Kinh tế việt nam cộng hòa

      308

Nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa thường được nhắc đến như một niềm tự hào của hầu hết người miền Nam, cũng như những người yêu mến Sài Gòn trước 1975.

Bạn đang xem: Kinh tế việt nam cộng hòa

Vậy trước năm 1975 nền kinh tế miền Nam phát triển theo hướng nào?

Ngày nay, nhiều người vẫn còn luyến tiếc về một thời phồn vinh và giai đoạn lịch sử huy hoàng này của dân tộc. Dù thừa nhận hay cố gắng chối bỏ điều đó, những thành tựu sản xuất đáng ngưỡng mộ của nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa, nhất là về kỹ thuật – công nghệ, vẫn là minh chứng cho thấy trình độ của dân ta chưa bao giờ đi sau các nước trong khu vực. Sự trỗi dậy của giới tư nhân Sài Gòn thậm chí từng đánh bật các công ty Pháp khỏi thị trường miền Nam. Các mặt hàng Thái Lan chưa bao giờ nằm trong giỏ hàng của người dân Đô Thành, bởi đơn giản chúng không thể sánh bằng các sản phẩm nội địa.

Thật vậy, nhận xét của Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu về Việt Nam đã cho thấy điều đó: “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”, hay ông cũng từng thừa nhận rằng “hi vọng một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”. Nhưng điều đó không có nghĩa “Hòn Ngọc Viễn Đông” một thời không có những giai đoạn khó khăn trong quá trình phát triển, mà cũng có lúc thăng trầm theo từng biến cố chính trị, chính sách kinh tế, tài chính và quân sự.

*
Siêu thị Nguyễn Du tại Sài Gòn năm 1967, siêu thị đầu tiên và duy nhất tại Đông Nam Á.

Nói về kinh tế Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc, miền Bắc Việt Nam mới là khu vực được người Pháp chú trọng xây dựng và phát triển, với hàng loạt xí nghiệp quan trọng đều tập trung tại đây; trong khi đó tại miền Nam, chỉ một vài xí nghiệp của tư nhân Pháp tập trung tại khu Sài Gòn – Chợ Lớn như: đồ uống (BGI, Hãng rượu Bình-Tây), thuốc lá (MIC, MITAC, BATOS), đường mía (nhà máy Hiệp-Hòa, Khánh Hội), cơ khí (CARIC, ASAM) và các đồ dùng bằng cao su thiên nhiên.

Vì là nền kinh tế thuộc địa, cả hai miền đều nằm dưới sự cai trị của người Pháp, tài nguyên thiên nhiên chủ yếu được khai thác để xuất cảng. Hơn nữa, chính quyền Pháp còn tiến hành cấm đoán các ngành công nghiệp được cho là làm phương hại đến cơ cấu sản xuất của chính quốc. Do đó, sau khi giành lại độc lập năm 1954, nền kinh tế cả hai miền Nam – Bắc chỉ quanh quẩn trong hai khu vực chính là nông nghiệp và tiểu công nghệ.

Mặc dù có xuất phát điểm như nhau, kinh tế miền Nam dưới thời chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và miền Bắc dưới thời chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lại rẽ sang hai hướng khác nhau: Miền Bắc thực hiện lý tưởng cộng sản, trong khi Miền Nam đi theo con đường tư bản. Cho nên sự phát triển kinh tế giữa hai miền tồn tại nhiều khác biệt và đối lập.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

I. Quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa
1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa
2. Nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa 1954–1963: Thời kỳ kinh tế hoạch định
a. Kế hoạch Ngũ niên I (1957–1961)
b. Kế hoạch Ngũ niên II (1962–1966)
3. Nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa 1964–1975: Thời kỳ tự do kinh doanh
II. Kỹ nghệ trong nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa
1. Nhiệt điện
2. Thủy điện
3. Mỏ và tinh khoáng
4. Công nghiệp thực phẩm
5. Ngành dệt
6. Công nghiệp kim khí và cơ khí
7. Công nghiệp cao su
8. Công nghiệp xi măng
9. Công nghiệp thủy tinh
10. Công nghiệp giấy
11. Công nghiệp hóa học
12. Ngành thuộc da
13. Thiết bị điện

I. Quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa

Ít ai biết rằng thời kỳ tự do kinh doanh tại miền Nam chỉ thực sự bắt đầu từ sau năm 1963, đánh dấu một cột mốc vàng son của một thế lực kinh tế mới tại Châu Á. Cũng như Hàn Quốc và Đài Loan, nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa được dẫn dắt và viện trợ bởi kinh tế Hoa Kỳ. Cũng nhờ Hoa Kỳ mà Hàn Quốc và Đài Loan trở thành hai trong bốn con hổ châu Á ngày nay; trong khi đó, Việt Nam Cộng Hòa cũng từng có một nền kinh tế thị trường từ rất sớm, nhưng nó đã sụp đổ từ sau năm 1975. Trong phần này, tôi sẽ tổng hợp các dữ liệu kinh tế chân thật nhất về nền kinh Việt Nam Cộng Hòa theo hai giai đoạn chính, từ 1954–1963 và từ 1963–1975, qua đó lý giải vì sao Sài Gòn có thể phát triển một cách vũ bão dưới thời chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.


1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa

Nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa đã trải qua hai thời kỳ rõ rệt: thời kỳ kinh tế được hoạch định (1954–1963) và thời kỳ tự do kinh doanh (1963–1975).

Trong giai đoạn đầu, sau khi giành được độc lập, Việt Nam Cộng Hòa dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm đã hoạch định hai kế hoạch ngũ niên để hướng dẫn tiến trình công nghiệp hóa. Chính phủ xuất ra một khoản ngân lớn để đầu tư vào các ngành công nghiệp quan trọng như: Công ty Đường Việt-Nam, Công ty Thủy-Tinh Việt-Nam, Cogido, Nhà máy Xi-măng Hà-Tiên, v.v. Đồng thời, giới tư nhân Sài Gòn cũng bắt đầu hăng hái xuất vốn đầu tư vào nhiều ngành công nghiệp như: chế tạo dược phẩm (Tenamyd, Roussel,…), hóa chất căn bản (Vicaco, Namyco,…), nhựa dẻo (Ufiplastic), fibro xi măng (Eternit), v.v.

Tuy nhiên, giai đoạn sau 1963 mới là thời kỳ đỉnh cao của nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa, khi mà các chính sách tự do hóa kinh tế được thực thi với mức độ cao. Nhưng đây cũng là thời điểm chiến tranh Việt Nam diễn ra khốc liệt nhất, hàng loạt cơ sở hạ tầng bị hủy hoại bởi bom đạn đã tạo ra một rào cản lớn cho việc đầu tư. Do đó mọi năng lực quốc gia đều ưu tiên cho cuộc chiến và đảm bảo sinh hoạt của dân chúng. Cũng vì tình hình bất ổn mà nhiều khu công nghiệp quy mô như khu An-Hòa làm phân bón hóa học, nhà máy lọc dầu Cam-Ranh, nhà máy chế tạo tơ bóng và làm acid sulfurique Biên-Hòa, v.v. bị đình trệ. Giới tư nhân chuyển sang đầu tư vào những ngành đòi hỏi vốn ít, cơ sở nhỏ tại các khu vực an ninh như: chế tạo dược phẩm, thực phẩm, điện khí, dệt, dược liệu, hóa phẩm, đường mía, sợi bông, v.v. Bên cạnh đó, một sự thật không thể phủ nhận là sự có mặt của quân đội liên minh Hoa Kỳ đã có những tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa giai đoạn này.

*
Hình ảnh Đô Thành Sài Gòn trước 1975.

Nhìn chung, cả hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa đều có chung định hướng là phát triển miền Nam thành một nền kinh tế sản xuất. Mặc dù sau năm 1963 kinh tế Việt Nam Cộng Hòa dần mang tính thương mại nhiều hơn, nhưng ý chí công nghiệp hóa luôn là khuôn khổ phát triển kinh tế toàn diện của chính quyền, từ đó xây dựng nền độc lập kinh tế – chính trị cho quốc gia và xóa bỏ sự lệ thuộc vào ngoại bang. Các chính sách hỗ trợ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa luôn chú trọng vào các vấn đề như:

Hỗ trợ nông nghiệp như sản xuất phân bón, chế biến nông sản,…Sản xuất nhu yếu phẩmKhai thác những tài nguyên có sẵn như cát trắng Ba-Ngòi, than Nông-Sơn, thủy điện,…Giải quyết vấn đề áp lực nhân khẩu, nhất là ở nông thôn do dân số gia tăng và nâng cao mức sống của dân chúng.

Ngoài ra, sau cuộc cải cách điền địa, để hướng dẫn một số đại điền chủ bị truất hữu tham gia vào hoạt động công nghiệp, chính phủ đã cho thiết lập nhiều khu công nghiệp với nhiều ưu đãi về điện, nước, đất đai, thuế, cơ sở hạ tầng, v.v. Nhờ đó, giới tư bản lúc bấy giờ đã hăng hái tham gia khu công nghiệp Biên-Hòa, phát triển kinh tế đất nước.


2. Nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa 1954–1963: Thời kỳ kinh tế hoạch định

Từ năm 1955–1957, với sự di cư ồ ạt từ Bắc vào, miền Nam đón nhận thêm nhiều thợ chuyên môn và nhà kinh doanh, bên cạnh đó là sự giao thoa văn hóa hai miền, đặc biệt là món phở của người Bắc khi ấy rất được ưa chuộng tại miền Nam.

Chính phủ khi ấy ban hành khá nhiều chính sách hỗ trợ kinh doanh và thương mại, nên người Việt thi nhau buôn bán kinh doanh khiến thị trường trở nên sầm uất hơn bao giờ hết. Các ngành từng chịu sự thống trị bởi người Pháp và người Hoa như dệt, ráp xe, dược phẩm, đồ nhôm, đúc, thuộc da,… dần trở lại vào tay của người Việt. Theo Bộ Kinh tế, tổng số đầu tư vào công nghiệp chế biến trong nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa năm 1957 đạt 12 tỷ Việt Nam Đồng (Nam Việt Nam).

Kể từ năm 1958, nền canh nông được phục hồi và chuẩn bị phát triển để xuất cảng, cho nên mọi nguồn lực chuyển sang thúc đẩy các ngành công nghiệp. Vì vậy mà đa phần các xí nghiệp quan trọng tại miền Nam được thiết lập trong giai đoạn này, chẳng hạn như Công ty Đường Việt-Nam, Công ty Kỹ nghệ Giấy Việt-Nam, Công ty Thủy-tinh Việt-Nam, nhà máy vôi Long-Thọ, Công ty Vĩnh Hảo, Nhà máy Tân-Mai. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp này đều là xí nghiệp hợp doanh và quốc doanh.

Từ năm 1959 – 1963, giới tư nhân Sài Gòn mới thực sự bắt đầu mạnh dạn đầu tư vào các ngành công nghiệp lớn như Âu dược (thuốc Tây), thực phẩm, dệt nhuộm,… Sự bùng phát của tư nhân trong nước dần đánh bật các nhà tư bản Pháp khỏi thị trường và khiến họ phải bán đi một số doanh nghiệp quan trọng như Công ty Đường và Bông vải. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn và vai trò quan trọng của người Hoa trong giai đoạn phát triển này.

*
Các khu công nghiệp tại Việt Nam Cộng Hòa.

Có thể thấy ngay từ giai đoạn đầu khi chính quyền còn non trẻ, công cuộc công nghiệp hóa đã được Tổng thống Ngô Đình Diệm chú trọng để phát triển miền Nam thành một nền kinh tế sản xuất. Ông đã hoạch định hai kế hoạch ngũ niên trong giai đoạn nắm quyền của mình.


a. Kế hoạch Ngũ niên I (1957–1961)

Nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa lúc này tồn tại nhiều khó khăn như thiếu hụt ngân sách, thâm hụt thương mại, mức đầu tư gộp thấp, giá thành cao cản trở cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do đó, kế hoạch ngũ niên được soạn thảo theo sự khuyến cáo của phái đoàn nghiên cứu kinh tế Liên Hiệp Quốc nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh và phục hồi nền sản xuất. Nội dung bản kế hoạch bao gồm bốn chương:

Chương I: Hiện tình kinh tế Nam Việt Nam năm 1956.Chương II: Các mục đích chính của kế hoạch.Chương III: Ấn định các mục tiêu đại tượng như dân số, sản lượng quốc gia, đầu tư, nhân dụng,…Chương IV: Chỉ định các tiêu chuẩn quyết định đường lối đầu tư.

Các mục tiêu chính được đề ra trong bản kế hoạch như sau:

Tăng lợi tức quốc gia lên 16%, tức 81 tỉ bạc vào năm 1961;Tăng vốn đầu tư hàng năm lên gấp đôi, từ 4.5 tỉ năm 1956 thành 9 tỉ vào năm 1961;Giảm khiếm hụt ngân sách và ngoại thương;Tạo việc làm cho 400,000 người lao động;Thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng;Gia tăng sản lượng các ngành canh nông (+27%), ngư nghiệp (+70%), công kỹ nghệ (+20%), giao thông – thương mại – nghiệp vụ ngân hàng (+15%), các lĩnh vực khác (+5%);Chính phủ đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư (chính phủ đầu tư 75% trong tổng vốn 20 tỉ, còn lại 25% do tư nhân đảm nhiệm). Ngân sách cho đầu tư chủ yếu lấy từ viện trợ nước ngoài (90%) và khoản bồi thường chiến tranh của Nhật Bản, còn thuế khóa không đáng kể.Nhận xét Kế hoạch Ngũ niên I

Kế hoạch I được hoạch định với việc áp dụng mô hình Harrod-Domar dựa trên ý tưởng của Keynes. Điều này dễ hiểu vì đây là giai đoạn học thuyết kinh tế Keynes đang thắng thế, và hầu hết các nước đang phát triển lúc bấy giờ – như Ấn Độ – đều ưa chuộng các mô hình thuộc trường phái này cho việc phát triển; cùng với đó là những chính sách bảo hộ, thay vì mở cửa thị trường, của Tổng thống Ngô Đình Diệm thật sự không phù hợp cho giai đoạn hậu chiến.

Nhược điểm của mô hình Harrod-Domar đã hiện rõ từ giai đoạn đầu khi phương thức suy luận, ấn định mục tiêu gặp nhiều bất cập vì nó quá đơn giản để áp dụng vào thực tiễn phức tạp. Chẳng hạn việc phân định vốn đầu tư cho từng ngành còn thiếu hiệu quả, mục tiêu ấn định không thực tế vì thiếu chuyên viên, cán bộ, đặc biệt là thiếu một Viện Thống Kê phục vụ điều tra để đưa ra con số chính xác và chi tiết.


b. Kế hoạch Ngũ niên II (1962–1966)

Về nông nghiệp, chương trình dinh điền, công tác thủy nông tiếp tục được thực hiện để tăng gia sản xuất. Năm 1962 diện tích trồng trọt là 2,595,000 hecta được dự trù tăng lên thành 3,064,000 hecta trong năm 1965. Có thể nói, nông nghiệp cũng góp phần không nhỏ vào tổng sản phẩm nội địa của nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa.

Về công kỹ nghệ, trong khi Kế hoạch I chủ trương chế biến nông sản thì Kế hoạch II tập trung lập thêm những ngành công nghiệp căn bản phục vụ cho tiêu thụ trong nước và xuất cảng trong tương lai, chẳng hạn như hoàn tất khu công nghiệp An-Hòa Nông-Sơn với sản lượng than dự trù đạt 250,000 tấn năm 1966; một trung tâm điện lực 25,000 kW; một xưởng chế tạo chất bón sản xuất mỗi năm 42,000 tấn urée, 48,000 tấn sulfate d’ammonium; một xưởng chế tạo đất đèn cho 8,000 tấn/năm; nhà máy xi măng Hà-Tiên được thiết lập song song với việc mở mang công nghiệp đường gồm 3 nhà máy tối tân, lập nhà máy lọc dầu, phát triển công nghiệp cơ khí kim loại, điện, dệt, cao su, chế biến nông phẩm. Theo đó, trong nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa, công nghiệp sẽ hỗ trợ cho nông nghiệp.

Về trang bị công cộng, chính phủ tập trung hoàn tất đập Đa-Nhim có năng suất 160,000 kW, mỗi năm cung cấp 780,000,000 kW/giờ; xây thêm hai nhà máy nhiệt điện cho khu công nghiệp An-Hòa (25,000 kW) và Thủ Đức (33,000 kW), mở mang hải cảng và phi cảng tại nhiều tỉnh; tăng cường hệ thống đường xá, đặc biệt là tỉnh lộ, cùng với dự án lấy nước sông Đồng Nai của Sàigòn Thủy Cục nhằm cung cấp nước cho Đô Thành.

Điểm đáng chú ý trong Kế hoạch II là không chỉ nhằm phát triển kinh tế Việt Nam Cộng Hòa, mà các vấn đề giáo dục, y tế, xã hội, lao động cũng được đặc biệt chú trọng.

Về giáo dục, phát triển lượng lẫn phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của sĩ số trong ba bậc Tiểu, Trung và Đại học. Với ngân sách lên đến 3.9 tỉ đôla, kế hoạch dự tính đào tạo 2,500 giáo chức và xây 2,500 lớp học mỗi năm. Mỗi quận sẽ có một trường trung học đệ nhất cấp và mỗi tỉnh một trường trung học đệ nhị cấp. Bên cạnh đó, kế hoạch cũng trù liệu hoàn tất khu Đại học Thủ Đức, một Trung tâm Y tế gồm 3 ban Y, Dược, Nha cùng một bệnh viện thực hành, đồng thời khuếch trương Viện Đại học Huế.

Về y tế, nhiều cơ sở và cơ quan mới sẽ được thiết lập để phòng bệnh và trị bệnh cho người dân.

Về xã hội và lao động, kế hoạch dự trù sẽ thiết lập hai trung tâm giáo dục trẻ bất túc ở Sài Gòn và Huế là Viện Dưỡng Nhi và Quốc Gia Nghĩa Tử; tu chỉnh chế độ phụ cấp gia đình hiện hữu, huấn nghệ, v.v.

Nhận xét Kế hoạch Ngũ niên II

Trên nguyên tắc, Kế hoạch II được thực thi từ năm 1962 đến năm 1966, tuy nhiên, do biến cố chính trị nên kết quả của kế hoạch lần hai không được kiểm điểm. Dẫu sao, ta có thể thấy Kế hoạch II có những tiến bộ rõ rệt so với bản kế hoạch đầu tiên, khi nguyên tắc tự do kinh tế bắt đầu được áp dụng. Sự can thiệp của chính phủ giảm để thành phần tư nhân có thể phát triển, chính phủ chỉ hỗ trợ tư nhân về phương diện tài chính, kỹ thuật.

Tuy nhiên, cũng giống bản kế hoạch trước, Kế hoạch II gặp nhiều thiếu sót về phương diện thống kê nên các mục tiêu đặt ra cũng không sát thực tế. Ngoài ra, chính phủ vẫn còn can thiệp nhiều vào những dự án kiểu mẫu và trong những công ty hỗn hợp. Tình trạng bảo hộ vẫn còn và là một khuyết điểm lớn trong kế hoạch lần này. Nhưng nhìn chung, xương sống của nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa đã dần hoàn chỉnh trong giai đoạn này, qua đó làm nền tảng để chuyển mình sang cơ chế tự do kinh doanh trong thời Đệ Nhị.


3. Nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa 1964–1975: Thời kỳ tự do kinh doanh

Công cuộc công nghiệp hóa lúc này đã thay đổi hẳn căn bản, nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa chuyển từ cơ chế hoạch định sang thị trường tự do. Những năm đầu trong giai đoạn này, các ngành công nghiệp chế biến tại tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất dược phẩm, điện (Vidico, Tân Á, Vabro), tôn tráng kẽm (Vinaton), sữa hoàn nguyên (Foremost), vật dụng bằng nhựa dẻo, lưới đánh cá, đũa, hàn điện, dệt (nhà máy kéo sợi DONAFITEX, nhà máy dệt nhuộm Phong Phú), lắp ráp xe, máy thâu thanh, v.v. Ngoài ra còn một số xí nghiệp cũ khuếch trương như COGIDO, VICACO (hóa chất), v.v.

*
Số vốn đầu tư vào nền công nghiệp miền Nam giai đoạn 1957-1967 (Nguyễn Huy, 1972, tr.30).

Theo tài liệu từ Viện Thống Kê, năm 1960 nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa có 7,398 xí nghiệp hoạt động về công nghiệp chế biến và thâu dụng 59,306 nhân công. Con số thống kê cũng cho thấy 70% số xí nghiệp tại Miền Nam thâu dụng khoảng 88% số nhân công. Chỉ tính riêng tại Sài Gòn, Gia Định, Biên Hòa thì dù số xí nghiệp chỉ chiếm 12% nhưng đã sử dụng đến 61% nhân công.

Năm 1966, theo Bộ Kinh Tế, miền Nam đã có 12 xí nghiệp sản xuất điện năng hoạt động.

Theo tài liệu của nhóm nghiên cứu kế hoạch hậu chiến, ta có bảng cơ cấu công nghiệp chế biến chính yếu ở miền Nam năm 1967 dưới đây.

Xem thêm: Chơi Cờ Tướng Online Miễn Phí, Chơi Cờ Tướng Online Trực Tuyến Miễn Phí

*
Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến năm 1967 (Nguyễn Huy, 1972, tr.32).

Lưu ý, đây là bảng số liệu chưa đầy đủ vì còn thiếu những xí nghiệp nhỏ chưa khai báo. Tổng số nhân công ghi trong bảng chỉ bằng nửa số kiểm kê theo tài liệu Bộ Lao động. Tuy nhiên, dựa vào bảng trên ta có thể thấy, đa số xí nghiệp tại miền Nam thời gian này hoạt động dưới hình thức cá nhân, còn hình thức công ty chỉ chiếm thiểu số. Mặc dù vậy, nếu tính theo giá thương vụ thì vai trò các công ty lấn át hẳn các xí nghiệp cá nhân.

*
Phân loại hình thức xí nghiệp tại miền Nam theo hình thức hoạt động (Nguyễn Huy, 1972, tr.33).

Chính phủ cũng đóng vai trò nhất định trong các ngành có vốn đầu tư lớn và phát triển mạnh, nắm giữ một số cổ phần trong các công ty hỗn hợp dệt vải bông, dệt bao bố, chế tạo giấy, thủy tinh. Riêng ngành đường và xi măng do chính quyền quản trị. Đến cuối năm 1967, số vốn đầu tư của chính phủ vào các ngành công nghiệp đạt 5,723 triệu đồng, tức 24.2% tổng số vốn đầu tư.

*
Số ngoại tệ đã cấp cho các nhà máy công nghiệp để nhập cảng nguyên liệu và máy móc từ 1964 – 1967 (Tài liệu của Nha Tiếp Liệu Kỹ Nghệ).

Với việc áp dụng cơ chế tự do kinh doanh, người dân miền Nam dần làm quen với nền kinh tế thị trường. Kỹ nghệ trở nên đa dạng và năng động hơn bao giờ hết, nhờ vậy các lĩnh vực sản xuất có thể bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, tạo ra sự phát triển mang tính dây chuyền. Chẳng hạn ngành nhuộm sẽ hỗ trợ ngành dệt; ngành sản xuất chai lọ thủy tinh sẽ hỗ trợ ngành Âu dược (thuốc Tây), thực phẩm; ngành khai thác đá vôi, đất sét, thạch anh sẽ hỗ trợ ngành sản xuất xi măng; hay ngành lọc đường sẽ hỗ trợ ngành rượu, bột ngọt, trồng mía, v.v. đặc biệt là sản xuất nông nghiệp cải thiện rõ rệt nhờ sự phát triển của công nghiệp. Các xí nghiệp luôn được chính phủ hỗ trợ trên nhiều phương diện để yên tâm sản xuất, như giảm thuế hay đảm bảo an ninh, đảm bảo các nguồn cung về điện thoại, hạ tầng, điện nước, nhiên liệu,…

Không chỉ dừng lại ở đó, sự lớn mạnh của tư bản miền Nam đã giải quyết triệt để vấn đề quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế, đó là công ăn việc làm trong thời điểm dân số gia tăng. Ta có thể lấy ví dụ vùng Sài Gòn – Chợ lớn, dân số năm 1958 là 1,219,000 người đã tăng lên 2,500,000 vào năm 1969, chủ yếu là dân tản cư. Có thể nói, tầng lớp tư nhân đã hỗ trợ chính phủ rất nhiều trong việc giảm thiểu áp lực thất nghiệp và sinh hoạt.

*
Tổng số vốn đầu tư của các dự án công nghiệp được chấp thuận từ 1956 – 1967 (Tài liệu của văn phòng Ủy ban Đầu tư Bộ Kinh Tế).

II. Kỹ nghệ trong nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa

Tiến trình công nghiệp hóa đã được Tổng thống Ngô Đình Diệm triển khai từ rất sớm khi Việt Nam Cộng Hòa mới được thành lập. Kế hoạch Ngũ niên I bước đầu xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp phục vụ sản xuất; đến Kế hoạch Ngũ niên II tạo nền tảng cho nền kinh tế thị trường tại miền Nam; sau năm 1963 áp dụng cơ chế tự do kinh doanh, sản xuất bắt đầu phát triển mạnh với tư nhân giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa gặp nhiều bất lợi vì nghèo nàn tài nguyên thiên nhiên. Dù vậy, nền công nghiệp miền Nam 1954-1975 vẫn đạt được nhiều thành tựu vang dội. Dù dưới thời Đệ Nhất hay Đệ Nhị, dù là cơ chế tự do hay kế hoạch, chính phủ vẫn quan niệm rằng phát triển sản xuất mới là định hướng bền vững cho nền kinh tế. Chỉ có sản xuất mới tạo được nội lực cho kinh tế quốc gia để không phải lệ thuộc vào bất cứ nền kinh tế ngoại bang nào. Vì thế, người dân Sài Gòn trước 1975 hầu hết đều ưa chuộng và đặt niềm tin vào các sản phẩm trong nước. Các mặt hàng nội địa vang bóng một thời như Cô Ba (xà bông, dầu thơm, nước hoa, dầu gội), Hynos (kem đánh răng), La Dalat (xe hơi), bia 33, bia La-de Con Cọp, xá xị Con Cọp, dầu Nhị Thiên Đường, v.v. đã trở thành một phần trong đời sống người dân.

Với định hướng phát triển sản xuất, kinh tế Việt Nam Cộng Hòa hướng đến mục tiêu xuất khẩu chứ không chỉ phục vụ thị trường nội địa. Nhiều thương hiệu gần như độc chiếm thị trường và thành công vang dội từ khắp Đông Nam Á cho đến Hồng Kông. Điển hình là kem đánh răng Hypnos áp đảo hoàn toàn các thương hiệu ngoại quốc như Colgate (Mỹ) và C’est it (Pháp) lúc bấy giờ. Cái chết của Hynos, cũng như nhiều thương hiệu khác, chỉ đến vào năm 1975 sau khi Việt Nam Cộng Hòa thua trận và các doanh nghiệp này bị quốc hữu hóa.

*
Một số thương hiệu nội địa quen thuộc với người Sài Gòn trước 1975.

Trong giới hạn bài viết này, tôi sẽ đề cập những ngành công nghiệp chính trong nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa giai đoạn 1954-1975 gồm: nhiệt điện, thủy điện, mỏ và tinh khoáng, công nghiệp thực phẩm, dệt, kim khí và cơ khí, cao su, xi măng, thủy tinh, giấy, hóa học, thiết bị điện và các ngành thuộc da.


1. Nhiệt điện

Để phục vụ việc phát triển kinh tế Việt Nam Cộng Hòa, điện năng được xem là nhu cầu tối cần thiết trong đời sống dân chúng và đồng thời là nguồn sinh lực của nền công nghiệp quốc gia. Do đó, sản xuất điện năng luôn được chú trọng phát triển tối đa để đảm bảo nguồn cung đầy đủ và liên tục.

Trước đó dưới thời thời Pháp thuộc, khai thác điện năng tại Việt Nam nằm dưới sự cai trị của người Pháp, do tư bản chính quốc đảm trách dưới hình thức nhượng công vụ. Sau Thế Chiến II, các công ty này có xu hướng giải đầu tư tại Việt Nam để tái đầu tư ở các thuộc địa khác. Mãi đến sau năm 1964, những bất cập trong việc khai thác điện năng mới được giải quyết khi cơ quan Điện lực Việt-Nam ra đời.

Với sứ mệnh điện hóa toàn quốc, đến cuối năm 1967, Điện lực Việt-Nam đã đạt những thành tích sau:

Hoàn tất nhà máy nhiệt điện Thủ-Đức (3 nhà máy diesel, và gas turbine), tổng công suất đạt 73,800,000 kW (1968), sau đó bán lại cho bên CEE, thiết lập 14 công ty điện lực tại các tỉnh và tái cấp điện cho Bình Dương;Điện hóa được hơn 100 quận, xã;Hỗ trợ ba thí điểm hợp tác xã điện nông thôn tại Tuyên Đức, Đức Tu, An Giang;Thu hồi các nhà máy đặc nhượng CEE Đàlạt, SCEE và UNEDI của miền Tây và khu vực Đông Nam: khách hàng từ 14,654 lên 36,022 với mức điện tiêu thụ từ 33,321,000 kW/giờ lên 54,934,000 kW/giờ.

Diện tích khai thác điện năng của công ty Saigon Điện Lực bao gồm 11 quận Đô Thành, tỉnh Gia Định (trừ quận Quảng Xuyên, Cần Giờ) tỉnh lỵ Biên Hòa, quận Lái Thiêu tỉnh Bình Dương. Tổng cộng Saigon Điện Lực phục vụ khoảng 3 triệu dân Sài Gòn và vùng lân cận, sử dụng 1,500 nhân viên, sản xuất được 325,733,450 kW/giờ (năm 1968) và mua lại 261,866,884 kW/giờ của Điện lực Việt-Nam để phân phối cho các nhà thuê bao điện năng.

Có thể thấy, Điện lực Việt-Nam (nhà nước quản lý) và công ty Saigon Điện Lực (tư nhân quản lý) đại diện cho hai khuynh hướng – khai thác phục vụ công ích và khai thác phục vụ kinh doanh. Có một điều đặc biệt trong cơ chế quản trị của Điện lực Việt-Nam là chính phủ và Quốc hội thực hiện kiểm soát thu chi, và cán bộ tham nhũng sẽ chịu tội đại hình chứ không phải kỷ luật nội bộ (cảnh cáo, sa thải).


2. Thủy điện

Kích thước của đập: dài 1,460m, cao 38m, bề ngang đáy đập 180m, bề ngang mặt đập 6m, khối đất để đắp đập là 3,600,000m3.

Đập đất gồm có hai phần, phần chính bằng đất đồng chất, trồng cỏ tránh xâm thực và đập tràn bằng bê-tông (nhỏ và thấp hơn đập đất 16.3m) dài 51.5m có 4 cửa sắt để bảo đảm lưu lượng tràn đến 6,468m3/giây vào mùa mưa.

Đường hầm thủy áp đào xuyên qua lòng núi dưới đèo Ngoạn Mục, dài 4,878m, đường kính 3.4m dẫn nước từ hồ nhân tạo Đơn Dương đến đỉnh núi chế ngự đồng bằng Phan Rang. Từ núi này nước được dẫn xuống nhà máy phát điện nằm dưới chân núi bằng 2 ống thép thủy áp dài 2,340m, đường kính 2m và nhỏ dần lại 1m trước khi vào nhà máy phát điện.

Nhà máy phát điện gồm có 4 máy turbine, 4 máy phát điện, 4 máy biến điện, v.v. Máy phát điện sản xuất điện hạ thế 13.2 kV được biến thành điện cao thế 230 kV rồi chuyển về nhà máy biến điện Thủ Đức bằng 3 đường dây cao thế trên đoạn đường 252km từ Krong-Pha đến Thủ Đức.

Điện năng tiêu thụ và sản xuất tại Sài Gòn và phụ cận (Nguyễn Huy, 1972, tr.68)

NămĐiện năng sản xuất (Kwh)Điện năng tiêu thụ (Kwh)
19631964196519661967349,779,000399,086,000431,809,000534,418,000620,951,000292,065,000336,756,000362,950,000436,756,000510,422,145

Có thể thấy, nguồn cung điện năng tại miền Nam trước 1975 luôn đáp ứng đủ nhu cầu của người dân và các xí nghiệp sản xuất, đảm bảo quá trình vận hành một cách trơn tru cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa.


3. Mỏ và tinh khoáng

Nam Việt không may mắn như Bắc Việt khi phần lớn khoáng sản đều tập trung ở Bắc Phần. Kể từ thời Pháp thuộc, người Pháp đã nhận thấy lượng khoáng sản dồi dào ở miền Bắc, vì thế mọi hầm mỏ khai thác đều tập trung tại đây. Đã từ lâu các mỏ chì, kẽm, thiếc đều do các thợ mỏ người Hoa khai thác, các quặng mỏ thường được đem nấu tại chỗ hay chở đến vùng có than gần đó. Chỉ đến thời Pháp thuộc, các hầm mỏ mới được khai thác một cách quy mô và khoa học hơn dưới sự hướng dẫn của “Service de mines” thiết lập năm 1902.

Miền Nam là một vùng đất nghèo nàn về khoáng sản, kinh tế Việt Nam Cộng Hòa khó mà trông chờ vào việc khai thác tài nguyên. Dù vậy, Việt Nam Cộng Hòa vẫn có một số tài nguyên thiên nhiên cần thiết có giá thành sản xuất rẻ như đá vôi, tràng thạch, cát trắng,… để phát triển công nghiệp.

Ngoài ra, Nha Tài Nguyên Khoáng Sản đã từng ghi nhận được khoảng 100 dấu hiệu khoáng sản, trong đó có khoảng 30 dấu hiệu về quặng sắt, molybdenite, mỏ dầu lửa trên thềm lục địa Cửu Long. Trong những năm cuối 1960 và đầu 1970, Nha Tài Nguyên Thiên Nhiên đã chú trọng nhiều tới các khoáng sản cần thiết cho giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa như xi măng, thủy tinh, phân bón, đồ gốm, hóa học, v.v.

a. Mỏ khai thác

Than bùn: Than bùn tích tụ nhiều nhất ở Cà Mau, vùng than bùn ở U Minh rộng tới 60,000 hecta. Mặc dù than bùn cung cấp nguồn nhiệt rất rẻ nhưng than đước, than củi vẫn chiếm ưu thế hơn do chúng dồi dào và dễ khai thác hơn.

Vàng: Kinh tế Việt Nam Cộng Hòa thừa hưởng hai mỏ vàng tại Bồng Miêu (Quảng Ngãi) và miền núi Bạch Mã (Thừa Thiên), lúc bấy giờ tư nhân miền Nam được Bộ Kinh Tế khuyến khích đầu tư vào hai mỏ này vì dễ khai thác. Ngoài hai mỏ trên, một số nông dân ở Long Xuyên còn tìm được những mảnh vàng nhỏ ở xã Định Mỹ và ở khu vực gần núi Ba Thê.

Sắt: Rất nhiều quặng sắt đã được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là ở Kiên Giang (đảo Phú Quốc, đảo Hải Tặc, đảo Hòn Heo, Hòn Con Dé, Hòn Doi Trung). Trong những lớp đá biến tính ở Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi còn tìm được quặng sắt dưới dạng thể hồng thiết khoáng (hematite) và bạch thiết khoáng (oligiste). Trong vùng Hòa An có cả quặng từ thiết khoáng (magnétite). Ngoài ra đá ong (latérite) nhất là từ Biên Hòa lên Bình Long chứa tỉ lệ sắt tới 70%.

Molybdenium: Trước năm 1945, quặng molybdenium đã được khai thác tại vùng Đơn Dương (Dran), Krong-Pha, Phan Rang và sau đó được tìm kiếm tại miền núi Sam (Châu Đốc). Sau này các hầm khai thác molybdenium ở núi Sam đã ngừng hoạt động.

Titanium: Titanium chủ yếu được tìm thấy ở bờ biển Quy Nhơn, Vũng Tàu.

b. Tinh khoáng

Tràng thạch (feldspath): Tràng thạch được tìm thấy trong đá hoa cương thô hạt với những tinh thể có đường kính 1-4 phân tại Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Tuy Hòa, Krong-Pha, Đà Lạt, Quảng Nam. Sản lượng sản xuất của khoáng sản này đạt 919 tấn (1955), 766 tấn (1969), 878 tấn (1966).

Vẫn tràng (nepheline): Vẫn tràng được tìm thấy ở phía Tây Khánh Hòa, chung quanh Đà Lạt.

Than chì: Miền Nam có nhiều vùng đá biến tính chứa đựng than chì, được khai thác từ lâu ở Quảng Ngãi và sau này là ở núi Sam, núi Sập (phía Tây đồng bằng Cửu Long). Trong nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa, khai thác than chì chủ yếu để làm ruột bút chì và phục vụ ngành điện giải, làm bình điện, làm điện cực, dây đốt bóng đèn, v.v.

Muối (ClNa): Với bờ biển dài trên 1000 cây số và sức nóng của mặt trời nhiệt đới, hàng năm Việt Nam Cộng Hòa đã sản xuất được một lượng muối đáng kể. Phần lớn số muối sản xuất có tỷ lệ NaCl dưới 90%. Đồng muối Cà Ná rộng 563 hecta có khả năng sản xuất khoảng 56,000 tấn/năm muối tốt có tỷ lệ ClNa trên 90%. Miền Nam có ba công ty khai thác trong ngành này là NAMYO, VICAINCO, VICACO.

*
Diện tích và sản xuất muối năm 1968 (Niên giám thống kê 1969).

Đá vôi: Đá vôi có rất nhiều công dụng để phục vụ nền công nghiệp cũng như đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa. Lượng đá vôi tại miền Nam chủ yếu tập trung ở Thừa Thiên, Quảng Trị, Khánh Hòa và Hà Tiên.

Cát trắng: Cát trắng được công ty Thủy Tinh Việt Nam và các lò thủy tinh ở Sài Gòn và lân cận tiêu thụ tới 15,000 tấn mỗi năm. Có hai hầm cát lớn là hầm cát Thủy Triều và hầm cát Nam Ô, được sản xuất để dùng trong nước và xuất cảng, chủ yếu là qua Nhật Bản.

Đất sét: Đất sét trắng phục vụ công nghiệp (hay đất sứ – kaolin) chỉ tập trung nhiều tại Lái Thiêu (Bình Dương), Biên Hòa và Đà Lạt. Có một thực tế là các hầm đất sét ở Lái Thiêu đều do thôn dân chiếm cứ mỗi người một mảnh đất để tự tìm kiếm khai thác, phát mại theo kinh nghiệm và phương tiên cá nhân chứ không theo một đường lối khoa học nào.