Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật năm 2018

      304
MỤC LỤC VĂN BẢN
*

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 2686/KH-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 6 năm 2018

KẾ HOẠCH

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN NĂM 2018 - 2021

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địaphương; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hànhLuật phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luậtgiai đoạn 2017 - 2021; Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10 tháng 3 năm 2018 củaBộ trưởng Bộ Tư pháp quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến,giáo dục pháp luật; các văn bản của Ủy ban nhân dân Thành phố: Chỉ thị số17/2012/CT-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2012 về quán triệt và thực hiện Thông tưsố 07-TT/TU ngày 15 tháng 8 năm 2011 của Thành ủy về quán triệtvà tổ chức thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bíthư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 13/2013/CT-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2013 về triểnkhai thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ ChíMinh, Chỉ thị số 11/2015/CT-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2015 về việc tăng cườngcông tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của người dântrên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Kế hoạch số 2728/KH-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2017 về triển khai các văn bản chỉ đạo về công tácphòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên địa bàn Thành phố, Công văn số7157/UBND-NCPC ngày 21 tháng 11 năm 2017 về việc phối hợp với Mặt trận Tổ quốcthực hiện hiệu quả Đề án số 1 của Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm; Ủyban nhân dân Thành phố có kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn năm2018 - 2021 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.

Bạn đang xem: Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật năm 2018

Góp phầnthể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vềđổi mới, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với xây dựng, thihành, bảo vệ pháp luật và giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống,phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luậtgắn kết chặt chẽ với hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và hỗtrợ pháp lý cho doanh nghiệp, chú trọng các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặccần định hướng dư luận xã hội; bảo đảm tính khả thi, kế thừa, phát triển, có trọngtâm, trọng điểm, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, hướng về cơ sở,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu xã hội để tạo đồng thuận trong thựchiện.

2. Tiếp tụctổ chức thi hành chính xác, thống nhất, đầy đủ, kịp thời quy định pháp luật vềphổ biến, giáo dục pháp luật; trong đó, thường xuyên quán triệt những vấn đề,nguyên tắc quan trọng, cơ bản về phổ biến, giáo dục pháp luật quy định tại Luậtphổ biến, giáo dục pháp luật, đơn cử như:

Điều 2. Quyền đượcthông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân

1. Công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật.

2. Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiệncho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật.

Điều 3. Chính sách của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật

1. Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.

2. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cầnthiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

3. Thực hiện xã hội hóa công tácphổ biến, giáo dục pháp luật; khen thưởng cơ quan,tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

4. Giáo dục pháp luật trong các cơsở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trìnhgiáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chươngtrình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáodục đại học.

Điều 4. Xã hội hóa công tác phổbiến, giáo dục pháp luật

Nhà nước khuyến khích và cóchính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đối với cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; huy độngcác nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Căn cứ tình hình kinh tế - xã hộicủa từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể chính sách hỗ trợ đối với cơ quan,tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.

Điều 5. Các nguyên tắc phổ biến,giáo dục pháp luật

1. Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễhiểu, thiết thực.

2. Kịp thời, thường xuyên, cótrọng tâm, trọng điểm.

3. Đa dạng các hình thức phổ biến,giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng đượcphổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.

4. Gắn với việc thi hành pháp luật,thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh củađất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân.

5. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan,tổ chức, gia đình và xã hội.

Điều 9. Các hành vi bị cấm

1. Truyền đạt sai lệch, phê phán nộidung pháp luật được phổ biến; không cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật; cungcấp thông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyền thốngtốt đẹp của dân tộc.

2. Lợi dụng phổ biến, giáo dụcpháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc;xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,cá nhân.

3. Cản trở việc thực hiện quyền đượcthông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của côngdân, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

4. Lợi dụng việc thực hiện quyềnđược thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật để gây cản trở đến hoạt động bìnhthường của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Điều 10. Nội dung phổ biến,giáo dục pháp luật

1. Quy định của Hiến pháp và văn bảnquy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự,hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môitrường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền vànghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cánbộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.

2. Các điều ước quốc tế mà nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.

3. Ý thứctôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấphành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.

Điều 11. Hình thức phổ biến,giáo dục pháp luật

1. Họp báo, thông cáo báo chí.

2. Phổ biến pháp luật trực tiếp;tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấpthông tin, tài liệu pháp luật.

3. Thông qua các phương tiện thôngtin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trangthông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dâncư.

4. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.

5. Thông qua công tác xét xử, xửlý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tốcáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộmáy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.

6. Lồng ghép trong hoạt động vănhóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủsách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.

7. Thông qua chương trình giáo dụcpháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

8. Các hình thức phổ biến, giáo dụcpháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm chocông tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.

Điều 28. Trách nhiệm của cơquan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức

1. Phổ biến, giáo dục pháp luậtcho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý, chú trọng thực hiện thông qua phổ biến pháp luật trực tiếp,đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử, báo, bản tin của cơquan, tổ chức, đơn vị (nếu có); kết hợp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luậtthông qua các hoạt động chuyên môn.

2. Bảo đảm các điều kiện cần thiếtcho việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật đối vớicán bộ, công chức, viên chức và người lao động; xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng độingũ báo cáo viên pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc định kỳ mờibáo cáo viên tham gia phổ biến, giáo dục pháp luậttại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

3. Phối hợp với cơ quan nhà nước,tổ chức hữu quan phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân.

Điều 29. Trách nhiệm của Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

1. Tổ chức phổ biến, giáo dục phápluật cho hội viên, đoàn viên của tổ chức mình; vận động Nhân dân chấp hành phápluật.

2. Phối hợp với cơ quan nhà nước,tổ chức hữu quan phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân.

3. Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng độingũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật của tổ chức mình.

4. Vận động tổ chức, cá nhân,doanh nghiệp tham gia và hỗ trợ hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật.

5. Tham gia giám sát việc thực hiệnchính sách, pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.

Điều 30. Trách nhiệm của tổ chứchành nghề về pháp luật; tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật, cơ sở đào tạoluật, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp

1. Tổ chức hành nghề về pháp luật,tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật, cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo, bồidưỡng chức danh tư pháp có trách nhiệm tham gia phổ biến, giáo dục pháp luậtcho Nhân dân; tổ chức phổ biến giáo dục, pháp luật thông qua hoạt động tư vấnpháp luật, trợ giúp pháp lý; kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạtđộng chuyên môn; tạo điều kiện cho thành viên của tổ chức, công chức, viên chức,giảng viên, học viên, sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện phổ biến, giáo dụcpháp luật.

2. Cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo,bồi dưỡng chức danh tư pháp có trách nhiệm tham giabồi dưỡng, nâng cao năng lực cho người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Điều 31. Trách nhiệm của các cơsở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân

1. Căn cứ vào nội dung, hình thức giáodục pháp luật ở từng cấp học và trình độ đào tạo, các cơ sở giáo dục của hệ thốnggiáo dục quốc dân có trách nhiệm tổ chức thực hiệngiáo dục pháp luật, bố trí giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảngviên dạy pháp luật theo quy định của pháp luật.

2. Phối hợp với gia đình và xã hộithực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thốnggiáo dục quốc dân.

Điều 32. Trách nhiệm của giađình

Các thành viên trong gia đình cótrách nhiệm gương mẫu chấp hành pháp luật; ông, bà, cha, mẹcó trách nhiệm giáo dục và tạo điều kiện cho con,cháu tìm hiểu, học tập pháp luật, rèn luyện ý thứctôn trọng, chấp hành pháp luật.

Điều 33. Trách nhiệm của đại biểuQuốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhândân các cấp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân thông qua hoạtđộng tiếp xúc cử tri; giám sát việc thực hiện pháp luật.

Điều 34. Trách nhiệm của cán bộ,công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân

1. Tích cực tìm hiểu, học tập pháp luật; tham gia các khóa học, lớp đào tạo, bồi dưỡng, tậphuấn về pháp luật; gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật.

2. Chủ động, tích cực kết hợp thựchiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn, thựcthi nhiệm vụ.

3. Hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan, tổ chức,cá nhân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực côngtác.”

3. Phấn đấuđạt được mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể được đề ra tại Mục II Quyếtđịnh số 705/QĐ-TTg phù hợp với đặc điểm, tình hình của Thành phố, cụ thể:

a) Mục tiêu chung:

Tạo chuyển biếnmạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểupháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong toàn xã hội; đưacông tác phổ biến, giáo dục pháp luật phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiềusâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thôngtin về pháp luật của công dân.

b) Mục tiêu cụthể:

- Đảm bảo 100% sở, ngành, đoàn thể, địaphương đều tổ chức phổ biến, thông tin rộng rãi về các văn bản quy phạm pháp luậtliên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao với nội dung,hình thức, thời điểm, thời lượng phù hợp theo quy định của pháp luật.

- Phấn đấu 90% - 100% các chươngtrình đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc cho cán bộ, công chức, viên chức có nội dungphổ biến, cập nhật thông tin về chính sách pháp luật mới ban hành được tổ chức địnhkỳ hàng năm theo quy định của pháp luật.

- Phấn đấu hàng năm có từ 80% trở lênbáo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, giáo viên dạy môn giáo dụccông dân, giảng viên dạy môn pháp luật được cung cấp, cập nhật thông tin, tàiliệu pháp luật (tăng cường sử dụng tài liệu điện tử, giảm dần tài liệu giấy),tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết để tham gia phổ biến, giáo dục pháp luậttheo yêu cầu nhiệm vụ.

- Phấn đấu 100% các nhà trường đềutriển khai phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục chính khóavà hoạt động ngoại khóa, có giáo viên, giảng viên dạy môn giáo dục công dân,môn pháp luật theo quy định.

- Phấn đấu từ 70% - 90% đối tượng đặcthù được phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên biệt theo quy định của pháp luật.

- Khuyến khích, huy động các tổ chứctư vấn pháp luật, tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiêncứu chuyên ngành luật thực hiện tư vấn, hướng dẫn, cung cấp thông tin, tài liệupháp luật miễn phí cho Nhân dân; khuyến khích các phương tiện thông tin đạichúng, cơ quan báo chí xây dựng, duy trì chương trình,chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; phấn đấu hầu hết các cơ quan, tổ chức,đơn vị đều lồng ghép, kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt độngchuyên môn, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hànhchính, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

- Bảo đảm triển khai sâu rộng, toàndiện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; cơ quan, tổ chức, cánhân thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao theo Luật phổ biến, giáo dục phápluật; xây dựng và nhân rộng các mô hình, cách làm mới, hiệu quả, phù hợp với từngnhóm đối tượng, địa bàn và nhu cầu của Nhân dân, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông.

Bên cạnh đó, phấn đấu đạt được điểm sốcao trên tất cả các tiêu chí đánh giá, chủ động đề ra giải pháp khắc phục, nângcao điểm số đối với chỉ tiêu, tiêu chí đạt điểm số thấp theo Bộ tiêu chí đánhgiá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật quy định tại Thông tư số03/2018/TT-BTP.

II. CÁC NHIỆM VỤCHỦ YẾU

1. Nângcao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, củamỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong công tác phổ biến,giáo dục pháp luật, góp phần tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng,Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố và nhiệm vụ chính trị được giao.

2. Tổ chứcthi hành nghiêm chỉnh, đồng bộ Luật phổ biến, giáo dục và các văn bản hướng dẫnthi hành; chú trọng hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắctrong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tập trung xây dựng, nhân rộng cácmô hình điểm, có hiệu quả; kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện; đề xuất sửađổi, bổ sung, ban hành mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

3. Tiếp tụcnghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật tạocơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, phù hợp, nhằm triển khai công tác này theođúng định hướng của Đảng, Nhà nước, đảm bảo thực hiện triệt để, có hiệu quả quyềnđược thông tin về pháp luật của Nhân dân.

4. Tiếp tụcnghiên cứu đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lýnhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ:

a) Rà soát, phân công, thống nhấtgiao nhiệm vụ cho cơ quan, đơn vị, cán bộ làm đầu mối tham mưu triển khai côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật.

b) Kiện toàn, nâng cao chất lượng độingũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, tổ chức, đơn vị,bảo đảm có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu, am hiểupháp luật, kỹ năng nghiệp vụ tốt; quy hoạch, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ ngườilàm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật biết tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ,người dân tộc thiểu số; có chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý đối với những ngườitích cực tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; chú trọng xây dựng đội ngũ báocáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật đủ về số lượng, bảo đảm về chấtlượng theo lĩnh vực, địa bàn, nhóm đối tượng; thực hiện quản lý, sử dụng, điềuphối hiệu quả đội ngũ này.

Xem thêm: Cây Độc Nhất Thế Giới - Rùng Mình Trước 10 Loài

c) Quán triệt và xác định rõ phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật là “cơquan tư vấn” cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp về côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật và huy động nguồn lực cho công tác phổ biến,giáo dục pháp luật để có giải pháp phù hợp để kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạtđộng của Hội đồng. Theo đó, không giao nhiệm vụ và không bố trí kinh phí triểnkhai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho Hội đồng (tổ chức phối hợpliên ngành) mà giaonhiệm vụ và bố trí kinh phí này cho các cơ quan chức năng. Kinh phí hoạt động củaHội đồng và Ban Thư ký chỉ bố trí (bố trí trong dự toán của Cơ quan thườngtrực Hội đồng) để chi các nội dung theo đúng quy địnhtại Điều 4 Quy định một số mức chi cụ thể cho hoạt động phổ biến, giáo dục phápluật và chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hànhkèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2015 của Ủy bannhân dân Thành phố.

d) Phát huy vai trò nòng cốt của SởTư pháp, người làm công tác pháp chế tại các Sở, ban, ngành, Phòng Tư pháp vàcông chức Tư pháp - Hộ tịch trong tham mưu, điều phối, quản lý việc tổ chức cáchoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Các chương trình, kế hoạch, đề án, vănbản chỉ đạo điều hành về phổ biến, giáo dục pháp luật đều phải có ý kiếnthống nhất bằng văn bản của Sở Tư pháp/Phòng Tư pháp trước khi trình Ủy bannhân dân Thành phố/quận - huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố/quận - huyệnxem xét ban hành, đối với các vấn đề lớn còn phải được Hội đồng phối hợp phổ biến,giáo dục pháp luật Thành phố/ quận - huyện thông qua và tư vấn cho Ủy ban nhândân Thành phố/quận - huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố/quận - huyện.

đ) Để tinh gọn bộ máy và phải đáp ứngyêu cầu công việc ngày càng tăng về số lượng và yêu cầu ngày càng cao về chấtlượng, tính chuyên nghiệp trong khi không thể tăng biên chế, đồng thời tạo đượccơ chế phù hợp để huy động nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,Ủy ban nhân dân Thành phố quyết tâm thí điểm bổ sung chức năng, nhiệm vụ thựchiện công việc phục vụ cho tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (nhưbiên soạn, phát hành tài liệu, tổ chức hội nghị, hội thảo,...) cho một đơnvị sự nghiệp đã có trực thuộc Sở Tư pháp, đảm bảo nguyên tắc không thành lập mớitổ chức và không bổ sung biên chế (nội dung này đã được chỉ đạo tại Công vănsố 5417/VP-PCNC ngày 13 tháng 6 năm 2016).

e) Định kỳ hàng năm tổ chức bồi dưỡng,tập huấn nghiệp vụ; cung cấp đủ tài liệu, khai thác triệt để ưu thế của côngnghệ thông tin, kỹ thuật số để nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ làm côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường phối hợp với cơ quan, tổ chức ởtrong và ngoài nước thực hiện bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện công tác này.

5. Nộidung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cần tập trung:

a) Về nội dung:tập trung tuyên truyền, phổ biến các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; chútrọng giáo dục ý thức tôn trọng, chấp hành, bảo vệ pháp luật; lợi ích của việcchấp hành pháp luật; tác động của chính sách pháp luật; quyền, nghĩa vụ cơ bảncủa công dân; nội dung chính sách pháp luật về: an ninh quốc phòng, ý thứctrách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; phòng chống tham nhũng, lãng phí;phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường, bảovệ tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu; an toàn thực phẩm; an toàn giaothông; phòng, chống mua bán người, bạo lực gia đình, bạo lực học đường; về cảicách hành chính, cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; về cải thiện môi trườngđầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; về hỗ trợ khởi nghiệp; hoạt độngđối ngoại và hội nhập quốc tế,... Tăng cường tuyên truyền,phổ biến thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật, gắn với những vấn đề dư luận xãhội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, gương người tốt, việc tốttrong thực hiện pháp luật.

b) Về hình thức: tiếp tục đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật;xây dựng, tổng kết, nhân rộng các mô hình có hiệu quả đã vàđang được triển khai thực hiện. Ưu tiên thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luậttrên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng lưới thông tin cơ sở, họp báo,thông cáo báo chí, đối thoại chính sách pháp luật và trong hoạt động chuyên môncủa cơ quan, đơn vị, tổ chức. Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụcvà đào tạo; tăng cường bồi dưỡng, tập huấn chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảngviên dạy môn giáo dục công dân, môn pháp luật.

c) Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thôngtin, kỹ thuật số trong triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật,ưu tiên hình thức trực tuyến thông qua tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, tư vấn,giải đáp pháp luật qua điện thoại, mạng xã hội, cổng thôngtin/trang thông tin điện tử...

d) Hướng mạnh hoạt động phổ biến,giáo dục pháp luật về cơ sở, lồng ghép với hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luậtvà trợ giúp pháp lý, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, học tập tại cộngđồng và các phong trào vận động Nhân dân tuân thủ, chấp hành pháp luật, xây dựngnông thôn mới, đô thị văn minh, hiện đại. Lồng ghép, phát huy vai trò hỗ trợ củacác thiết chế thông tin tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.

đ) Tăng cường hợp tác quốc tế về phổbiến, giáo dục pháp luật; có giải pháp tăng cường tuyên truyền, phổ biến phápluật cho người nước ngoài ở Việt Nam và cho người Việt Nam ở nước ngoài; tổ chứckhảo sát, chia sẻ, học tập kinh nghiệm thực hiện công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật ở trong và ngoài nước.

6. Khuyếnkhích, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật;phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật,các tổ chức hành nghề luật, luật sư, luật gia, người làm công tác pháp luậttham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân; phát huy vai trò giám sát,phản biện thực hiện chính sách, pháp luật, vận động Nhân dân, thành viên, hộiviên tuân thủ và chấp hành pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên của Mặt trận tại cơ sở.

7. Kinhphí phổ biến, giáo dục pháp luật từ ngân sách phải được quản lý, sử dụng trongdự toán được giao, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn,định mức chi ngân sách; thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính - ngân sách, chếđộ kế toán nhà nước, chế độ kiểm tra nội bộ và trách nhiệmngăn ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý đối với những trường hợp vi phạm theoquy định pháp luật. Ưu tiên triển khai các nguồn lực tại các địa bàn có điều kiệnkhó khăn, địa bàn xảy ra nhiều vi phạm pháp luật và trọng yếu về an ninh quốcphòng.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăngcường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; đề cao trách nhiệm, tinh thầntích cực, chủ động, sáng tạo của Thủ trưởng Sở, ngành, đoàn thể, chính quyền địaphương trong thể chế hóa, tổ chức thực hiện và đảm bảo các điều kiện về nguồn lực,gắn phổ biến, giáo dục pháp luật với quán triệt, phổ biến chủ trương, chínhsách của Đảng; hướng tới xác định việc hoàn thành nhiệm vụ phổ biến, giáo dụcpháp luật là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ củacơ quan, tổ chức, đơn vị hằng năm.

2. Nângcao ý thức trách nhiệm, phát huy tinh thần gương mẫu của cán bộ, công chức,viên chức và toàn thể Nhân dân trong tuân thủ, chấp hành pháp luật, chủ động họctập, tìm hiểu pháp luật.

3. Thườngxuyên rà soát, nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật phổ biến, giáo dụcpháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành khi có vướng mắc, thiếu khả thi hoặckhông còn phù hợp với thực tiễn; đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệuquả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

4. Triểnkhai thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới công tác phổ biến, giáo dục phápluật, trọng tâm là:

a) Đổi mới công tác bồi dưỡng, tập huấnnghiệp vụ cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật theo chươngtrình khung do Bộ Tư pháp ban hành; định kỳ tổ chức, tăng cường trao đổi, chiasẻ kinh nghiệm, đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng, tập huấn gắn với ứng dụngcông nghệ thông tin và việc thực hiện nghĩa vụ học tập, tìm hiểu pháp luật bắtbuộc trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức, viên chức.

b) Biên soạn, cung cấp đầy đủ, kịp thờicác tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địabàn, lĩnh vực. Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng chủ đề, nội dung,hình thức phổ biến bám sát nhiệm vụ chính trị và nhu cầu thông tin về pháp luậtcủa cán bộ, Nhân dân; tích hợp, kết nối, chia sẻ thôngtin, tài liệu giữa các cơ quan, tổ chức nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụngcác nguồn lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

c) Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ứngdụng tiện ích của công nghệ thông tin, viễn thông trong hoạt động phổ biến,giáo dục pháp luật với định dạng phù hợp, tương thích với các dịch vụ thư điệntử, mạng xã hội, cổng thông tin điện tử; sử dụng và khai thác có hiệu quả Cơ sởdữ liệu quốc gia về pháp luật; phối hợp xây dựng, khai thác và sử dụng hiệu quảthông tin trên Cổng thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ Tưpháp vận hành, quản lý; xây dựng và hoàn chỉnh hạng mục Cơ sở dữ liệu phổ biến,giáo dục pháp luật của Thành phố;

d) Tiếp tục phát huy vai trò của cáccơ quan báo chí, tạp chí chuyên ngành, cổng thông tin/trang thông tin điện tửtrong xây dựng, phát triển chuyên trang, chuyên mục thông tin, phổ biến, giáo dụcpháp luật phù hợp và có hiệu quả.

5. Tiếp tụcđổi mới phương pháp giảng dạy pháp luật chính khóa, hoạt động ngoại khóa, ưutiên kỹ năng thực hành, kỹ năng sống để phát huy tính chủ động, sáng tạo chongười học; xây dựng bài giảng điện tử, các mô hình trực quan, tình huống pháplý thực tiễn trong giảng dạy.

6. Phối hợpvới các cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm, uy tín để khảosát, đánh giá nhu cầu thông tin về pháp luật để lựa chọn trọng tâm, trọng điểmcần ưu tiên nguồn lực thực hiện; thường xuyên kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báocáo về việc thực hiện để kịp thời điều chỉnh, bổ sung mụctiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho phù hợp với từng địa bàn, đối tượng, lĩnh vực, thờiđiểm.

(Lưu ý:các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Khoản II và Khoản III Kế hoạch này là những nhiệmvụ, giải pháp chủ yếu. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và các nhiệm vụ liên quan được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, Ủy ban nhân dânThành phố giao, các đơn vị, địa phương trong quá trìnhthực hiện, chủ động nghiên cứu bổ sung thêm nhiệm vụ, giải pháp cần thiết khácnhằm đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu và yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,công tác tổ chức thi hành pháp luật và công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm)

IV. KINH PHÍ THỰCHIỆN

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạtđộng tại Kế hoạch này được bố trí từ ngân sách nhà nước và dự toán trong kinhphí hoạt động hằng năm của sở, ngành, địa phương theo quy định tài chính hiệnhành và Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND và các văn bảncó liên quan. Căn cứ nhiệm vụ và Kế hoạch triển khai thực hiện các Đề án cụ thểđược Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt/ban hành, các sở, ngành, đoàn thểThành phố và các quận, huyện xây dựng dự toán thực hiện Kế hoạch và tổng hợpvào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định.

- Sở, ngành, đoàn thể được giao chủtrì thực hiện các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật (quy định tại phần MụcV của Kế hoạch này), trên cơ sở Đề án/ Kế hoạch chi tiết được Ủy ban nhândân Thành phố phê duyệt/ban hành, chủ động xây dựng nội dung thực hiện, dự toánkinh phí, phối hợp với Sở Tư pháp đề nghị Sở Tài chính bố trí kinh phí đảm bảotriển khai thực hiện trong năm 2018 và các năm tiếp theo; thực hiện việc dựtoán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí theo quy định pháp luật hiện hành.

- Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp lập dựtoán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Hộiđồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố, quận, huyện và tổng hợpcùng với dự toán chi của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổnghợp trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt giao dự toán ngân sách (ngoàikhoán) hằng năm.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Khôngthành lập Ban Chỉ đạo thực hiện từng kế hoạch/đề án phổ biến, giáo dục pháp luậtgiai đoạn 2018 - 2021 riêng lẻ (đã thành lập thì giải thể), đồng chí Thườngtrực Ủy ban nhân dân Thành phố/quận - huyện phụ trách côngtác tư pháp (đồng thời là Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục phápluật Thành phố/quận - huyện) trực tiếp chỉ đạo, điều phối việc thực hiệncác Đề án để đảm bảo thiết thực, chất lượng, hiệu quả, tránh bỏ sót hoặc dàn trải,trùng lắp gây lãng phí ngân sách và ra quyết định thành lập Ban Điều hành Kế hoạch/Đềán do Lãnh đạo Sở Tư pháp/Phòng Tư pháp làm Trưởng ban, Lãnh đạo đơn vị đượcgiao chủ trì thực hiện Đề án làm Phó Trưởng ban thường trực, lãnh đạo các đơn vịphối hợp làm Phó Trưởng ban.

2. Sở,ban, ngành, đoàn thể Thành phố và chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xãtrong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm:

a) Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạchnày; chủ động ban hành đề án, kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn 2018 - 2021 đểtriển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn, bảo đảm có trọng tâm, trọngđiểm; lồng ghép thực hiện có hiệu quả với các chương trình, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội và các chương trình, kế hoạch khác có liên quan của sở, ngành,địa phương.

b) Chủ động cân đối, bố trí kinh phíbảo đảm thực hiện Kế hoạch này trong dự toán chi ngân sách được giao hàng nămvà các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật vềngân sách nhà nước.

c) Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra,đánh giá trực tiếp hoặc theo chuyên đề việc thực hiện các nhiệm vụ và kế hoạch/đềán thuộc Kế hoạch này, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tư pháp để tổng hợp, báocáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp.

3. Sở,ngành, đoàn thể Thành phố được giao chủ trì triển khai các kế hoạch/đề án phổbiến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực, đối tượng, địa bàn cụ thể có trách nhiệmphối hợp với Sở Tư pháp thẩm định, chỉ đạo, hướng dẫn, rà soát, điều phối cáchoạt động của kế hoạch/đề án; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trên địabàn Thành phố và phù hợp với từng địa bàn, sử dụng hợp lý các nguồn lực đầu tư.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Dântộc Thành phố, Thanh tra Thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện các Đề án về phổbiến, giáo dục pháp luật thuộc chuyên ngành, lĩnh vực quản lý đến năm 2020 theonội dung và tiến độ quy định chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Dântộc, Thanh tra Chính phủ, sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Tư pháp, trình Ủyban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.

4. Cơquan, tổ chức được giao chủ trì triển khai các Đề án tại Kế hoạch này phối hợpvới các cơ quan, tổ chức liên quan chủ động ban hành kế hoạch tiếp tục thực hiệnĐề án đến năm 2021, sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Tư pháp, cụ thể nhưsau:

a) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thànhphố chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Ban Dân tộc Thành phố, Sở Ngoại vụ, SởTài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án“Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hảiđảo giai đoạn 2012 - 2016” đến năm 2021.

b) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phốihợp với Sở Tư pháp, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Công an Thành phố,Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Thành Đoànban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021.

c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Liên đoàn Lao độngThành phố, Liên minh Hợp tác xã Thành phố, Phòng Thương mại và Công nghiệp ViệtNam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biếnpháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanhnghiệp” đến năm 2021.

d) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp vớiCông an Thành phố, Hội Cựu chiến binh Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phốban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổbiến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật” đếnnăm 2021.

5. Đềnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố chủ trì, phối hợpvới Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, các tổ chức thànhviên của Mặt trận, Hội Luật gia Thành phố, Đoàn Luật sư, Hội Công chứng viên,các tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật khác, các cơ sở đào tạo luật, cơ sởđào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp ban hành kế hoạch/đề án xã hội hóa côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 - 2021; lưu ý kế thừa và pháthuy kết quả đạt được của Đề án xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luậtvà trợ giúp pháp lý giai đoạn 2014 - 2016 ban hành kèm theo Quyết định số666/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố do Hội Luậtgia Thành phố chủ trì thực hiện.

6. Sở Tưpháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an Thành phố căn cứ Đề án của Bộ Tư pháp, BộKế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an xây dựng các kế hoạch/đề án mới về phổ biến,giáo dục pháp luật, sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Tư pháp, trình Ủy bannhân dân Thành phố xem xét, phê duyệt theo tiến độ đề ra đảm bảo chất lượng, hiệuquả; cụ thể:

a) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với SởThông tin và Truyền thông, Sở Tài chính và các cơ quan báo chí xây dựng Đề án“Đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáodục pháp luật giai đoạn 2018 - 2021”, trình Ủy ban nhân dân Thành phố; ban hànhKế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dụcpháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến,giáo dục pháp luật giai đoạn 2015 - 2018” đến năm 2021; lưu ý đảm bảo hiệu quả,kế thừa và phát huy kết quả đạt được, không trùng lắp.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phốihợp với Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, PhòngThương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Thành Đoàn,Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng Đề án “Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luậtphục vụ hoạt động khởi nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đáp ứngyêu cầu hội nhập quốc tế”.

c) Công an Thành phố chủ trì, phối hợpvới Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tòa án nhân dân Thành phố,Viện kiểm sát nhân dân Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phốxây dựng Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấphành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháphoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng,thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang, cơ nhỡ giai đoạn 2018 - 2021”.

7. Sở Tàichính có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn phân bổ kinh phí bảo đảm thực hiện Kếhoạch này theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; trình cấp có thẩm quyền bốtrí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ và kế hoạch/đề án thuộc Kế hoạch này cho Sở,ngành, đoàn thể; chủ trì rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiệnhành về bảo đảm kinh phí phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phùhợp với tình hình thực tế; phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan triểnkhai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này; hướng dẫn Sở Tư pháp và các đơn vịchủ trì thực hiện kế hoạch/đề án trong việc quản lý, sử dụng kinh phí, phântách và xác định rõ nguồn kinh phí từ ngân sách, từ nguồn tài trợ tài trợ, hỗtrợ hợp pháp,... để thấy rõ hiệu quả của kế hoạch/đề án (đặcbiệt là kế hoạch/đề án xã hội hóa phổ biến,giáo dục pháp luật).

8. Sở Tưpháp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Kế hoạch này; chủtrì thẩm định kế hoạch thực hiện các kế hoạch/đề án về phổ biến, giáo dục phápluật hàng năm và cả giai đoạn để tránh trùng lắp, lãng phí nguồn lực; theo dõi,tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, có biện pháp độngviên, khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắctrong triển khai thực hiện; trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định điều chỉnhmục tiêu, nhiệm vụ khi cần thiết; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy bannhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp kết quả thực hiện Kế hoạch trên phạm vi Thành phố;chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ trong tháng 8 năm 2018 trình Ủy ban nhân dânThành phố thí điểm bổ sung chức năng, nhiệm vụ thực hiện công việc phục vụ chotổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho một đơn vị sự nghiệp trựcthuộc Sở Tư pháp.

Giao đồng chí Ủyviên Ủy ban nhân dân Thành phố - Giám đốc Sở Tư pháp tiếp tục hoàn thiện cácvăn bản của Ủy ban nhân dân Thành phố sau đây phù hợp với Kế hoạch này và kýban hành (Ủy viên ký thay Chủ tịch và đóngcon dấu của Sở Tư pháp) và triển khai đến các cơ quan,đơn vị liên quan để thực hiện hiệu quả:

- Các Kế hoạch phổ biến, giáo dụcpháp luật hàng năm: năm 2018, năm 2019, năm 2020, năm 2021.

- Các Kế hoạch kiểm tra công tác phổbiến, giáo dục pháp luật hàng năm: năm 2018, năm 2019, năm 2020, năm 2021.

- Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyêntruyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung củaCông ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chốngtra tấn” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Các cơ quan, đơn vị liên quan cótrách nhiệm triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các văn bảnnêu trên.

9. Đề nghịỦy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Hội Luật gia Thành phố,Đoàn Luật sư và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia triển khai các nộidung của Kế hoạch này và các kế hoạch/đề án của Kế hoạch này trong tổ chứcmình; chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố xây dựng, triểnkhai thực hiện các kế hoạch/đề án chi tiết của Kế hoạch này.

10. Đềnghị Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố và các sở,ban, ngành có liên quan chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành tích cực phối hợplồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động điều tra, truy tố,xét xử, thi hành án để nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng,chấp hành pháp luật trong cán bộ và Nhân dân; căn cứ vào điều kiện thực tiễn vàyêu cầu nhiệm vụ, xây dựng, triển khai thực hiện các kế hoạch/đề án về phổ biến,giáo dục pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

11. Ủyban nhân dân các cấp căn cứ nội dung Kế hoạch này chủ động triển khai thực hiệnnhiệm vụ đảm bảo thiết thực, chất lượng, hiệu quả. Phòng Tư pháp là cơ quan chủtrì, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện hướng dẫn, chỉ đạo, điều phốicác hoạt động và kinh phí thực hiện Kế hoạch này, các kế hoạch/đề án về phổ biến,giáo dục pháp luật tại địa phương./.

Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Bộ Tư pháp; - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND Thành phố; - TTUB: CT, các PCT; - Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố; - Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố; - Văn phòng Thành ủy và các Ban của Thành ủy; - Các Ban của HĐND Thành phố; - Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố; - Các Sở, ban, ngành và các Đoàn thể Thành phố; - Bí thư các quận ủy, huyện ủy; - Ủy ban nhân dân các quận, huyện; - Phòng Tư pháp các quận, huyện; - Các Báo, Đài Thành phố; - VPUB: CVP, các PVP; - Các phòng chuyên viên, TTCB, TTTH; - Lưu: VT, (NC/TrH).