Luật cạnh tranh hiện hành

      760

Mới: Căn cứ xác định sức mạnh thị trường đáng kể của DN


MỤC LỤC VĂN BẢN
*

QUỐC HỘI --------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Luật số:23/2018/QH14

Hà Nội, ngày12tháng6năm 2018

LUẬT

CẠNH TRANH

Căn cứHiến pháp nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Cạnhtranh.

Bạn đang xem: Luật cạnh tranh hiện hành

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều1.Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hành vi hạnchế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạnchế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tốtụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnhtranh.

Điều2.Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh(sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứngsản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vựcthuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoàihoạt động tại Việt Nam.

2. Hiệp hội ngành, nghề hoạt độngtại Việt Nam.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhântrong nước và nước ngoài có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểunhư sau:

1.Hiệphội ngành,nghềbao gồm hiệp hội ngành hàng và hiệp hộinghề nghiệp.

2.Hànhvi hạn chế cạnh tranhlà hành vi gây tác động hoặc có khả nănggây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh,lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.

3.Tácđộng hạn chế cạnh tranhlà tác động loại trừ, làm giảm, sai lệchhoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường.

4.Thỏathuận hạn chế cạnh tranhlà hành vi thỏa thuận giữa các bên dướimọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

5.Lạmdụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyềnlàhành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gâytác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

6.Hànhvi cạnh tranh không lành mạnhlà hành vi của doanh nghiệp tráivới nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực kháctrong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi íchhợp pháp của doanh nghiệp khác.

7.Thịtrường liên quanlà thị trường của những hàng hóa, dịch vụ cóthể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địalý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể vớicác khu vực địa lý lân cận.

8.Tố tụng cạnh tranhlàhoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết địnhxử lý vụ việc cạnh tranh theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.

9.Vụviệc cạnh tranhlà vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnhtranh bị điều tra, xử lý theo quy định của Luật này, bao gồm vụ việc hạn chế cạnhtranh, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranhkhông lành mạnh.

Điều 4. Áp dụng pháp luật về cạnh tranh

1. Luật này điều chỉnh chung về các quan hệ cạnhtranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạnchế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định củaLuật này.

2. Trường hợp luật khác có quy định về hành vihạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lànhmạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định củaLuật này thì áp dụng quy định của luật đó.

Điều 5. Quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh

1. Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theoquy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinhdoanh.

2. Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theonguyên tắc trung thực, công bằng và lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích củaNhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, củangười tiêu dùng.

Điều 6. Chính sách của Nhà nước về cạnh tranh

1. Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh,công bằng, bình đẳng, minh bạch.

2. Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnhtranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nângcao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4. Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng thamgia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.

Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cạnhtranh.

2. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúpChính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quảnlý nhà nước về cạnh tranh.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về cạnhtranh.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấmcó liên quan đến cạnh tranh

1. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trởcạnh tranh trên thị trường sau đây:

a) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp,cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất,mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa,cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộclĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định củapháp luật;

b) Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;

c) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hộingành, nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết vớinhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp tráipháp luật vào hoạt động cạnh tranh.

2. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động,kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnhtranh, cạnh tranh không lành mạnh.

Chương II

THỊ TRƯỜNGLIÊN QUAN VÀ THỊ PHẦN

Điều 9. Xác định thị trường liên quan

1. Thị trường liên quan được xác định trên cơ sởthị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.

Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường củanhững hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụngvà giá cả.

Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụthể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhauvới các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vựcđịa lý lân cận.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Điều 10. Xác định thị phầnvà thị phần kết hợp

1. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của thị trườngliên quan, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác địnhtheo một trong các phương pháp sau đây:

a) Tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra củadoanh nghiệp này với tổng doanh thu bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thịtrường liên quan theo tháng, quý, năm;

b) Tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào củadoanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thịtrường liên quan theo tháng, quý, năm;

c) Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịchvụ bán ra của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra củatất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;

d) Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịchvụ mua vào của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào củatất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.

2. Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thịtrường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào hành vi hạn chế cạnh tranhhoặc tập trung kinh tế.

3. Doanh thu để xác định thị phần quy định tạikhoản 1 Điều này được xác định theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinhdoanh chưa đủ 01 năm tài chính thì doanh thu, doanh số, số đơn vị hàng hóa, dịchvụ bán ra, mua vào để xác định thị phần quy định tại khoản 1 Điều này được tínhtừ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động cho đến thời điểm xác định thị phần.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương III

THỎA THUẬNHẠN CHẾ CẠNH TRANH

Điều 11. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ mộtcách trực tiếp hoặc gián tiếp.

2. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thịtrường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

3. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng,khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

4. Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏathuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịchvụ.

5. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanhnghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.

6. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường nhữngdoanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.

7. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, côngnghệ, hạn chế đầu tư.

8. Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kếthợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏathuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đếnđối tượng của hợp đồng.

9. Thỏa thuận không giao dịch với các bên khôngtham gia thỏa thuận.

10. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sảnphẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏathuận.

11. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khảnăng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Điều 12.Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanhnghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11của Luật này.

2. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanhnghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 của Luật này.

3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanhnghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác độnghạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

4. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanhnghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phânphối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại cáckhoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tácđộng hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thịtrường.

Điều 13. Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnhtranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác độnghoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạnchế cạnh tranh căn cứ vào một số yếu tố sau đây:

a) Mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏathuận;

b) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường;

c) Hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới côngnghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ;

d) Giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầngthiết yếu;

đ) Tăng chi phí, thời gian của khách hàng trongviệc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyểnsang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;

e) Gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thôngqua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên quan đến các doanhnghiệp tham gia thỏa thuận.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Điều 14.Miễn trừđối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranhbị cấm

1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tạicác khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 bị cấm theo quy định tại Điều 12 củaLuật này được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng mộttrong các điều kiện sau đây:

a) Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ,nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;

b) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp ViệtNam trên thị trường quốc tế;

c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩnchất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;

d) Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng,giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.

2. Thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trongcác ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thựchiện theo quy định của luật đó.

Điều 15. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạnchế cạnh tranhbị cấm

1. Doanh nghiệp dự định tham gia thỏa thuận hạnchế cạnh tranh bị cấm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tại Ủy ban Cạnh tranhQuốc gia.

2. Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuậnhạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm:

a) Đơn theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc giaban hành;

b) Dự thảo nội dung thỏa thuận giữa các bên;

c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệphoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnhtranh bị cấm; bản sao Điều lệ của hiệp hội ngành, nghề đối với trường hợp thỏathuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có sự tham gia của hiệp hội ngành, nghề;

d) Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp thamgia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong 02 năm liên tiếp liền kề trướcnăm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thànhlập đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mớithành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;

đ) Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng quy địnhtại khoản 1 Điều 14 của Luật này kèm theo chứng cứ để chứng minh;

e) Văn bản ủy quyền của các bên tham gia thỏathuận hạn chế cạnh tranh bị cấm cho bên đại diện (nếu có).

3. Doanh nghiệp nộp hồ sơ chịu trách nhiệm vềtính trung thực của hồ sơ. Tài liệu trong hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phảikèm theo bản dịch tiếng Việt.

Điều 16. Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạnchế cạnh tranhbị cấm

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệmthụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếpnhận hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệmthông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy banCạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản các nội dung cụ thểcần sửa đổi, bổ sung để các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kểtừ ngày ra thông báo.

Khi kết thúc thời hạn mà bên được yêu cầu khôngsửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ không đầy đủ theo yêu cầu thì Ủyban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ.

3. Sau khi nhận đượcthông báo hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, bên nộp hồ sơ phải nộp phí thẩm định hồ sơtheo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

4. Hồ sơ được thụ lý kể từ thời điểm bên nộp hồsơ hoàn thành nghĩa vụ nộp phí thẩm định hồ sơ.

Điều 17. Yêu cầu bổ sung thông tin, tài liệu đề nghị hưởng miễn trừđối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranhbịcấm

1. Sau khi thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đốivới thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyềnyêu cầu bên nộp hồ sơ bổ sung thông tin, tài liệu cần thiết khác có liên quan đếndự định thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

2. Trường hợp bên được yêu cầu không bổ sung hoặcbổ sung không đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh Quốcgia xem xét, quyết định trên cơ sở thông tin, tài liệu đã có.

Điều 18. Tham vấn trong quá trình xem xét hồ sơ đề nghị hưởng miễntrừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranhbịcấm

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấný kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về nội dung của thỏa thuận hạnchế cạnh tranh bị cấm đang được đề nghị hưởng miễn trừ.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đượcyêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về việc tham vấn ý kiến, cơ quan, tổchức, cá nhân được tham vấn có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và cung cấpthông tin, tài liệu có liên quan về nội dung được tham vấn.

Điều19. Rút hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuậnhạn chế cạnh tranhbị cấm

1. Doanh nghiệp có quyền rút hồ sơ đề nghị hưởngmiễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Đề nghị rút hồ sơ phảiđược lập thành văn bản và gửi đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

2. Phí thẩm định hồ sơ không được hoàn lại chodoanh nghiệp rút hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ.

Điều 20. Thẩm quyền và thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễntrừđối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranhbị cấm

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định chấpthuận hoặc quyết định không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ đối vớithỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của Luật này; trường hợpkhông chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ phải nêu rõ lý do.

2. Thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừlà 60 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.

3. Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn ra quyết địnhquy định tại khoản 2 Điều này có thể được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gia hạnnhưng không quá 30 ngày. Việc gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho bênnộp hồ sơ chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày hết thời hạn ra quyết định.

4. Trường hợp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia vi phạmquy định về trình tự, thủ tục và thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ,doanh nghiệp có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnhtranhbị cấm

1. Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuậnhạn chế cạnh tranh bị cấm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của các bên tham gia thỏa thuận;

b) Nội dung của thỏa thuận được thực hiện;

c) Điều kiện và nghĩa vụ của các bên tham gia thỏathuận;

d) Thời hạn hưởng miễn trừ.

2. Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuậnhạn chế cạnh tranh bị cấm phải được gửi cho các bên tham gia thỏa thuận trongthời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

3. Thời hạn hưởng miễn trừ quy định tại điểm dkhoản 1 Điều này là không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định.

Trong thời gian 90 ngày trước khi thời hạn hưởngmiễn trừ kết thúc, theo đề nghị của các bên tham gia thỏa thuận, Ủy ban Cạnhtranh Quốc gia xem xét, quyết định việc tiếp tục hoặc không tiếp tục hưởng miễntrừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Trường hợp tiếp tục được hưởngmiễn trừ thì thời hạn hưởng miễn trừ là không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết địnhtiếp tục hưởng miễn trừ.

Điều 22. Thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối với các trườnghợp được hưởng miễn trừ

1. Các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnhtranh đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luậtnày chỉ được thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sau khi có quyết định hưởngmiễn trừ quy định tại Điều 21 của Luật này.

2. Các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnhtranh được hưởng miễn trừ phải thực hiện đúng quyết định hưởng miễn trừ quy địnhtại Điều 21 của Luật này.

Điều 23. Bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạnchế cạnh tranhbị cấm

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định bãi bỏquyết định hưởng miễn trừ trong các trường hợp sau đây:

a) Điều kiện được hưởng miễn trừ không còn;

b) Phát hiện có sự gian dối trong việc đề nghịhưởng miễn trừ;

c) Doanh nghiệp được hưởng miễn trừ vi phạm cácđiều kiện, nghĩa vụ để được hưởng miễn trừ trong quyết định hưởng miễn trừ;

d) Quyết định hưởng miễn trừ dựa trên thông tin,tài liệu không chính xác về điều kiện được hưởng miễn trừ.

2. Trường hợp điều kiện được hưởng miễn trừkhông còn, bên được hưởng miễn trừ có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban Cạnhtranh Quốc gia để ra quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ.

3. Quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừphải được gửi cho các bên tham gia thỏa thuận trong thời hạn 07 ngày làm việc kểtừ ngày ra quyết định.

Chương IV

LẠM DỤNGVỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG, LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN

Điều 24. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thịtrường

1. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnhthị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tạiĐiều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.

2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thốnglĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnhthị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc cótổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trởlên trên thị trường liên quan;

b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trởlên trên thị trường liên quan;

c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trởlên trên thị trường liên quan;

d) Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ85% trở lên trên thị trường liên quan.

Xem thêm: Chiếc Máy Ảnh Đầu Tiên Trên Thế Giới Ra Đời Khi Nào, Máy Ảnh Đầu Tiên Trên Thế Giới Ra Đời Khi Nào

3. Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thịtrường quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm doanh nghiệp có thị phần íthơn 10% trên thị trường liên quan.

Điều 25. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền

Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếukhông có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đókinh doanh trên thị trường liên quan.

Điều 26. Xác định sức mạnh thị trường đáng kể

1. Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp,nhóm doanh nghiệp được xác định căn cứ vào một số yếu tố sau đây:

a) Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệptrên thị trường liên quan;

b) Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;

c) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối vớidoanh nghiệp khác;

d) Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trườngphân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;

đ) Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;

e) Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;

g) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sởhữu trí tuệ;

h) Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đốivới các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;

i) Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực màdoanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Điều 27. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vịtrí độc quyềnbị cấm

1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thốnglĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:

a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thànhtoàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bấthợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệthại cho khách hàng;

c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ,giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc cókhả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trongcác giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệpkhác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trongký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác,khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợpđồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộngthị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trườngcủa doanh nghiệp khác;

g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trườngbị cấm theo quy định của luật khác.

2. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiệnhành vi sau đây:

a) Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và ekhoản 1 Điều này;

b) Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;

c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thayđổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;

d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theoquy định của luật khác.

Điều 28. Kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyềnnhà nước

1. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp sau đây:

a) Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụthuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;

b) Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thịtrường của hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;

c) Định hướng, tổ chức các thị trường liên quanđến hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước theo quy định của Luậtnày và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độcquyền nhà nước thực hiện hoạt động kinh doanh khác ngoài lĩnh vực độc quyền nhànước thì hoạt động kinh doanh đó của doanh nghiệp không chịu sự điều chỉnh quyđịnh tại khoản 1 Điều này nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của quy định khác của Luậtnày.

ChươngV

TẬP TRUNGKINH TẾ

Điều29. Các hình thức tập trung kinh tế

1. Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sauđây:

a) Sáp nhập doanh nghiệp;

b) Hợp nhất doanh nghiệp;

c) Mua lại doanh nghiệp;

d) Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

đ) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quyđịnh của pháp luật.

2. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một sốdoanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp củamình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sựtồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

3. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiềudoanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp củamình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinhdoanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

4. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệptrực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanhnghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề củadoanh nghiệp bị mua lại.

5. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc haihoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợiích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

Điều 30. Tập trung kinh tế bị cấm

Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tácđộng hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thịtrường Việt Nam.

Điều 31. Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnhtranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác độnghoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tậptrung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sauđây:

a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp thamgia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;

b) Mức độ tập trung trên thị trường liên quantrước và sau khi tập trung kinh tế;

c) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tậptrung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hànghóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp thamgia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;

d) Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế manglại trên thị trường liên quan;

đ) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tếtăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể;

e) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tếloại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường;

g) Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà cácdoanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Điều 32. Đánh giá tác động tích cực của việc tập trungkinh tế

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác độngtích cực của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợpgiữa các yếu tố sau đây:

a) Tác động tích cực đến việc phát triển củangành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch của Nhà nước;

b) Tác động tích cực đến việc phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa;

c) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp ViệtNam trên thị trường quốc tế.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Điều 33. Thông báo tập trung kinh tế

1. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tếphải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc giatheo quy định tại Điều 34 của Luật này trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếuthuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.

2. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác địnhcăn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:

a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam củadoanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

b) Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam củadoanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế;

d) Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan củadoanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này phù hợpvới điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Điều 34. Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế

1. Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bao gồm:

a) Thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Ủyban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;

b) Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trungkinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữacác doanh nghiệp;

c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

d) Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp thamgia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tậptrung kinh tế hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm thôngbáo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chứckiểm toán theo quy định của pháp luật;

đ) Danh sách các công ty mẹ, công ty con, côngty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của từngdoanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);

e) Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từngdoanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang kinh doanh;

g) Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự địnhtập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 nămliên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;

h) Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạnchế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;

i) Báo cáo đánh giá tác động tích cực của việc tậptrung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trungkinh tế.

2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trungkinh tế chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. Tài liệu trong hồ sơ bằngtiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.

Điều 35. Tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệmtiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếpnhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tráchnhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ, hợp lệ của hồsơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy banCạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản các nội dung cụ thểcần sửa đổi, bổ sung để các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kểtừ ngày ra thông báo.

Khi kết thúc thời hạn mà bên được yêu cầu khôngsửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung không đầy đủ theo yêu cầu thì Ủyban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.

Điều 36. Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệmthẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế. Nội dung thẩm định sơ bộ việc tập trungkinh tế bao gồm:

a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp thamgia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;

b) Mức độ tập trung trên thị trường liên quantrước và sau khi tập trung kinh tế;

c) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tậptrung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hànghóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp thamgia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồsơ thông báo tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phảira thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế về một trong các nộidung sau đây:

a) Tập trung kinh tế được thực hiện;

b) Tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.

3. Khi kết thúc thời hạn quy định tại khoản 2 Điềunày mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộthì việc tập trung kinh tế được thực hiện và Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khôngđược ra thông báo với nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều nàyvà tiêu chí xác định việc tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức quy địnhtại điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 37. Thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chínhthức việc tập trung kinh tế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ra thông báo kếtquả thẩm định sơ bộ với nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 của Luậtnày.

Đối với vụ việc phức tạp, Ủy ban Cạnh tranh Quốcgia có thể gia hạn thẩm định chính thức nhưng không quá 60 ngày và thông báo bằngvăn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.

2. Nội dung thẩm định chính thức việc tập trungkinh tế bao gồm:

a) Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác độnghạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế theo quy định tạiĐiều 31 của Luật này và các biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh;

b) Đánh giá tác động tích cực của việc tập trungkinh tế theo quy định tại Điều 32 của Luật này và các biện pháp tăng cường tácđộng tích cực của việc tập trung kinh tế;

c) Đánh giá tổng hợp khả năng tác động hạn chế cạnhtranh và khả năng tác động tích cực của tập trung kinh tế để làm cơ sở xem xét,quyết định về việc tập trung kinh tế.

Điều 38. Bổ sung thông tin về tập trung kinh tế

1. Trong quá trình thẩm định chính thức việc tậptrung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơthông báo tập trung kinh tế bổ sung thông tin, tài liệu nhưng không quá 02 lần.

2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trungkinh tế có trách nhiệm bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến việc tập trungkinh tế và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của thông tin, tài liệu bổsung theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

3. Trường hợp bên được yêu cầu không bổ sung hoặcbổ sung không đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh Quốcgia xem xét, quyết định trên cơ sở thông tin, tài liệu đã có.

4. Thời gian bổ sung thông tin, tài liệu quy địnhtại khoản 2 Điều này không được tính vào thời hạn thẩm định tập trung kinh tếquy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này.

Điều39. Tham vấn trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế

1. Trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế,Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn cơ quan quản lý ngành, lĩnh vựcmà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang hoạt động.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được vănbản yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về việc tham vấn ý kiến, cơ quanđược tham vấn có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về nội dung được tham vấn.

2. Trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế,Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể tiến hành tham vấn ý kiến của các doanhnghiệp, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

Điều 40. Trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu của cơ quan, tổchức, cá nhân có liên quan trong thẩm định tập trung kinh tế

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cótrách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin, tài liệu theoyêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong quá trình thẩm định tập trungkinh tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm bảomật thông tin, tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật.

Điều 41. Quyết định về việc tập trung kinh tế

1. Sau khi kết thúc thẩm định chính thức việc tậptrung kinh tế, căn cứ vào nội dung thẩm định chính thức, Ủy ban Cạnh tranh Quốcgia ra quyết định về một trong các nội dung sau đây:

a) Tập trung kinh tế được thực hiện;

b) Tập trung kinh tế có điều kiện quy định tạiĐiều 42 của Luật này;

c) Tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm.

2. Quyết định về việc tập trung kinh tế quy địnhtại khoản 1 Điều này phải được gửi đến các doanh nghiệp tham gia tập trung kinhtế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

3. Trường hợp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyếtđịnh không đúng thời hạn, nếu gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải bồi thườngthiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 42. Tập trung kinh tế có điều kiện

Tập trung kinh tế có điều kiện là tập trung kinhtế được thực hiện nhưng phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện sau đây:

1. Chia, tách, bán lại một phần vốn góp, tài sảncủa doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

2. Kiểm soát nội dung liên quan đến giá mua, giábán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng củadoanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;

3. Biện pháp khác nhằm khắc phục khả năng tác độnghạn chế cạnh tranh trên thị trường;

4. Biện pháp khác nhằm tăng cường tác động tíchcực của tập trung kinh tế.

Điều 43. Thực hiện tập trung kinh tế

1. Doanh nghiệp tập trung kinh tế quy định tạiđiểm a khoản 2, khoản 3 Điều 36 và điểm a, điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật nàyđược làm thủ tục tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệpvà quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thuộctrường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này phải thực hiện đầyđủ điều kiện tập trung kinh tế theo quyết định về việc tập trung kinh tế củaỦy ban Cạnh tranh Quốc gia trước và sau khi thực hiện tập trung kinh tế.

Điều 44. Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế

1. Doanh nghiệp không thông báo tập trung kinh tếtheo quy định của Luật này.

2. Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế khichưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyđịnh tại khoản 2 Điều 36, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luậtnày.

3. Doanh nghiệp thuộc trường hợp phải thẩm địnhchính thức việc tập trung kinh tế mà thực hiện việc tập trung kinh tế khi Ủyban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra quyết định quy định tại Điều 41 của Luật này.

4. Doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết định về tập trung kinh tế quyđịnh tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này.

5. Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tếtrong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 của Luật này.

6. Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế bị cấmquy định tại Điều 30 của Luật này.

Chương VI

HÀNH VI CẠNHTRANH KHÔNG LÀNH MẠNH BỊ CẤM

Điều 45. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dướicác hình thức sau đây:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trongkinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tinđó;

b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinhdoanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh củadoanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịchhoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanhnghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực vềdoanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp đó.

4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpkhác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinhdoanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thứcsau đây:

a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn chokhách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịchliên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút kháchhàng của doanh nghiệp khác;

b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hànghóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nộidung.

6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thànhtoàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinhdoanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bịcấm theo quy định của luật khác.

Chương VII

ỦY BAN CẠNHTRANH QUỐC GIA

Điều 46. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộcBộ Công Thương gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên.

Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và các đơn vịchức năng khác là bộ máy giúp việc của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyềnhạn sau đây:

a) Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thựchiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh;

b) Tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tậptrung kinh tế; quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bịcấm; giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và các nhiệm vụkhác theo quy định của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.

3. Chính phủ quy định chi tiết nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Điều 47. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là người đứngđầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnhtranh Quốc gia.

Điều48. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

1. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thựchiện nhiệm vụ tham gia Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng giảiquyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo trình tự, thủtục tố tụng cạnh tranh quy định tại Luật này.

2. Số lượng thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốcgia tối đa là 15 người, gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thànhviên khác. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là công chức của Bộ CôngThương, các Bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học.

3. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do Thủtướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

4. Nhiệm kỳ của thành viên Ủy ban Cạnh tranhQuốc gia là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.

Điều49. Tiêu chuẩncủathành viên Ủy ban Cạnhtranh Quốc gia

1. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt,liêm khiết và trung thực.

2. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc mộttrong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính.

3. Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là09 năm trong một hoặc một số lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 50. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh

1. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh thuộc Ủyban Cạnh tranh Quốc gia, có chức năng điều tra các hành vi vi phạm quy định tạiLuật này.

2. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệmvụ, quyền hạn sau đây:

a) Thu thập, tiếp nhận thông tin nhằm phát hiệnhành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh;

b) Tổ chức điều tra vụ việc cạnh tranh;

c) Kiến nghị áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ cácbiện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụviệc cạnh tranh;

d) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tratrong quá trình điều tra phù hợp với quy định của pháp luật;

đ) Nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủyban Cạnh tranh Quốc gia.

Điều 51. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh

1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnhtranh do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia bổ nhiệm, miễn nhiệm.

2. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnhtranh chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động của Cơ quan điều tra vụ việc cạnhtranh để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 50 của Luậtnày.

Điều 52. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh

1. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh do Chủ tịchỦy ban Cạnh tranh Quốc gia bổ nhiệm, miễn nhiệm.

2. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh thực hiệnnhiệm vụ điều tra vụ việc cạnh tranh theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan điềutra vụ việc cạnh tranh.

Điều 53. Tiêu chuẩncủađiều tra viên vụ việc cạnh tranh

1. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt,liêm khiết, trung thực.

2. Là công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốcgia.

3. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc mộttrong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính và công nghệ thông tin.

4. Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là05 năm trong một hoặc một số lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệpvụ điều tra.

Chương VIII

TỐ TỤNG CẠNHTRANH

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 54. Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh

1. Hoạt động tố tụng cạnh tranh của cơ quan tiếnhành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tốtụng cạnh tranh và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theoquy định tại Luật này.

3. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanhnghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tố tụng cạnh tranh.

Điều 55. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng cạnh tranh

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng cạnh tranhlà tiếng Việt. Người tham gia tố tụng cạnh tranh có quyền dùng tiếng nói và chữviết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có người phiên dịch.

Điều 56. Chứng cứ

1. Chứng cứ là những gì có thật, được dùng làmcăn cứ để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh,doanh nghiệp có hành vi vi phạm và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việcgiải quyết vụ việc cạnh tranh.

2. Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

a) Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữliệu điện tử;

b) Vật chứng;

c) Lời khai, lời trình bày của người làm chứng;

d) Lời khai, lời trình bày, giải trình của bênkhiếu nại, bên bị điều tra hoặc tổ chức, cá nhân liên quan;

đ) Kết luận giám định;

e) Biên bản trong quá trình điều tra, xử lý vụviệc cạnh tranh;

g) Tài liệu, đồ vật khác hoặc nguồn khác theoquy định của pháp luật.

3. Việc xác định chứng cứ được quy định như sau:

a) Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứngcứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơquan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có thẩm quyền cung cấp, xác nhận;

b) Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứngcứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó vềxuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản xác nhận của ngườiđã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sựviệc liên quan đến việc thu âm, thu hình đó;

c) Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dướihình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điệnbáo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịchđiện tử;

d) Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốcliên quan đến vụ việc;

đ) Lời khai, lời trình bày của người làm chứng;lời khai, lời trình bày, giải trình của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bịđiều tra hoặc của tổ chức, cá nhân có liên quan được coi là chứng cứ nếu đượcghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bịkhác lưu trữ âm thanh, hình ảnh quy định tại điểm a và điểm b khoản này hoặckhai bằng lời tại phiên điều trần;

e) Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếuviệc giám định đó được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 57. Trách nhiệm phối hợp, hỗ trợtronggiải quyết vụ việc cạnh tranh

1. Cơ quan, người có thẩm quyền, trong phạm vichức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ quátrình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranhQuốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnhtranh.

2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân cótrách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin, tài liệu đangquản lý, nắm giữ liên quan đến vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của Ủy banCạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việchạn chế cạnh tranh.

Mục 2. CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG CẠNH TRANH, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNGCẠNH TRANH

Điều58. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiếnhành tố tụng cạnh tranh

1. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:

a) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;

b) Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

c) Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định x?