Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì

      285

Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ nhiều loài động vật và thực vật. Ngoài ra khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi có rất nhiều loại động vật, thực vật phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loại đang nằm trong danh sách tuyệt chủng.

Bạn đang xem: Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích khác nhé!

1. Khu bảo tồn thiên nhiên là gì?

Khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất hay vùng biển đặc biệt được dành để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lý bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác. Theo nghĩa hẹp, khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế sinh thái tự nhiên.

*

2. Đa dạng sinh học là gì?


Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.

Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ:

- Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.

- Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.

- Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.

3. Một số khu bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

- Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ

- Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng

- Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa

- Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

- Khu bảo tồn thiên nhiên Cù lao Chàm

- Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà

- Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé


- Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò

- Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp

- Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiên

- Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha

- Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

- Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Cấm

- Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Thạnh

- Khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi

4. Hệ sinh thái đa đạng của khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ

Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh gần 40km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ có tổng diện tích hơn 75.000ha, trong đó vùng lõi rộng 4.721ha, vùng đệm 41.000ha và vùng chuyển tiếp 29 nghìn ha.

Nơi đây là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây.

Xem thêm: Các Thế Chiếu Bí Trong Cờ Tướng Bạn Cần Biết, Nhâp Môn Cờ Tướng

Trước chiến tranh, Cần Giờ vốn đã là khu rừng ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú. Xong nơi đây từng bị bom đạn và chất độc hủy hoại trong cuộc kháng chiến của dân tộc.

Tới năm 1978, khi được sáp nhập về Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân thành phố đã có những hành động thiết thực tái tạo lại rừng. Nhiệm vụ trồng rừng đã làm sống lại tới 31.000ha cây trồng và tự nhiên.

Sự kiện Cần Giờ được Chương trình Con người và Sinh Quyển - MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới vào năm 2000 đã thực sự ghi nhận sự đóng góp và nỗ lực lớn của lực lượng thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh và nhân dân Cần Giờ.

Theo kết quả tổng hợp của Viện Sinh thái học miền nam, hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ ghi nhận 296 loài, nhóm thực vật ngập mặn. Rừng ngập mặn Cần Giờ còn là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật quý hiếm thuộc Danh mục Sách đỏ Việt Nam.

Với hệ động thực vật đa dạng, độc đáo và phong phú, điển hình cho khu dự trữ rừng ngập mặn, đây là địa điểm lý tưởng để phục vụ nghiên cứu khoa học, đồng thời là khu du lịch trọng điểm của cả nước.

Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác.

Về thực vật, nhiều loại cây, chủ yếu là bần trắng, mấm trắng, các quần hợp đước đôi. bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng v.v… và các loại nước lợ như bần chua, ô rô, dừa lá, ráng…

Về động vật có khu hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như tắc kè, kỳ đà nước, trăn đất, trăn gấm, rắn cạp nong, rắn hổ mang, rắn hổ chúa, cá sấu hoa cà…

Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau.