Lạm phát ở việt nam 2016

      730
Special Thời sự Đầu tư Bất động sản Quốc tế Doanh nghiệp Doanh nhân Ngân hàng Tài chính - Chứng khoán
*

*

Mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 5% trong năm nay đã thành công, Tổng cục Thống kê đã chính thức công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2016 chỉ tăng 4,74% so với tháng 12 năm trước.

Bạn đang xem: Lạm phát ở việt nam 2016


Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2016 tăng 0,23% so với tháng trước và tăng 4,74% so với tháng 12 năm trước.

Như vậy, kết quả cuối cùng đã có. Lạm phát năm 2016, theo cách tính hiện tại (so với tháng 12 năm trước) chỉ là 4,74%, thấp hơn mục tiêu đề ra cho năm nay là 5%.

.

Tháng trước, sau khi CPI bất ngờ tăng 0,48% so với tháng trước, khiến lạm phát tính tới thời điểm đó lên tới 4,5%, nhiều ý kiến lo ngại về việc lạm phát cả năm có thể vượt ngưỡng 5%. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11/2016 đã chỉ đạo việc không được để lạm phát tăng cao quá 5%.

Và nay, tháng 12/2016, dù là tháng cận Tết Dương lịch, nhưng CPI chỉ tăng nhẹ, góp phần quan trọng khiến lạm phát cả năm chỉ dừng ở con số 4,74%. Chính phủ đã có thể thở phào, vì một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng đã hoàn thành kế hoạch đề ra.

Thậm chí, nếu tính bình quân - tức là cách tính lạm phát mới, đang được Tổng cục Thống kê đề xuất thực hiện từ năm tới, thì lạm phát năm nay chỉ dừng ở 2,66%.

Xem thêm: Trong Các Ngành Kinh Tế 6 Tháng Đầu Năm 2015, Thì Ngành Nào Tăng Trưởng Cao Nhất?

Quay trở lại với diễn biến giá cả thị trường tháng 12/2016, Tổng cục Thống kê cho biết, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 6 nhóm tăng giá. Cụ thể, thuốc và dịch vụ y tế tăng 5,3%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,25%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,21%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,19%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,1%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%.

Bên cạnh đó, có 4 nhóm giảm giá, là giao thông - giảm 0,89%; bưu chính - viễn thông, giảm 0,03%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống - giảm 0,03%; văn hóa, giải trí và du lịch - giảm 0,02%.

Riêng nhóm Giáo dục không thay đổi so với tháng trước.

Trong khi đó, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 12/2016 tăng 0,11% so với tháng trước, tăng 1,87% so với cùng kỳ. Cả năm, lạm phát cơ bản tăng 1,83% so với năm 2015.

Như vậy, bình quân năm 2016 so với năm 2015, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục.

Mức tăng của lạm phát cơ bản từ tháng 1 đến tháng 12 năm nay so cùng kỳ có biên độ dao động trong khoảng khá hẹp từ 1,64% đến 1,88%, điều này thể hiện chính sách tiền tệ đang được điều hành ổn định, giúp ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.



Thủ tướng chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan trong chỉ đạo điều hành để ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm...