Khắc dấu doanh nghiệp

      546

Bạn là một người trẻ với đầy nhiệt huyết muốn khởi nghiệp, bạn là một start up đang loay hoay tìm cách để khắc con dấu tròn cho riêng doanh nghiệp của mình, bạn đang tìm kiếm thông tin về thủ tục làm con dấu doanh nghiệp trên mạng internet và tìm cách thông báo mẫu con dấu tròn công ty của mình cho sở Kế Hoạch Đầu Tư. Hãy cùng khắc dấu Mai Vàng tìm hiểu về những thủ tục để đăng ký con dấu ngay bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Khắc dấu doanh nghiệp


Một số quy định về thủ tục làm con dấu công ty (dấu tròn) khi mới thành lập doanh nghiệp

Tất nhiên là bạn đã hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh cũng như có đầy đủ hồ sơ pháp lý để thành lập công ty, đã nhận được giấy phép kinh doanh, việc tiếp theo bạn cần làm chính là làm thủ tục để được phép khắc con dấu và thông báo mẫu con dấu của mình với cơ quan có thẩm quyền cũng như các đối tác.

*
Thủ tục thông báo mẫu con dấu và khắc dấu.

Như trước đây, nếu như bạn cần phải đăng ký con dấu với cơ quan Công an thì hiện nay, nếu bạn là một công ty, doanh nghiệp thì bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc làm con dấu hơn, các công ty có thể tự khắc con dấu hoặc đến những cơ sở làm con dấu để đặt khắc con dấu cho mình.

Hiện nay, nếu như bạn muốn sử dụng con dấu cho công ty, doanh nghiệp, bạn chỉ cần gửi thông tin về mẫu con dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh để hình con dấu được đăng công khai trên Cổng Thông tin quốc gia. Việc này nhằm giúp cho mọi người đều biết đến con dấu của bạn cũng như các bên thứ 3 đã và đang có ý định hợp tác kinh doanh cùng bạn có thể biết được con dấu chính thức của công ty.

Thủ tục đăng ký mẫu con dấu với cơ quan chức năng

Để giúp quý khách có thể dễ dàng sở hữu con dấu tròn công ty, dưới đây là một số bước và thủ tục mà khắc dấu Mai Vàng muốn chia sẻ để quý khách có thể khắc, thông báo mẫu con dấu công ty mình một cách hợp pháp:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi đăng ký, hồ sơ bao gồm:

– Thông báo về sử dụng mẫu con dấu của công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức (Phụ lục II-8).

– Tờ khai thông tin đầy đủ của người nộp hồ sơ đăng ký con dấu.

– Mục lục của hồ sơ (lưu ý nên ghi theo thứ tự trên).

– Bìa đựng hồ sơ (có thể sử dụng bìa bằng giấy hoặc nilon nhưng không nên có chữ mang ý nghĩa, mục đích khác).

Bước 2: Khi đã hoàn tất và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp hoặc người đại diện có thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nộp hồ sơ đăng ký mẫu con dấu của mình.

Xem thêm: Những Ngôi Nhà Kỳ Lạ Nhất Thế Giới, 30 Ngôi Nhà Kỳ Lạ Độc Đáo Hiếm Có Nhất Thế Giới

Bước 3: Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký con dấu từ doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành trao Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ, đồng thời cũng đăng tải thông tin về con dấu cùng doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia, tiếp tục gửi cho doanh nghiệp thêm một mẫu thông báo mẫu con dấu sau khi đăng tải.

*

1. Số lượng con dấu: tùy theo mỗi doanh nghiệp, không giới hạn.

2. Mẫu con dấu: doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức (tùy thuộc vào doanh nghiệp con dấu có thể tạo hình vuông, hình tròn hoặc tam giác,…), kích thước, nội dung và cả màu mực của con dấu, tuy nhiên cần lưu ý những con dấu của cùng một doanh nghiệp phải thống nhất về hình thức lẫn nội dung.

3. Không sử dụng những hình ảnh, ngôn ngữ không phù hợp với luật pháp Việt Nam, không sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, không sử dụng những hình ảnh và biểu tượng của các tổ chức thuộc Nhà nước. Từ ngữ và ký hiệu không vi phạm đến lịch sử, truyền thống và văn hóa Việt Nam.

Mỗi doanh nghiệp đều phải tự đảm bảo tính hợp pháp cho con dấu của mình, cơ quan đăng ký không chịu trách nhiệm thẩm tra cũng như thông báo với doanh nghiệp nếu như mẫu con dấu vi phạm các quy định Nhà nước về luật làm con dấu doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp có thể tiếp tục sử dụng con dấu cũ đã được cấp và không cần phải thông báo lại mẫu con dấu cho Cơ quan Đăng ký.

– Nếu doanh nghiệp muốn làm thêm hoặc thay màu mực mới cho con dấu, cần thông báo lại cho cơ quan Đăng ký theo những bước đã liệt kê ở trên.

– Trường hợp doanh nghiệp muốn đổi con dấu mới, cần nộp lại con dấu kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu mới cho cơ quan công an nơi cấp Giấy chứng nhận mẫu dấu. Cơ quan công an sẽ cấp lại Giấy biên nhận khi nhận được con dấu mới của doanh nghiệp.

– Nếu như doanh nghiệp bị mất con dấu và mất Giấy chứng nhận mẫu dấu, doanh nghiệp có thể đăng ký để làm con dấu mới, đồng thời cũng cần thông báo lại cho cơ quan quản lý về con dấu mới.