3. Việc hoàn trả chi phí điều tra cơbản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản được quy định tại điểm akhoản 2 Điều này phải thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấpGiấy phép khai thác khoáng sản.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủtrì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định vềphương pháp xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoángsản phải hoàn trả, phương thức hoàn trả; quy định chế độ thu, quản lý, sử dụngchi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do Nhà nước đã đầutư.

Điều 4. Sử dụngthông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản

1. Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụngthông tin thăm dò khoáng sản do mình đầu tư hoặc thông tin đánh giá tiềm năngkhoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước đã hoàn trảchi phí theo quy định tại Điều 3 Nghị định này và có quyền chuyển nhượng, thừakế theo quy định của pháp luật.

2. Sau 06 tháng kể từ ngày trữ lượngkhoáng sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đã hết thời hạn Giấy phépthăm dò khoáng sản mà tổ chức, cá nhân được phép thăm dò không nộp hồ sơ đề nghịcấp Giấy phép khai thác khoáng sản thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được cungcấp thông tin về khoáng sản ở khu vực đó cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng, trừtrường hợp bất khả kháng. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thăm dò khoáng sảnquy định tại điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định này có trách nhiệm hoàn trả chiphí thăm dò cho tổ chức, cá nhân đã thăm dò trước đó.

Điều 5. Đầu tư củaNhà nước để thăm dò, khai thác khoáng sản

1. Nhà nước đầu tư để thăm dò, khaithác một số loại khoáng sản quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mụctiêu quốc phòng, an ninh quy định tại khoản 5 Điều 3 Luậtkhoáng sản.

2. Trên cơ sở quy hoạch khoáng sản đãđược phê duyệt, căn cứ vào yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mụctiêu quốc phòng, an ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với BộKế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan thẩm định, trình Thủtướng Chính phủ phê duyệt các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản thực hiện bằngvốn từ ngân sách nhà nước.

Điều 6. Trách nhiệmquản lý khoáng sản độc hại

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cótrách nhiệm điều tra, đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng và các khu vực bị ảnhhưởng, tác động bởi khoáng sản độc hại; đề xuất các giải pháp phòng ngừa tác độngcủa khoáng sản độc hại đến môi trường khu vực và người dân địa phương nơi cókhoáng sản độc hại; thông báo và bàn giao tài liệu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnhnơi có khoáng sản độc hại.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cókhoáng sản độc hại có trách nhiệm triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừatác động tiêu cực của khoáng sản độc hại tới môi trường khu vực và người dân địaphương; tổ chức quản lý, bảo vệ khoáng sản độc hại chưa khai thác trên địa bànđịa phương theo quy định.

Điều 7. Báo cáo kếtquả hoạt động khoáng sản; báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản

1. Báo cáo kết quả hoạt động khoáng sảnbao gồm:

a) Báo cáo kết quả hoạt động thăm dòkhoáng sản;

b) Báo cáo kết quả hoạt động khaithác khoáng sản.

2. Báo cáo tình hình quản lý nhà nướcvề khoáng sản gồm:

a) Báo cáo tình hình quản lý nhà nướcvề khoáng sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Báo cáo tình hình quản lý nhà nướcvề khoáng sản trong phạm vi cả nước.

3. Chế độ báo cáo được quy định nhưsau:

a) Báo cáo định kỳ quy định tại khoản1, khoản 2 Điều này được thực hiện một năm một lần. Kỳ báo cáo được tính từngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo;

b) Ngoài chế độ báo cáo nêu tại điểma khoản này, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, tổ chức,cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải báo cáo đột xuất về tình hình hoạtđộng khoáng sản.

4. Trách nhiệm nộp báo cáo được quy địnhnhư sau:

a) Trước ngày 01 tháng 02 hàng năm, tổchức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải nộp báo cáo của năm trước đóquy định tại khoản 1 Điều này cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi hoạt độngkhoáng sản. Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản theo giấy phép thuộcthẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn phải nộp báo cáo cho Tổngcục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam;

b) Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm, SởTài nguyên và Môi trường hoàn thành báo cáo của năm trước đó quy định tại điểma khoản 2 Điều này trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để gửi cho Bộ Tài nguyên vàMôi trường và gửi bản sao báo cáo cho Sở Công Thương, Sở Xây dựng để phối hợpquản lý;

c) Trước ngày 15 tháng 3 hàng năm, Tổngcục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam lập báo cáo của năm trước đó quy định tạiđiểm b khoản 2 Điều này trình Bộ Tài nguyên và Môi trường để báo cáo Thủ tướngChính phủ và gửi bản sao báo cáo cho Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạchvà Đầu tư để phối hợp quản lý.

5. Bộ Tài nguyênvà Môi trường quy định mẫu các loại báo cáo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điềunày.

Điều 8. Giám đốcđiều hành mỏ

1. Giám đốc điều hành mỏ chịu tráchnhiệm trong việc điều hành hoạt động khai thác theo Giấy phép khai thác khoángsản; triển khai thực hiện dự án đầu tư, thiết kế mỏ đã phê duyệt theo quy địnhcủa pháp luật về khoáng sản; các quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi trườngtrong khai thác khoáng sản.

2. Ngay sau khi bổ nhiệm Giám đốc điềuhành mỏ, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản gửi văn bản thông báo cho cơquan quy định tại khoản 4 Điều này. Nội dung văn bản thông báo gồm: Thông tin vềquyết định bổ nhiệm (trừ trường hợp cá nhân khai thác khoáng sản hoặc người đứngđầu tổ chức được phép khai thác khoáng sản kiêm Giám đốc điều hành mỏ); sơ yếulý lịch của Giám đốc điều hành mỏ, gửi kèm theo bản chính: Quyết định bổ nhiệm,sơ yếu lý lịch; bản sao các văn bằng chứng chỉ chuyên môn có liên quan của Giámđốc điều hành mỏ.

3. Văn bằng đào tạo của Giám đốc điềuhành mỏ quy định tại điểm d, đ khoản 2 Điều 62 Luật khoáng sản gồm:

a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc tươngđương thuộc chuyên ngành kỹ thuật mỏ, xây dựng mỏ đối với mỏ khai thác bằngphương pháp hầm lò;

b) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc tươngđương thuộc chuyên ngành kỹ thuật mỏ, xây dựng mỏ, kỹ thuật địa chất đối với mỏkhai thác bằng phương pháp lộ thiên;

c) Bằng tốt nghiệp cao đẳng, tốt nghiệptrung cấp hoặc tương đương thuộc chuyên ngành kỹ thuật mỏ, kỹ thuật địa chất đốivới mỏ khai thác bằng phương pháp lộ thiên khoáng sản không kim loại không sử dụngvật liệu nổ công nghiệp; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bằngphương pháp thủ công.

4. Tổ chức, cá nhân khai thác khoángsản gửi thông báo Giám đốc điều hành mỏ quy định tại khoản 2 Điều này về Tổng cụcĐịa chất và Khoáng sản Việt Nam đối với Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩmquyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường đốivới Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân cấptỉnh.

Điều 9. Vốn chủ sởhữu của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản

1. Đối với doanh nghiệp mới thành lậpgồm một trong các văn bản sau:

a) Biên bản góp vốn của các cổ đôngsáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với côngty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên; điều lệ công ty đối với côngty cổ phần, sổ đăng ký thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thànhviên trở lên;

b) Quyết định giao vốn của chủ sở hữuđối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức.

2. Đối với doanh nghiệp đang hoạt độngquy định như sau:

a) Đối với doanh nghiệp thành lập trongthời hạn 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản,Giấy phép khai thác khoáng sản: Nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

b) Đối với doanh nghiệp thành lậptrên 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản,Giấy phép khai thác khoáng sản: nộp bản sao Báo cáo tài chính của năm gần nhất.

3. Đối với Hợp tác xã, liên hiệp hợptác xã gồm một trong các văn bản sau:

a) Vốn điều lệ của hợp tác xã, liênhiệp hợp tác xã là tổng số vốn do thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viêncủa liên hiệp hợp tác xã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định vàđược ghi vào điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật hợptác xã;

b) Vốn hoạt động của hợp tác xã, liênhiệp hợp tác xã gồm vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên, vốn huy động,vốn tích lũy, các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; các khoản trợ cấp,hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; các khoảnđược tặng, cho và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định.

Chương II

QUY HOẠCH KHOÁNGSẢN, ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ KHOÁNG SẢN

Điều 10. Lập,trình phê duyệt quy hoạch khoáng sản

1. Trách nhiệm lập, trình Thủ tướngChính phủ phê duyệt quy hoạch khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều10 Luật khoáng sản cụ thể như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủtrì lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;

b) Bộ Công Thương chủ trì lập Quy hoạchthăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản (trừ khoáng sản làmvật liệu xây dựng);

c) Bộ Xây dựng chủ trì lập quy hoạchthăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

2. Quy hoạch khoáng sản quy định tạikhoản 1 Điều này được lập phù hợp với chiến lược khoáng sản đã được phê duyệt.

3. Trong quá trình lập quy hoạchkhoáng sản, theo thẩm quyền quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này, BộCông Thương, Bộ Xây dựng có trách nhiệm phối hợp để thực hiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Luật khoáng sản.

Điều 11. Quy hoạchthăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụngkhoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại điểmd khoản 1 Điều 10 Luật khoáng sản được lập đối với các loại khoáng sản sau:

a) Khoáng sản làm vật liệu xây dựngthông thường, than bùn;

b) Khoáng sản ở khu vực có khoáng sảnphân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố;

c) Khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã cóquyết định đóng cửa mỏ.

2. Việc lập quy hoạch thăm dò, khaithác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm cácnguyên tắc sau đây:

a) Phù hợp với chiến lược khoáng sảnvà quy hoạch khoáng sản quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 10Nghị định này;

b) Phù hợp với quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đượccơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địabàn;

c) Bảo đảm khai thác, sử dụng khoángsản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả phục vụ nhu cầu hiện tại, đồng thời có tính đếnsự phát triển khoa học, công nghệ và nhu cầu khoáng sản trong tương lai;

d) Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiênnhiên, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiênnhiên khác.

3. Căn cứ để lập quy hoạch thăm dò,khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:

a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế - xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng;

b) Chiến lược khoáng sản; quy hoạchkhoáng sản quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định này;

c) Nhu cầu về khoáng sản trong kỳ quyhoạch;

d) Tiến bộ khoa học và công nghệtrong thăm dò, khai thác khoáng sản;

đ) Kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước.

4. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụngkhoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có các nội dung chính sauđây:

a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp,đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng hoạt động thăm dò,khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản trên địa bàn địa phương;

b) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạchkỳ trước;

c) Xác định phương hướng, mục tiêuthăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trong kỳ quy hoạch;

d) Thể hiện các khu vực cấm hoạt độngkhoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đã được phê duyệt;

đ) Khoanh định chi tiết khu vực mỏ,loại khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác.Khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối cácđiểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thíchhợp;

e) Xác định quy mô, công suất khaithác, yêu cầu về công nghệ khai thác;

g) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiệnquy hoạch.

Điều 12. Lấy ýkiến góp ý và công bố quy hoạch khoáng sản

1. Việc gửi lấy ý kiến về quy hoạchkhoáng sản thực hiện như sau:

a) Trước khi trình Thủ tướng Chính phủphê duyệt, cơ quan chủ trì lập quy hoạch gửi lấy ý kiến của các cơ quan quy địnhtại khoản 1 Điều 10 Nghị định này; ý kiến các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tàichính, Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương nơi có mỏ khoáng sản đưa vào quy hoạch; đăng tải côngkhai nội dung thuyết minh quy hoạch trên trang thông tin điện tử của cơ quan chủtrì lập quy hoạch để lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp ít nhất 45 ngày trướckhi trình phê duyệt quy hoạch;

b) Trước khi trình Hội đồng nhân dâncùng cấp thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi lấy ý kiến các Bộ: Tài nguyênvà Môi trường, Công Thương, Xây dựng. Trường hợp khoáng sản đưa vào quy hoạchcó diện tích phân bố trên địa bàn giáp ranh từ hai tỉnh, thành phố trở lên phảigửi hồ sơ lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc địa bàn giápranh.

2. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngàynhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan chủ trì lập quy hoạch, cơ quan được lấyý kiến quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về hồsơ quy hoạch. Nếu quá thời hạn trên mà cơ quan được lấy ý kiến không trả lời bằngvăn bản, thì cơ quan chủ trì lập quy hoạch sẽ trình Thủ tướng Chính phủ, Hội đồngnhân dân cùng cấp xem xét phê duyệt hoặc thông qua quy hoạch.

Xem thêm: Tìm Hiểu Ngành Kinh Doanh Thương Mại Là Gì? Học Gì Và Ra Trường Làm Gì?

3. Hồ sơ gửi lấy ý kiến góp ý quy hoạchkhoáng sản gồm:

a) Văn bản đề nghị góp ý;

b) Bản thuyết minh dự thảo quy hoạch;

c) Các bản vẽ quy hoạch và các văn bảnkhác có liên quan (nếu có).

4. Trong thời gian không quá 30 ngày,kể từ ngày quy hoạch khoáng sản được phê duyệt, cơ quan chủ trì lập quy hoạchphải công bố quy hoạch theo các hình thức sau đây:

a) Công khai nội dung quy hoạch trêntrang thông tin điện tử Chính phủ, trang thông tin điện tử của cơ quan chủ trìlập quy hoạch;

b) Tổ chức họp báo công khai tại trụsở cơ quan chủ trì lập quy hoạch.

Điều 13. Đầu tưđiều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bằng vốn của tổ chức, cá nhân

1. Khuyến khích tổ chức, cá nhân thamgia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, trừ điều tra cơ bản địa chấtvề khoáng sản urani, thori.

Trường hợp điều tra cơ bản địa chất vềkhoáng sản thuộc khu vực vành đai biên giới quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trườngbáo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét trước khi quyết định.

2. Căn cứ quy hoạch điều tra cơ bản địachất về khoáng sản đã được phê duyệt và quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tàinguyên và Môi trường lập danh mục bổ sung đề án điều tra cơ bản địa chất vềkhoáng sản thuộc diện khuyến khích tham gia đầu tư bằng vốn của tổ chức, cánhân, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tưđiều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 và khoản 1 Điều 51 Luật khoáng sản;

b) Bảo đảm kinh phí để thực hiện toànbộ đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có tráchnhiệm:

a) Khoanh định, công bố loại khoáng sản,vị trí, tọa độ, diện tích thuộc đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sảnthuộc diện khuyến khích tham gia đầu tư bằng vốn của tổ chức, cá nhân trêntrang thông tin điện tử của bộ theo quy hoạch điều tra cơ bản địa chất vềkhoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Thẩm định, phê duyệt các đề án điềutra, đánh giá khoáng sản thuộc diện khuyến khích đầu tư;

c) Ban hành quy chế giám sát quátrình thực hiện đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạchvà Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục góp vốn, quản lý vốn tham gia đầu tưcủa tổ chức, cá nhân;

đ) Giám sát quá trình thực hiện đề ánđiều tra cơ bản địa chất về khoáng sản do tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư.

Điều 14. Điềutra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất và kinh phí cho điều tra cơ bảnđịa chất về khoáng sản

1. Điều tra cơ bảnđịa chất về khoáng sản phải gắn với điều tra, đánh giá di sản địa chất, côngviên địa chất. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung công tác điều tra,đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất.

2. Kinh phí cho điều tra cơ bản địachất về khoáng sản thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 21Luật khoáng sản và được bổ sung từ tiền hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địachất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác khoángsản và tiền đầu tư của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 13 Nghị địnhnày.

3. Hàng năm, căn cứ vào nguồn thu quyđịnh tại khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên vàMôi trường cân đối mức bổ sung kinh phí cho công tác điều tra cơ bản địa chất vềkhoáng sản.

Chương III

QUYỀN LỢI CỦA ĐỊAPHƯƠNG VÀ NGƯỜI DÂN NƠI CÓ KHOÁNG SẢN ĐƯỢC KHAI THÁC; BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯAKHAI THÁC

Điều 15. Quyền lợiđịa phương nơi có khoáng sản được khai thác

1. Căn cứ thực tế nguồn thu hàng nămtừ hoạt động khai thác khoáng sản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhândân cùng cấp thông qua dự toán chi ngân sách hỗ trợ để nâng cấp, cải tạo các hạngmục công trình cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác quy định tại khoản2 Điều này.

2. Các hạng mục công trình được hỗ trợđể nâng cấp, cải tạo phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chí sau đây:

a) Là đường giao thông cấp huyện, xãbị ảnh hưởng trực tiếp do vận chuyển đất đá thải, khoáng sản đã khai thác;

b) Là các công trình phúc lợi nằmtrên địa bàn huyện, xã nơi có khoáng sản được khai thác gồm: Trường học, cơ sởkhám chữa bệnh, nhà văn hóa, hệ thống cung cấp nước sạch; công trình xử lý môitrường.

Điều 16. Quyền lợicủa người dân nơi có khoáng sản được khai thác

1. Việc hỗ trợ địa phương và ngườidân nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định tại khoản 2Điều 5 Luật khoáng sản do tổ chức, cá nhân khai thác trực tiếp thực hiện.

2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoángsản thông báo nội dung, khối lượng; kế hoạch, chương trình thực hiện các côngviệc, các hạng mục công trình hỗ trợ đến Ủy ban nhân dân cấp xã; thông báo côngkhai đến tổ dân phố/thôn/bản để người dân nơi có khoáng sản cử đại diện thamgia giám sát quá trình thực hiện.

3. Chi phí hỗ trợ địa phương và ngườidân nơi có khoáng sản được khai thác của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sảnđược hạch toán vào chi phí sản xuất.

Điều 17. Tráchnhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyệnđề xuất kế hoạch; giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, lập, trình Ủy bannhân dân cấp tỉnh phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địabàn địa phương theo định mức chi ngân sách do Bộ Tài chính hướng dẫn;

b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện,xã; các cơ quan chuyên môn; phối hợp với các lực lượng Quốc phòng, Công an ngănchặn, giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản không có giấy phép của cơ quannhà nước có thẩm quyền (dưới đây gọi chung là hoạt động khai thác khoáng sảntrái phép) trên địa bàn;

c) Tổng kết, đánh giá công tác bảo vệkhoáng sản chưa khai thác trên địa bàn và đưa vào Báo cáo tình hình quản lý nhànước về khoáng sản hàng năm;

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhchịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra tình trạng khai tháckhoáng sản trái phép trên địa bàn địa phương mà không xử lý hoặc xử lý không dứtđiểm để diễn ra kéo dài.

2. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thịxã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện)có trách nhiệm:

a) Chủ trì phổ biến và triển khaiPhương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn;

b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường,thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện các biện phápbảo vệ khoáng sản chưa khai thác;

c) Tiến hành giải tỏa, ngăn chặn hoạtđộng khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc được báo tin xảyra trên địa bàn. Kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo xử lýtrong trường hợp không ngăn chặn được hoạt động khai thác khoáng sản trái phép;

d) Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm gửiỦy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai tháctại địa phương;

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyệnchịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi để xảy ra tình trạngkhai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để diễn ra kéodài.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật về khoáng sản đến thôn/bản/xóm; vận động nhân dân địa phương khôngkhai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, phát hiện và tốgiác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; thực hiện Phương án bảo vệkhoáng sản chưa khai thác trên địa bàn;

b) Phát hiện và thực hiện các giảipháp ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện;trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cấp huyện để chỉđạo công tác giải tỏa;

c) Định kỳ 6 tháng báo cáo tình hìnhbảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 18. Nộidung chính của phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khaithác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này gồm các nội dung chínhsau đây:

1. Thực trạng công tác quản lý nhà nướcvề khoáng sản và hoạt động khoáng sản, gồm cả công tác bảo vệ khoáng sản chưa khaithác trên địa bàn địa phương tại thời điểm lập Phương án; những tồn tại, hạn chếvà nguyên nhân.

2. Thống kê số lượng, diện tích, tọađộ các khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản đang hoạt động của các tổ chức, cánhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép trên địa bàn; các khu vựckhai thác đã kết thúc, đóng cửa mỏ để bảo vệ; các bãi thải của mỏ đã có quyết địnhđóng cửa.

Ranh giới, diện tích có khoáng sản đãvà đang được điều tra, đánh giá; các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia cần bảovệ; các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, các khu vực tạm cấm hoạt động khoángsản đã phê duyệt; các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được khoanh địnhvà công bố.

3. Cập nhật thông tin quy hoạch thămdò, khai thác, sử dụng khoáng sản của tỉnh/thành phố đã được điều chỉnh, bổsung; thông tin về quy hoạch khoáng sản chung cả nước đã được phê duyệt tính đếnthời điểm lập Phương án.

4. Quy định trách nhiệm của các Sở:Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lực lượng công an, quânđội trong bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; các cơ quan thông tấn, báo chí,truyền hình địa phương trong việc đăng tải thông tin quản lý nhà nước về khoángsản, về khai thác trái phép.

5. Quy định trách nhiệm của Ủy bannhân dân cấp huyện, cấp xã; hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân là người đứngđầu chính quyền huyện, xã để xảy ra khai thác khoáng sản trái phép, mua bán, vậnchuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không giải tỏa dứt điểm, để tái diễn,kéo dài; trách nhiệm của trưởng xóm/thôn trong việc thông tin kịp thời chochính quyền xã, huyện khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phéptrên địa bàn.

6. Quy định trách nhiệm phối hợp giữacác Sở, ngành có liên quan của địa phương; các cấp chính quyền huyện, xã trongviệc cung cấp, xử lý thông tin và giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản tráiphép; trách nhiệm của cơ quan, người tiếp nhận thông tin; cơ chế xử lý thôngtin được tiếp nhận.

7. Kế hoạch, các giải pháp tổ chức thựchiện; dự toán chi phí thực hiện.

Điều 19. Lấy ýkiến cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản trước khi trình phê duyệt quy hoạchphát triển kinh tế - xã hội

Việc lấy ý kiến bằng văn bản của cơquan quản lý nhà nước về khoáng sản trước khi trình phê duyệt quy hoạch quy địnhtại khoản 3 Điều 17 Luật khoáng sản được thực hiện như sau:

1. Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch gửiđến Bộ Tài nguyên và Môi trường văn bản lấy ý kiến, kèm theo Thuyết minh quy hoạchvà bản vẽ tổng thể diện tích quy hoạch.

2. Trong thời gian không quá 20 ngàylàm việc, kể từ khi nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức quy địnhtại khoản 1 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phốihợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có quy hoạch và các cơ quan có liên quankiểm tra và trả lời bằng văn bản về mức độ đã điều tra, đánh giá khoáng sản; việccó hay không có khoáng sản; về vấn đề quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụngkhoáng sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nằm trong diện tích quy hoạch.

Điều 20. Tráchnhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của tổ chức, cá nhân được phép hoạt độngkhoáng sản

1. Để bảo vệ khoáng sản chưa khaithác và thực hiện thăm dò, khai thác khoáng sản trong khu vực được phép hoạt động,tổ chức, cá nhân phải cắm mốc các điểm khép góc khu vực thăm dò, khai tháckhoáng sản theo tọa độ ghi trong Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khaithác khoáng sản.

2. Quy cách mốc điểm góc khu vực hoạtđộng khoáng sản quy định như sau:

a) Theo quy cách mốc địa giới hànhchính cấp xã đối với thăm dò, khai thác khoáng sản rắn;

b) Đối với trường hợp khai thác cát,sỏi lòng sông, cửa sông, cửa biển, việc cắm mốc thực hiện theo quy định củapháp luật về Đường thủy nội địa hoặc Hàng hải. Trường hợp không thể thực hiệnđược theo quy định nêu trên thì cắm mốc gửi trên bờ sông theo quy định tại điểma khoản này.

3. Sau khi hoàn thành việc cắm mốcnêu tại khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản thôngbáo bằng văn bản để Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhândân huyện, xã nơi có khoáng sản được khai thác bàn giao mốc tại thực địa. Trườnghợp khai thác khoáng sản theo Giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phảicó đại diện của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

4. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt độngkhoáng sản có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ không để xảy ra hoạt độngkhai thác khoáng sản trái phép trong khu vực được phép hoạt động khoáng sản.Khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ở ngoài ranh giới khuvực được phép hoạt động khoáng sản phải báo báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấphuyện, xã để xử lý.

5. Tổ chức, cá nhân được phép khaithác khoáng sản có trách nhiệm lưu giữ, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưngchưa sử dụng; khoáng sản tại bãi thải hoặc khoáng sản đi kèm nhưng chưa thu hồitrong quá trình khai thác.

6. Trước khi khai thác khoáng sản đikèm quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này, tổ chức, cá nhân khai tháckhoáng sản phải gửi thông báo bằng văn bản đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy địnhtại khoản 1, khoản 3 Điều 47 Nghị định này. Trong thời gian không quá 15 ngàylàm việc, cơ quan tiếp nhận phải hoàn thành công tác kiểm tra thực địa, kiểmtra hồ sơ, tài liệu có liên quan và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phépkhai thác khoáng sản đó quyết định việc khai thác khoáng sản đi kèm để tổ chức,cá nhân thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định.

Chương IV

KHU VỰC KHOÁNG SẢNVÀ QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Mục 1. KHU VỰCKHOÁNG SẢN

Điều 21. Khoanhđịnh khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ

1. Khu vực có khoáng sản (trừ khoángsản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản độc hại, nướckhoáng, nước nóng thiên nhiên) phù hợp với quy định tại khoản 1Điều 27 Luật khoáng sản được khoanh định là khu vực có khoáng sản phân tán,nhỏ lẻ khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:

a) Không thuộc khu vực cấm hoạt độngkhoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu vực dự trữ khoáng sảnquốc gia;

b) Khoáng sản đã phát hiện phân bố độclập có trữ lượng hoặc tài nguyên dự tính thuộc quy mô nhỏ; khoáng sản còn lại ởkhu vực khai thác khoáng sản đã có quyết định đóng cửa mỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật khoáng sản hoặc khu vực đã hết thời hạnkhai thác được cơ quan có thẩm quyền cấp phép trước ngày Luật khoáng sản có hiệulực mà có trữ lượng và tài nguyên dự tính còn lại thuộc quy mô nhỏ quy định tạiPhụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điềunày, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm khoanh định và công bố các khuvực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.

3. Căn cứ thực tế tại địa phương, phùhợp với các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đềnghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố khu vực có khoáng sảnphân tán, nhỏ lẻ. Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định việc đánh giá khoáng sảnở các khu vực đã điều tra, đánh giá khoáng sản nhưng chưa có số liệu về tàinguyên dự tính.

Điều 22. Khoanhđịnh khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản

1. Khu vực có khoáng sản được khoanhđịnh là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật khoáng sản khi đáp ứng một trong các tiêuchí sau đây:

a) Khu vực cókhoáng sản: Than, urani, thori;

b) Khu vực đávôi, đá sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng hoặc khoáng sản là phụ gia điều chỉnhlàm xi măng đã xác định là nguồnnguyên liệu cho các dự án nhà máy xi măng; khu vực có khoáng sản đã xác định là nguồn nguyên liệu cung cấp chocác dự án nhà máy chế biến sâu khoáng sản đã xác định trong quy hoạch khoáng sảnđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; khu vực có nước khoáng, nước nóng thiênnhiên gắn với các dự án đầu tư có sử dụng nước khoáng đã được cơ quan có thẩmquyền cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư;

c) Khu vựckhoáng sản thuộc vành đai biên giới quốc gia, khu vực chiến lược về quốc phòng,an ninh;

d) Khu vực códự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại khoản 2 Điều64, điểm b khoản 1 Điều 65 Luật khoáng sản;

đ) Khu vực khoáng sản làm vật liệuxây dựng thông thường được quy hoạch khai thác để cung cấp nguyên vật liệu phụcvụ xây dựng các công trình sử dụng ngân sách nhà nước (phát triển hạ tầng giaothông; công trình thủy lợi, thủy điện); công trình khắc phục thiên tai, địch họa; khu vực có khoáng sản dùng làm vật liệu sanlấp phục vụ công trình hạ tầng giao thông, công trình phúc lợi thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới;

e) Khu vực hoạtđộng khoáng sản mà việc thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực đó bị hạn chếtheo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Luật khoáng sản;

g) Khu vực hoạt động khoáng sản đã đượccơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấyphép khai thác khoáng sản.

2. Căn cứ quyđịnh tại khoản 1 Điều này và thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản quy địnhtại Điều 82 Luật khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, SởTài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khoanh định khuvực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trình cấp có thẩm quyềnquy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 78 Luật khoáng sản phêduyệt. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hoặc BộXây dựng xác định một số khu vực có kết quả đánh giá tài nguyên thuộc diện tíchđã được điều tra, đánh giá khoáng sản bằng nguồn vốn của tổ chức, cá nhân vàtrường hợp khác trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Trong thời gian 07 ngày kể từ ngàyđược cấp có thẩm quyền phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản,Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đăng tảicông khai danh sách khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên trangthông tin điện tử của mình.

Điều 23. Lấy ýkiến kết quả khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, tạm thời cấm hoạt độngkhoáng sản

1. Trước khi trình Thủ tướng Chính phủphê duyệt kết quả khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thờicấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương gửi hồ sơ để lấy ý kiến của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng,Công Thương, Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giaothông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin vàTruyền thông.

2. Hồ sơ gửi lấy ý kiến quy định tạikhoản 1 Điều này bao gồm:

a) Công văn của Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố;

b) Bản thuyết minh gồm các nội dungchính: Căn cứ pháp lý và tài liệu làm cơ sở khoanh định; nguyên tắc, phươngpháp khoanh định; kết quả khoanh định theo từng lĩnh vực và tổng hợp danh mụccác khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.Mỗi khu vực phải có bảng tọa độ các điểm khép góc theo hệ tọa độ VN-2000, trừkhu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản vì lý do quốc phòng, anninh. Phụ lục chi tiết kèm theo mô tả thông tin của từng khu vực đã khoanh địnhkhu vực cấm hoạt động khoáng sản, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;

c) Bản đồ thể hiện các khu vực cấm hoạtđộng khoáng sản, khu vực tạm thời cấm trên nền địa hình hệ tọa độ VN-2000, tỷ lệtừ 1/200.000 - 1/100.000, bao gồm cả đới hành lang bảo vệ, an toàn cho khu vựcđã khoanh định (nếu có). Đối với các khu vực phức tạp, thể hiện trên các bản vẽchi tiết tỷ lệ từ 1/25.000 - 1/10.000 hoặc lớn hơn.

3. Trong thời gian 30 ngày làm việc kểtừ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến kết quả khoanh định khu vực cấm hoạt độngkhoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, cơ quan được lấy ý kiếnphải trả lời bằng văn bản về nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước củamình. Sau thời hạn nêu trên, nếu cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lờiđược xem như đã đồng ý.

Điều 24. Trìnhphê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm cấm hoạt động khoáng sản

1. Sau khi hoàn chỉnh theo ý kiến gópý của các bộ quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này, Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố gửi hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm hoạt độngkhoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đến Tổng cục Địa chất vàKhoáng sản Việt Nam.

2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt khu vực cấmhoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản gồm:

a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủyban nhân dân tỉnh, thành phố;

b) Bảng tổng hợp việc tiếp thu, giảitrình ý kiến góp ý của các bộ;

c) Bản thuyết minh và các bản vẽ kèmtheo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 23 Nghị định này.

3. Trong thời gian không quá 20 ngàylàm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, Tổng cục Địachất và Khoáng sản Việt Nam hoàn thành việc kiểm tra, rà soát văn bản, tài liệucủa hồ sơ và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường để có văn bản gửi Thủ tướngChính phủ kèm theo hồ sơ và dự thảo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Mục 2. THĂM DÒKHOÁNG SẢN

Điều 25. Lựa chọntổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giáquyền khai thác khoáng sản

Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấpGiấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sảnquy định tại khoản 1 Điều 36 Luật khoáng sản thực hiện nhưsau:

1. Trường hợp hết thời gian thông báoquy định tại điểm a khoản 1 Điều 58 Nghị định này mà chỉ có một tổ chức, cánhân nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản thì tổ chức, cá nhân đó được lựa chọnđể cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.

2. Trường hợp hết thời gian thông báoquy định tại điểm a khoản 1 Điều 58 Nghị định này mà có từ 02 tổ chức, cá nhântrở lên nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản thì tổ chức, cá nhân được lựa chọnđể cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản khi đáp ứng được nhiều nhất các điều kiệnưu tiên theo thứ tự sau đây:

a) Là tổ chức, cá nhân đã tham giagóp vốn điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản ở khu vực dự kiến cấp phép thămdò khoáng sản;

b) Có vốn điều lệ tối thiểu phải bằng50% tổng dự toán của đề án thăm dò khoáng sản tại khu vực đề nghị thăm dò;

c) Là tổ chức, cá nhân đã và đang sửdụng công nghệ, thiết bị khai thác tiên tiến, hiện đại để thu hồi tối đa khoángsản; chấp hành tốt trách nhiệm bảo vệ môi trường, nghĩa vụ tài chính về khoángsản;

d) Cam kết sau khi thăm dò có kết quảsẽ khai thác, sử dụng khoáng sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước phù hợpvới quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt.

3. Trường hợp các tổ chức, cá nhân đềnghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đều đáp ứng các điều kiện như nhau quy địnhtại khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân nào nộp hồ sơ sớm nhất tính theo thờigian ghi trong phiếu tiếp nhận hồ sơ sẽ được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dòkhoáng sản.

4. Trường hợp thăm dò khoáng sảntrong diện tích dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Điều 65 Luật khoáng sản, tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư dự ánđược ưu tiên lựa chọn để cấp phép thăm dò khoáng sản. Trường hợp chủ dự ánkhông có nhu cầu thăm dò, khai thác khoáng sản thì cơ quan có thẩm quyền cấpphép lựa chọn tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản để bảo đảm tiến độ xây dựngcông trình.

Điều 26. Điều kiệncủa hộ kinh doanh được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

1. Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật khoáng sản được cấp Giấy phép thăm dòkhoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ các điều kiện sauđây:

a) Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựachọn theo quy định tại Điều 25 Nghị định này; có hợp đồng với tổ chức có đủ điềukiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35Luật khoáng sản để thực hiện đề án thăm dò;

b) Có đề án thăm dò khoáng sản làm vậtliệu xây dựng thông thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và phù hợp vớiquy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương nơi có khoáng sản;

c) Diện tích khu vực đề nghị thăm dòkhông quá 01 ha.

2. Nội dung kỹ thuật của Đề án thămdò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phải đáp ứng các yêu cầu về: Cấptrữ lượng và mạng lưới thăm dò; kỹ thuật công tác thăm dò; công tác nghiên cứuchất lượng; mức độ nghiên cứu và khoanh nối khối tính trữ lượng và công táctính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy địnhnội dung công tác thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; hướngdẫn quản lý cát, sỏi lòng sông.

Điều 27. Chuyểnnhượng quyền thăm dò khoáng sản

1. Điều kiện chuyển nhượng quyền thămdò khoáng sản:

a) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượngphải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luậtkhoáng sản; nếu không có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì phảicó hợp đồng với tổ chức đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản để tiếp tục thực hiện đề ánthăm dò;

b) Tính đến thời điểm chuyển nhượng,tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại các điểmb, c, d và e khoản 2 Điều 42; kh