Luật các tổ chức tín dụng

      699
MỤC LỤC VĂN BẢN
*

QUỐC HỘI -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------

Luật số: 47/2010/QH12

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2010

LUẬT

CÁC TỔ CHỨCTÍN DỤNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật các tổ chức tín dụng.

Bạn đang xem: Luật các tổ chức tín dụng

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động,kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổchức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổchức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

1. Tổ chức tín dụng;

2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

3. Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổchức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;

4. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổchức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng;việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, vănphòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạtđộng ngân hàng.

Điều 3. Áp dụng Luật các tổ chức tíndụng, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và các luật có liên quan

1. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động, kiểm soát đặc biệt,tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức và hoạt độngcủa chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụngnước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải tuân theo quyđịnh của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và các luậtkhác có liên quan về thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chứclại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chinhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài,tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng thì áp dụng theo quy định của Luậtnày.

3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụngquy định của điều ước quốc tế đó.

4. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngân hàng được quyền thỏathuận áp dụng tập quán thương mại, bao gồm:

a) Tập quán thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tếban hành;

b) Tập quán thương mại khác không trái với pháp luật củaViệt Nam.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một,một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng,tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhândân.

2. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thểđược thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theotính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàngthương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

3. Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng đượcthực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theoquy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.

4. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổchức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy địnhcủa Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịchvụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng baogồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phingân hàng khác.

Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính cóhoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật này.

5. Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tíndụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của cáccá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.

6. Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do cácpháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xãđể thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợptác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanhvà đời sống.

7. Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả cácquỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốnthành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệthống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.

8. Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụngđược thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.

Tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tạiViệt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính liên doanh,công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh,công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.

Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là loạihình ngân hàng thương mại; công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100%vốn nước ngoài là loại hình công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính liêndoanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty chothuê tài chính theo quy định của Luật này.

9. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộccủa ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoàibảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

10. Vốn tự có gồm giá trịthực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngânhàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).

11. Giấy phép bao gồm Giấyphép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập chi nhánhngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tíndụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng do Ngân hàngNhà nước cấp. Văn bản của Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung Giấy phép làmột bộ phận không tách rời của Giấy phép.

12. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứngthường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:

a) Nhận tiền gửi;

b) Cấp tín dụng;

c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

13. Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức,cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiếtkiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhậntiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửitiền theo thỏa thuận.

14. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cánhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theonguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính,bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

15. Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việccung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủynhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụthanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

16. Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bêncho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mụcđích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc cóhoàn trả cả gốc và lãi.

17. Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bênbán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi cáckhoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá,cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

18. Bảo lãnh ngân hàng làhình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnhvề việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàngkhi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết;khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.

19. Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưuquyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụhưởng trước khi đến hạn thanh toán.

20. Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyểnnhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.

21. Môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thuphí môi giới để thu xếp thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinhdoanh khác giữa các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác.

22. Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi khôngkỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngânhàng cung ứng.

23. Sản phẩm phái sinh là công cụ tài chính được địnhgiá theo biến động dự kiến về giá trị của một tài sản tài chính gốc như tỷ giá,lãi suất, ngoại hối, tiền tệ hoặc tài sản tài chính khác.

24. Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng là việctổ chức tín dụng góp vốn cấu thành vốn điều lệ, mua cổ phần của các doanhnghiệp, tổ chức tín dụng khác, bao gồm cả việc cấp vốn, góp vốn vào công tycon, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; góp vốn vào quỹ đầu tư và ủy thácvốn cho các tổ chức khác góp vốn, mua cổ phần theo các hình thức nêu trên.

25. Khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằmnắm quyền kiểm soát doanh nghiệp bao gồm khoản đầu tư chiếm trên 50% vốn điềulệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của một doanh nghiệp hoặc khoản đầu tưkhác đủ để chi phối quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thànhviên.

26. Cổ đông lớn của tổ chức tín dụng cổ phần là cổđông sở hữu trực tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lêncủa tổ chức tín dụng cổ phần đó.

27. Sở hữu gián tiếp là việc tổ chức, cá nhân sở hữuvốn điều lệ, vốn cổ phần của tổ chức tín dụng thông qua người có liên quan hoặcthông qua ủy thác đầu tư.

28. Người có liên quan là tổchức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, cá nhân khácthuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Công ty mẹ với công ty con và ngược lại; tổ chức tín dụngvới công ty con của tổ chức tín dụng và ngược lại; các công ty con của cùng mộtcông ty mẹ hoặc của cùng một tổ chức tín dụng với nhau; người quản lý, thànhviên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc của tổ chức tín dụng, cá nhân hoặc tổchức có thẩm quyền bổ nhiệm những người này với công ty con và ngược lại;

b) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với người quản lý, thànhviên Ban kiểm soát của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó hoặc với công ty, tổ chứccó thẩm quyền bổ nhiệm những người đó và ngược lại;

c) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với tổ chức, cá nhân sở hữutừ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại công ty hoặctổ chức tín dụng đó và ngược lại;

d) Cá nhân với vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em củangười này;

đ) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với cá nhân theo quy địnhtại điểm d khoản này của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viêngóp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểuquyết trở lên của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó và ngược lại;

e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho tổ chức, cá nhân quyđịnh tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này với tổ chức, cá nhân ủy quyền; cáccá nhân được ủy quyền đại diện phần vốn góp của cùng một tổ chức với nhau.

29. Công ty liên kết của tổ chức tín dụng là công tytrong đó tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổchức tín dụng sở hữu trên 11% vốn điều lệ hoặc trên 11% vốn cổ phần có quyềnbiểu quyết, nhưng không phải là công ty con của tổ chức tín dụng đó.

30. Công ty con của tổ chức tín dụng là công ty thuộcmột trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liênquan của tổ chức tín dụng sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phầncó quyền biểu quyết;

b) Tổ chức tín dụng có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổnhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặcTổng giám đốc (Giám đốc) của công ty con;

c) Tổ chức tín dụng có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ củacông ty con;

d) Tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tíndụng trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát việc thông qua nghị quyết, quyết địnhcủa Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của công tycon.

31. Người quản lý tổ chức tín dụng bao gồm Chủ tịch,thành viên Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên; Tổnggiám đốc (Giám đốc) và các chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ củatổ chức tín dụng.

32. Người điều hành tổ chức tín dụng bao gồm Tổnggiám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốcchi nhánh và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chứctín dụng.

Điều 5. Sử dụng thuật ngữ liên quanđến hoạt động ngân hàng

Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được phép sửdụng cụm từ hoặc thuật ngữ “tổ chức tín dụng”, “ngân hàng”, “công ty tàichính”, “công ty cho thuê tài chính” hoặc các cụm từ, thuật ngữ khác trong têncủa tổ chức, chức danh hoặc trong các phần phụ thêm của tên, chức danh hoặctrong giấy tờ giao dịch hoặc quảng cáo của mình nếu việc sử dụng cụm từ, thuậtngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng về việc tổ chức của mình là một tổchức tín dụng.

Điều 6. Hình thức tổ chức của tổchức tín dụng

1. Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chứcdưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chứcdưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu100% vốn điều lệ.

3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập,tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

4. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốnnước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

5. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thànhlập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.

6. Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hìnhthức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Điều 7. Quyền tự chủ hoạt động

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyềntự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanhcủa mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạtđộng kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyềntừ chối yêu cầu cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ khác nếu thấy không đủ điềukiện, không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 8. Quyền hoạt động ngân hàng

1. Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và cácquy định khác của pháp luật có liên quan được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phépthì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

2. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tíndụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bánlại chứng khoán của công ty chứng khoán.

Điều 9. Hợp tác và cạnh tranh tronghoạt động ngân hàng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được hợptác và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theoquy định của pháp luật.

2. Nghiêm cấm hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnhtranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thựchiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng,lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi cạnh tranh khônglành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý các hành vi này.

Điều 10. Bảo vệ quyền lợi của kháchhàng

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tráchnhiệm sau đây:

1. Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quyđịnh của pháp luật và công bố công khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảohiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh;

2. Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảmthanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi;

3. Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiềngửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩmquyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng;

4. Thông báo công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, cácquyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cungứng;

5. Công bố thời gian giao dịch chính thức và không được tự ýngừng giao dịch vào thời gian đã công bố. Trường hợp ngừng giao dịch trong thờigian giao dịch chính thức, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiphải niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giaodịch. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép ngừnggiao dịch quá 01 ngày làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều29 của Luật này.

Điều 11. Trách nhiệm phòng, chốngrửa tiền, tài trợ khủng bố

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tráchnhiệm sau đây:

1. Không được che giấu, thực hiện hoạt động kinh doanh liênquan đến khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp;

2. Xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, tàitrợ khủng bố;

3. Thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, tài trợkhủng bố;

4. Hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điềutra hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Điều 12. Người đại diện theo pháp luậtcủa tổ chức tín dụng

1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng đượcquy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sauđây:

a) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thànhviên của tổ chức tín dụng;

b) Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.

2. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phảicư trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bảncho người khác là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng đang cưtrú tại Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

Điều 13. Cung cấp thông tin

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấpthông tin cho chủ tài khoản về giao dịch và số dư trên tài khoản của chủ tài khoảntheo thỏa thuận với chủ tài khoản.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đượctrao đổi thông tin với nhau về hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài.

Điều 14. Bảo mật thông tin

1. Nhân viên, người quản lý, người điều hành của tổ chức tíndụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiết lộ bí mật kinh doanh củatổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 15. Cơ sở dữ liệu dự phòng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xâydựng cơ sở dữ liệu dự phòng để bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục.

2. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu dự phòng của quỹ tín dụngnhân dân, tổ chức tài chính vi mô và các tổ chức tín dụng không nhận tiền gửithực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 16. Mua cổ phần của nhà đầu tưnước ngoài

1. Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của tổ chức tíndụng Việt Nam.

2. Chính phủ quy định điều kiện, thủtục, tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ sở hữucổ phần tối đa của một nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng Việt Nam;điều kiện đối với tổ chức tín dụng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nướcngoài.

Xem thêm: Sau Cơn Mưa Sẽ Có Cầu Vồng, Tại Sao Có Cầu Vồng Xuất Hiện Sau Mưa

Điều 17. Ngân hàng chính sách

1. Chính phủ thành lập ngân hàng chính sách hoạt động khôngvì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhànước.

2. Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàngchính sách.

3. Ngân hàng chính sách phải thựchiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành quy trình nội bộ vềcác hoạt động nghiệp vụ; thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hoạt độngvà hoạt động thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Chương II

GIẤY PHÉP

Điều 18. Thẩm quyền cấp, thu hồiGiấy phép

Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung vàthu hồi Giấy phép theo quy định của Luật này.

Điều 19. Vốn pháp định

1. Chính phủ quy định mức vốn phápđịnh đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tốithiểu bằng mức vốn pháp định.

3. Ngân hàng Nhà nước quy định cụthể việc xử lý trường hợp khi giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tíndụng, vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn mức vốnpháp định.

Điều 20. Điều kiện cấp Giấy phép

1. Tổ chức tín dụng được cấp Giấyphép khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn phápđịnh;

b) Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệmhữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đanghoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đôngsáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủvà có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập doNgân hàng Nhà nước quy định;

c) Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soátcó đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này;

d) Có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan;

đ) Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, khônggây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạora sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh tronghệ thống tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổchức tín dụng 100% vốn nước ngoài được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiệnsau đây:

a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện hoạt độngngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoàiđặt trụ sở chính;

c) Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải làhoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơitổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

d) Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh,đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có, tình hình tài chính, các tỷ lệ bảođảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

đ) Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có văn bản cam kết hỗ trợvề tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động cho tổ chức tín dụngliên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài; bảo đảm các tổ chức này duytrì giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiệncác quy định về bảo đảm an toàn của Luật này;

e) Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã ký kết thỏa thuậnvới Ngân hàng Nhà nước về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trao đổithông tin giám sát an toàn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát hợp nhấttheo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài.

3. Chi nhánh ngân hàng nước ngoàiđược cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1và các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều này;

b) Ngân hàng nước ngoài phải có văn bản bảo đảm chịu tráchnhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại ViệtNam; bảo đảm duy trì giá trị thực của vốn được cấp không thấp hơn mức vốn phápđịnh và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn của Luật này.

4. Văn phòng đại diện của tổ chứctín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được cấpGiấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác cóhoạt động ngân hàng là pháp nhân được phép hoạt động ngân hàng ở nước ngoài;

b) Quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nướcngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng đặt trụ sở chính cho phéptổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàngđược phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

5. Điều kiện cấp Giấy phép đối vớingân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô do Ngânhàng Nhà nước quy định.

Điều 21. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đềnghị cấp Giấy phép

Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể hồ sơ, trình tự, thủ tụcđề nghị cấp Giấy phép.

Điều 22. Thời hạn cấp Giấy phép

1. Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoặc từ chối cấp Giấy phép cho tổ chức đề nghịcấp phép.

2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoặc từ chối cấp Giấy phép cho văn phòng đạidiện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngânhàng.

3. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước phảitrả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 23. Lệ phí cấp Giấy phép

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đạidiện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngânhàng được cấp Giấy phép phải nộp lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luậtvề phí, lệ phí.

Điều 24. Đăng ký kinh doanh, đăng kýhoạt động

Sau khi được cấp Giấy phép, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài phải đăng ký kinh doanh; văn phòng đại diện của tổ chức tíndụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải đăng kýhoạt động theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Công bố thông tin hoạt động

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòngđại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt độngngân hàng phải công bố trên phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước vàtrên một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của ViệtNam ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động các thông tin sau đây:

1. Tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánhngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổchức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;

2. Số, ngày cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và các hoạt động kinh doanh được phépthực hiện;

3. Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;

4. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, Tổnggiám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng văn phòng đại diệncủa tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngânhàng;

5. Danh sách, tỷ lệ góp vốn tương ứng của cổ đông sáng lậphoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của tổ chức tín dụng;

6. Ngày dự kiến khai trương hoạt động.

Điều 26. Điều kiện khai trương hoạtđộng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, vănphòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạtđộng ngân hàng được cấp Giấy phép chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khaitrương hoạt động.

2. Để khai trương hoạt động, tổ chức tín dụng, chi nhánhngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đã đăng ký Điều lệ tại Ngân hàng Nhà nước;

b) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn điều lệ,vốn được cấp, có kho tiền đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, cótrụ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt độngngân hàng;

c) Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toánnội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạtđộng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liênquan;

d) Có hệ thống công nghệ thông tinđáp ứng yêu cầu quản lý, quy mô hoạt động;

đ) Có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, hoạt động của Hộiđồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc),các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính; quy chế nội bộ về quản lýrủi ro; quy chế về quản lý mạng lưới;

e) Vốn điều lệ, vốn được cấp bằng đồng Việt Nam phải được gửiđầy đủ vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước ítnhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động. Vốn điều lệ, vốn được cấp được giảitỏa khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã khai trương hoạtđộng;

g) Đã công bố thông tin hoạt động theo quy định tại Điều 25của Luật này.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, vănphòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạtđộng ngân hàng phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng, kểtừ ngày được cấp Giấy phép; quá thời hạn này mà không khai trương hoạt động thìNgân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép.

4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấpGiấy phép phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về các điều kiện khai trươnghoạt động quy định tại khoản 2 Điều này ít nhất 15 ngày trước ngày dự kiến khaitrương hoạt động; Ngân hàng Nhà nước đình chỉ việc khai trương hoạt động khikhông đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 27. Sử dụng Giấy phép

1. Tổ chức được cấp Giấy phép phải sử dụng đúng tên và hoạtđộng đúng nội dung quy định trong Giấy phép.

2. Tổ chức được cấp Giấy phép không được tẩy xóa, mua, bán,chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép.

Điều 28. Thu hồi Giấy phép

1. Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trong cáctrường hợp sau đây:

a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủđiều kiện được cấp Giấy phép;

b) Tổ chức tín dụng bị chia, tách,sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản;

c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, vănphòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạtđộng ngân hàng hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép;

d) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạmnghiêm trọng quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ bảo đảm an toàntrong hoạt động;

đ) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khôngthực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nướcđể bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;

e) Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổchức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng trong trường hợp tổ chức tín dụngnước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng bị giải thể, phásản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thuhồi Giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động.

2. Ngân hàng Nhà nước quy định cụthể trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép đã cấp trong các trường hợp quy địnhtại khoản 1 Điều này.

3. Tổ chức bị thu hồi Giấy phép phảichấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phépcủa Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành.

4. Quyết định thu hồi Giấy phép đượcNgân hàng Nhà nước công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 29. Những thay đổi phải đượcNgân hàng Nhà nước chấp thuận

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phảiđược Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện các thủ tụcthay đổi một trong những nội dung sau đây:

a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng; tên,địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp, trừ trường hợp quyđịnh tại khoản 3 Điều này;

c) Tên, địa điểm đặt trụ sở chinhánh của tổ chức tín dụng;

d) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;

đ) Chuyển nhượng phần vốn góp củathành viên góp vốn; chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn, chuyển nhượng cổphần dẫn đến cổ đông lớn trở thành cổ đông thường và ngược lại;

e) Tạm ngừng hoạt động kinh doanhquá 01 ngày làm việc, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do nguyên nhân bất khảkháng;

g) Niêm yết cổ phiếu trên thị trườngchứng khoán trong nước và nước ngoài.

2. Trong thời hạn 40 ngày, kể từngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sungGiấy phép đối với thay đổi quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này; cóvăn bản chấp thuận thay đổi quy định tại các điểm c, đ, e và g khoản 1 Điềunày; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõlý do.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuậnthay đổi thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

3. Việc thay đổi mức vốn điều lệ củaquỹ tín dụng nhân dân được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

4. Khi được chấp thuận thay đổi một hoặc một số nội dung quyđịnh tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiphải:

a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổchức tín dụng phù hợp với thay đổi đã được chấp thuận và đăng ký điều lệ đã sửađổi, bổ sung tại Ngân hàng Nhà nước;

b) Đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những thayđổi quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Công bố nội dung thay đổi quy định tại các điểm a, b, cvà d khoản 1 Điều này trên các phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước vàmột tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Namtrong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Chương III

TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ, ĐIỀUHÀNH CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Mục 1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 30. Thành lập chi nhánh, vănphòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, hiện diện thương mại

1. Tùy theo loại hình hoạt động, sau khi được Ngân hàng Nhànước chấp thuận bằng văn bản, tổ chức tín dụng được thành lập:

a) Chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trongnước, kể cả tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính;

b) Chi nhánh, văn phòng đại diện và các hình thức hiện diệnthương mại khác ở nước ngoài.

2. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ vàthủ tục thành lập, chấm dứt, giải thể đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này đốivới từng loại hình tổ chức tín dụng.

Điều 31. Điều lệ

1. Điều lệ của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, công tytrách nhiệm hữu hạn không được trái với quy định của Luật này và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan. Điều lệ phải có nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính;

b) Nội dung, phạm vi hoạt động;

c) Thời hạn hoạt động;

d) Vốn điều lệ, phương thức góp vốn,tăng, giảm vốn điều lệ;

đ) Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hộiđồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc)và Ban kiểm soát;

e) Thể thức bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồngquản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểmsoát;

g) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản kháccủa chủ sở hữu, thành viên góp vốn đối với tổ chức tín dụng là công ty tráchnhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với tổ chức tín dụng là công ty cổphần;

h) Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên góp vốn đốivới tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn; quyền, nghĩa vụ của cổđông đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần;

i) Người đại diện theo pháp luật;

k) Các nguyên tắc tài chính, kế toán, kiểm soát và kiểm toánnội bộ;

l) Thể thức thông qua quyết định của tổ chức tín dụng;nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

m) Căn cứ, phương pháp xác định thù lao, tiền lương vàthưởng cho người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát;

n) Các trường hợp giải thể;

o) Thủ tục sửa đổi, bổ sung Điều lệ.

2. Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dânthực hiện theo quy định tại Điều 77 của Luật này.

3. Điều lệ, nội dung sửa đổi, bổ sungĐiều lệ của tổ chức tín dụng phải được đăng ký tại Ngân hàng Nhànước trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông qua.

Điều 32. Cơ cấu tổ chức quản lý củatổ chức tín dụng

1. Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thànhlập dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quảntrị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).

2. Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thànhlập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty tráchnhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểmsoát, Tổng giám đốc (Giám đốc).

3. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tíndụng nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 75 của Luật này.

Điều 33. Những trường hợp không đượcđảm nhiệm chức vụ

1. Những người sau đây không được làthành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Bankiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chứcdanh tương đương của tổ chức tín dụng:

a) Người thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Người thuộc đối tượng không được tham gia quản lý, điềuhành theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về phòng,chống tham nhũng;

c) Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợpdanh của công ty hợp danh, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng quảntrị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp,Chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã tại thời điểm doanh nghiệp,hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bịtuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng;

d) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại thời điểmdoanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luậtnghiêm trọng, trừ trường hợp là đại diện theo đề nghị của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền nhằm chấn chỉnh, củng cố doanh nghiệp đó;

đ) Người đã từng bị đình chỉ chức danh Chủ tịch Hội đồngquản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thànhviên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Tổnggiám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 37 của Luật nàyhoặc bị cơ quan có thẩm quyền xác định người đó có vi phạm dẫn đến việc tổ chứctín dụng bị thu hồi Giấy phép;

e) Người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thànhviên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) không được là thành viên Bankiểm soát của cùng tổ chức tín dụng;

g) Người có liên quan của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủtịch Hội đồng thành viên không được là Tổng giám đốc (Giám đốc) của cùng tổchức tín dụng.

2. Những người sau đây không được là Kế toán trưởng, Giámđốc chi nhánh, Giám đốc công ty con của tổ chức tín dụng:

a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất nănglực hành vi dân sự;

b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấphành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án;

c) Người đã bị kết án về tội từ tội phạm nghiêm trọng trởlên;

d) Người đã bị kết án về tội xâm phạm sở hữu mà chưa đượcxoá án tích;

đ) Cán bộ, công chức, người quản lý từ cấp phòng trở lêntrong các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm từ 50% vốn điều lệ trở lên, trừ ngườiđược cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng;

e) Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốcphòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sỹ quan, hạsỹ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân ViệtNam, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổchức tín dụng;

g) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chứctín dụng.

3. Cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em của thành viênHội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) vàvợ, chồng của những người này không được là Kế toán trưởng hoặc là người phụtrách tài chính của tổ chức tín dụng.

Điều 34. Những trường hợp không cùngđảm nhiệm chức vụ

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viêncủa tổ chức tín dụng không được đồng thời là người điều hành của tổ chức tíndụng đó và của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trịcủa quỹ tín dụng nhân dân đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của ngânhàng hợp tác xã. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viêncủa tổ chức tín dụng không được đồng thời là người quản lý của tổ chức tín dụngkhác, trừ trường hợp tổ chức này là công ty con của tổ chức tín dụng đó hoặc làthành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng đó.

2. Trưởng Ban kiểm soát không được đồng thời là thành viênBan kiểm soát, người quản lý của tổ chức tín dụng khác. Thành viên Ban kiểmsoát không được đồng thời đảm nhiệm một trong các chức vụ sau đây:

a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thànhviên, người điều hành, nhân viên của cùng một tổ chức tín dụng hoặc công ty concủa tổ chức tín dụng đó hoặc nhân viên của doanh nghiệp mà thành viên Hội đồngquản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chứctín dụng là thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành hoặc là cổ đông lớncủa doanh nghiệp đó;

b) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thànhviên, người điều hành của doanh nghiệp mà thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệpđó đang là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, người điềuhành tại tổ chức tín dụng.

3. Tổng giám đốc (Giám đốc), PhóTổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương không được đồng thờiđảm nhiệm một trong các chức vụ sau đây:

a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thànhviên, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổchức đó là công ty con của tổ chức tín dụng;

b) Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giámđốc) của doanh nghiệp khác.

Điều 35. Đương nhiên mất tư cách

1. Các trường hợp sau đây đương nhiên mất tư cách thành viênHội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát,Tổng giám đốc (Giám đốc):

a) Mất năng lực hành vi dân sự, chết;

b) Vi phạm quy định tại Điều 33 của Luật này về những trườnghợp không được đảm nhiệm chức vụ;

c) Là người đại diện phần vốn góp của một tổ chức là cổ đônghoặc thành viên góp vốn của

tổ chức tín dụng khi tổ chức đó bị chấm dứt tư cách phápnhân;

d) Không còn là người đại diện phần vốn góp theo ủy quyềncủa cổ đông là tổ chức;

đ) Bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam;

e) Khi tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép;

g) Khi hợp đồng thuê Tổng giám đốc (Giám đốc) hết hiệu lực;

h) Không còn là thành viên của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tíndụng nhân dân.

2. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tíndụng phải có văn bản báo cáo kèm tài liệu chứng minh về việc các đối tượngđương nhiên mất tư cách theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi Ngân hàng Nhànước trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng trênđương nhiên mất tư cách và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực củabáo cáo này; thực hiện các thủ tục bầu, bổ nhiệm chức danh bị khuyết theo quyđịnh của pháp luật.

3. Sau khi đương nhiên mất tư cách, thành viên Hội đồng quảntrị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giámđốc) của tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mìnhtrong thời gian đương nhiệm.

Điều 36. Miễn nhiệm, bãi nhiệm

1. Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thànhviên Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thành viên Ban kiểm soát; Tổng giám đốc(Giám đốc) của tổ chức tín dụng bị miễn nhiệm, bãi nhiệm khi thuộc một trongcác trường hợp sau đây:

a) Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b) Có đơn xin từ chức gửi Hội đồng quản trị, Hội đồng thànhviên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng;

c) Không tham gia hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thànhviên, Ban kiểm soát trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;

d) Không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 50của Luật này;

đ) Thành viên độc lập của Hội đồng quản trị không bảo đảmyêu cầu về tính độc lập;

e) Các trường hợp khác do Điều lệ của tổ chức tín dụng quyđịnh.

2. Sau khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, Chủ tịch, thành viênHội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thànhviên Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng phải chịutrách nhiệm về các quyết định của mình trong thời gian đương nhiệm.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thông quaquyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với các đối tượng theo quy định tại khoản1 Điều này, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng phải cóvăn bản kèm tài liệu liên quan báo cáo Ngân hàng Nhà nước.

Điều 37. Đình chỉ, tạm đình chỉ chứcdanh Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giámđốc)

1. Ngân hàng Nhà nước có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việcthực thi quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch, các thành viên Hội đồng quản trị, Hộiđồng thành viên, Trưởng ban, các thành viên Ban kiểm soát, người điều hành tổ chứctín dụng vi phạm quy định tại Điều 34 của Luật này, quy định khác của pháp luậtcó liên quan trong quá trình thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao; yêu cầu cơquan có thẩm quyền miễn nhiệm, bầu, bổ nhiệm người thay thế hoặc chỉ định ngườithay thế nếu xét thấy cần thiết.

2. Ban kiểm soát đặc biệt có quyền đình chỉ, tạm đình chỉviệc thực thi quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Hộiđồng thành viên; Trưởng ban, thành viên Ban kiểm soát; người điều hành của tổchức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt nếu xét thấy cần thiết.

3. Người bị đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi quyền,nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải có trách nhiệm thamgia xử lý các tồn tại và vi phạm có liên quan đến trách nhiệm cá nhân khi cóyêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Bankiểm soát của tổ chức tín dụng hoặc Ban kiểm soát đặc biệt.

Điều 38. Quyền, nghĩa vụ của ngườiquản lý, người điều hành tổ chức tín dụng

1. Thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, Điềulệ của tổ chức tín dụng, nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặcchủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng.

2. Thực hiện quyền, nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng,vì lợi ích của tổ chức tín dụng, cổ đông, thành viên góp vốn và chủ sở hữu tổchức tín dụng.

3. Trung thành với tổ chức tín dụng; không sử dụng thôngtin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của tổ chức tín dụng, lạm dụng địa vị, chức vụvà tài sản của tổ chức tín dụng để thu lợi cá nhân hoặc để phục vụ lợi ích củatổ chức, cá nhân khác làm tổn hại tới lợi ích của tổ chức tín dụng, cổ đông,thành viên góp vốn và chủ sở hữu tổ chức tín dụng.

4. Bảo đảm lưu trữ hồ sơ của tổ chứctín dụng để cung cấp được các số liệu phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành,kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức tín dụng, hoạt động thanh tra, giám sát,kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước.

5. Am hiểu về các loại rủi ro trong hoạt động của tổ chứctín dụng.

6. Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho tổ chức tíndụng về quyền lợi của mình tại tổ chức khác, giao dịch với tổ chức, cá nhânkhác có thể gây xung đột với lợi ích của tổ chức tín dụng và chỉ được tham giavào giao dịch đó khi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên chấp thuận.

7. Không được tạo điều kiện để bản thân hoặc người có liênquan của mình vay vốn, sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác của tổ chức tín dụngvới những điều kiện ưu đãi, thuận lợi hơn so với quy định chung của tổ chức tíndụng.

8. Không được tăng lương, thù lao hoặc yêu cầu trả thưởngkhi tổ chức tín dụng bị lỗ.

9. Các nghĩa vụ khác do Điều lệ của tổ chức tín dụng quyđịnh.

Điều 39. Trách nhiệm công khai cáclợi ích liên quan

1. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thànhviên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc(Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng phải công khaivới tổ chức tín dụng các thông tin sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, số vàngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của doanhnghiệp, tổ chức kinh tế mà mình và người có liên quan đứng tên sở hữu phần vốngóp, cổ phần hoặc ủy quyền, ủy thác cho cá nhân, tổ chức khác đứng tên từ 5%vốn điều lệ trở lên;

b) Tên, địa chỉ tr?