Cách làm nấm rơm tại nhà mang lại hiệu quả cao gấp 90%

      342

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông dân và mau thu lại hiệu quả. Chính vì điều này mà những năm gần đây nghề trồng nấm đã thực sự phát triển và trở thành nguồn thu chính cho nhiều hộ nông dân, để trồng thành công nấm rơm bà con cần nắm chắc kinh nghiệm và kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà.

Bạn đang xem: Cách làm nấm rơm tại nhà mang lại hiệu quả cao gấp 90%

Một số điều cần biết về kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà


*

Nấm rơm được trồng trong nhà


Như bà con đã biết thời vụ thích hợp để trồng nấm rơm là từ khoảng tháng 3 đến tháng 8 dương lịch. Tuy nhiên trong các tháng đó nếu gặp mưa nhiều thì nấm sẽ mất mùa.

Trồng nấm rơm trong nhà không những hạn chế ảnh hưởng bất thuận của thời tiết mà còn nâng cao năng suất, thậm chí cho thu hoạch gần như quanh năm.

Bà con cần nắm chắc các yêu cầu của nấm qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển để điều chỉnh cho phù hợp, nâng cao năng suất của nấm.

Để đạt hiệu quả cao khi trồng nấm rơm bà con cần đảm bảo tốt các yếu tố sau

Nhiệt độ thích hợp để trồng nấm rơm trong nhà
*

Thu hoạch nấm rơm


Theo kinh nghiệm, kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà sợi nấm phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 30- 35 độ C và cho sự hình thành quả thể là từ 28-30 độ C. Ngoài khoảng nhiệt độ này nấm rơm đều khó phát triển hoặc có thể chết.

Rơm
*

Rơm được phơi khô


Nấm rơm có thể được trồng bằng mùn cưa hoặc bã mía đã qua xử lí tuy nhiên để nấm có thể phát triển tốt nhất bà con nên dùng rơm để trồng.

Rơm được chọn trồng nấm cần đảm bảo là rơm rạ đã được phơi khô, có mùi thơm đặc trưng của rơm và không bị nấm mốc hoặc quá mục nát.

Mời bà con theo dõi video máy nghiền rơm 3A22KW

Giống (hay còn được gọi là meo nấm)

Hạt giống làm nấm rơm thường được ủ lên men từ hạt lúa, bà con có thể chọn mua giống tại các trung tâm nghiên cứu vật nuôi và cây trồng của tỉnh hoặc mua tại các cơ sở chuyên sản xuất meo nấm giống uy tín.


*

Meo giống


Khi mua giống bà con cần chú ý chọn những bịch giống không có hiện tượng mốc xanh, mốc đen, giống có mùi chua, bị thối nhũn. Túi giống cần có màu trắng đồng nhất, không loang lổ, sợi nấm ăn kín đáy và có mùi đặc trưng của nấm rơm.

Địa điểm và nơi trồng nấm rơm
*

Nơi trồng nấm rơm phải tốt


Bà con cần đảm bảo nơi trồng nấm phải là nơi cao ráo, bằng phẳng và sạch sẽ.

Nếu không có diện tích đất lớn để trồng nấm rơm bà con có thể trồng nấm chuyên canh trong nhà, tuy nhiên phải làm 2 khu vực để có thời gian xử lý nguồn bệnh sau vài vụ trồng nấm. Nếu trồng nấm trong nhà cả năm mà không xử lý nguồn bệnh thì nấm sẽ bị nhiễm bệnh và khiến năng suất giảm sút, thậm chí dẫn đến mất trắng toàn bộ.

Nước tưới nấm rơm
*

Sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho nấm rơm


Nước dùng để tưới nấm rơm phải được đảm bảo là nguồn nước sạch, không nhiễm mặn hay nhiễm phèn, tuyệt đối không dùng nước thải công nghiệp.

Xem thêm: Màu Da Gấu Bắc Cực Màu Gì - Gấu Trắng Bắc Cực Da Màu Gì

Bà con có thể lắp hệ thống tưới dạng phun sương hoặc nhỏ giọt cho nấm rơm tuy nhiên bà con cũng có thể dùng bình tưới có ô doa dạng vòi sen để tưới nước cho nấm.

Không khí cấp cho nấm rơm

Kinh nghiệm trồng nấm rơm trong nhà cho biết sự thông khí cần thiết cho quá trình sinh trưởng của sợi nấm và phát triển của quả thể. Nếu không khí cấp cho nấm rơm bị thiếu hụt thì nấm có thể ngưng phát triển và chết dần.

Ánh sáng đối với nấm rơm
*

Ánh sáng nơi trồng nấm


Nấm rơm không có chất diệp lục nên không cần ánh sáng để quang hợp tuy nhiên nếu nấm bị trồng trong môi trường quá tối thì quả thể cũng không thể hình thành và phát triển. Cần thực hiện chiếu ánh sáng nhẹ hoặc tận dụng ánh sáng khuếch tán của mặt trời cho nấm (một ngày nên chiếu sáng cho nấm từ 30 phút đến 1 tiếng và chiếu sáng khoảng 2 lần 1 ngày). Tuyệt đối không sử dụng ánh sáng quá mạnh để chiếu sáng cho nấm, điều này hoàn toàn có thể gây chết nấm, quan sát thấy nấm rơm có sắc màu lông chuột là được.

Dụng cụ và những vật liệu cần cho việc trồng nấm rơm

– Rơm

– Giống nấm (meo giống) phải đạt chuẩn

– Vôi xử lí rơm

– Bể ngâm ủ rơm

– Giá đỡ ủ rơm

– Túi bóng ủ rơm

– Túi bóng gói rơm. Kích thước tùy theo khuôn gỗ

– Dụng cụ tưới nấm

– Nhiệt kế: Đo nhiệt độ

– Giấy quỳ để đo độ ẩm

– Kệ trồng nấm: Tùy theo kích thước nhà trồng nấm

– Khuôn nấm: 12 x 20 x 27cm

Kỹ thuật trồng

*

Kinh nghiệm và kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà gồm những bước sau:

Xử lí nguyên liệu (ủ): Rơm rạ khô, không bị mốc, không còn mùi thuốc trừ sâu được ngâm trong nước vôi loãng (4kg vôi tôi/ m3 nước) cho đủ ẩm, có màu vàngĐể rơm róc bớt nước, sau đó chất đống ủ có kệ lót cách mặt đất 20cm, có cọc không khí ở giữa, xung quanh quây nylon, để hở phía trên, có mái che cao trên nóc để tránh mưa. Sau 2-3 ngày, đống ủ có nhiệt độ từ 65-70 độ là đạt. Một đống ủ đảm bảo tối thiểu từ 300kg rơm rạ trở lên. Xung quanh đống ủ được che chắn để hở chân và nóc đống ủ.
*

Dùng nước vôi để xử lí rơm


Đảo rơm: Giũ tơi rơm, chỉnh độ ẩm, dùng tay vắt chặt rơm, nếu thấy nước rỉ qua kẽ ngón tay là vừa còn nếu nước chảy thành dòng là rơm qua ướt, trường hợp vắt rơm không có nước là rơm quá khô cần bổ sung thêm nước. Ủ tiếp 3-4 ngày nữa, lúc này nhiệt độ đống ủ lớn hơn 75 độ C là đạt yêu cầu, đến ngày thứ 7-8 sau ủ đống, kiểm tra thấy rơm hết mùi khai, mùi chua thì tiến hành đóng mô, cấy giốngĐảo rơm và xếp vào đống ủ, đảo từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới cho đều, quây nylon như ban đầuĐóng mô: Trường hợp khuôn lớn xếp từng nắm rơm vào khuôn theo chiều nằm ngang cao 8-9cm rồi cấy một lượt giống xung quanh mép khuôn từ 3-5cm. Khi trồng xong nhấc khuôn và tiếp tục trồng nv cho đến khi hết nguyên liệu, chú ý: Các mô cách nhau 20cm. Khuôn nhỏ thì sau khi nhấc khuôn ra, gói mô nấm trong nylon trắng và cấy giống ở 2 đầu mô nấm. Tỷ lệ cấy giống rơi vào khoảng 12-15kg giống/ 1000kg nguyên liệu khô.Giống nấm: Trước khi ủ nguyên liệu ta phải chuẩn bị giống nấm, giống 12-16 ngày tuổi. Sợi giống phát triển khắp đáy túi và không bị mốc xanh, mốc đen, giống không được có mùi chua.
*

Nấm rơm phát triển khỏe mạnh


Kinh nghiệm chăm sóc nấm rơm sau khi cấy giống: Sau 9-13 ngày cấy giống sợi nấm rơm phát triển hình thành quả thể. Chính vì điều này bà con cần chú ý chăm sóc, 3 ngày đầu sau khi cấy giống không cần tưới, nếu trời lạnh dưới 25 độ C cần phủ 1 lớp nylon trên mô nấm để giữ ấm cho cây. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8 kiểm tra nhiệt độ mô nấm, cắm nhiệt kế trong mô nấm, nếu thấy có nhiệt độ 35-38 độ C là tốt. Tưới ẩm nền xung quanh mô nấm và sương mù trên cao. Nếu nhiệt độ dưới 25 độ C phải đậy nylon nhưng cách mô nấm tối thiểu là 20 cm để tránh bị hấp hơi. Từ ngày thứ 8-9 khi thấy màng sợi từ màu trắng đục chuyển sang màu trắng trong phải tưới đón nấm, tưới nhẹ trực tiếp vào các mặt mô nấm cho ẩm đều. Bắt đầu từ ngày thứ 9-13 trên mô nấm sẽ xuất hiện đinh ghim như hạt gạo, bà con tưới giữ ẩm bình thường, chú ý tưới nhẹ nhàng tránh làm đứt sợi nấm.Phòng bệnh và sâu bệnh cho nấm rơm

Biện pháp phòng trừ bệnh hại có nguy cơ xảy ra cho nấm:

+Xử lý kỹ nền đất: bà con cần phơi nắng, tưới nước, xới, rắc vôi. Thay đổi nền đất theo thời gian định kỳ.

+ Xử lý nguyên liệu: Tránh sử dụng nguyên liệu mốc, nấm… đảm bảo độ ẩm, độ PH thích hợp.

+ Xử lý dụng cụ trồng nấm: Giặt sạch, phơi khô trước khi sử dụng trồng nấm

+ Giữ ấm mô nấm: Luôn giữ mô ở nhiệt độ 32-35 độ C, trời lạnh che phủ thêm áo mô, trời nắng lấy bớt, trời quá lạnh sưởi ấm bằng than củi

+ Phòng bệnh: Theo dõi để phát hiện bệnh, diệt ngay nguồn bệnh để tránh lây lan, dọn vệ sinh và chùi rửa kệ trồng sau mỗi lần trồng

Thu hoạch nấm rơm
*

Thu hoạch nấm rơm


Sau khi ủ rơm từ 10- 14 ngày là có thể thu hoạch được nấm, nấm nở rộ từ ngày 12-15 sau đó khoảng 7-8 ngày nấm lại ra đợt 2 bà con có thể thu hái trong khoảng từ 3 đến 4 ngày, thì kết thúc đợt trồng nấm (kéo dài từ 25-30 ngày). Vào ngày hái nấm, bà con có thể thu nấm vào lúc sáng sớm trước 6 giờ sáng và vào thời gian buổi chiều từ 14-15 giờ chiều.

Khi chọn hái nấm rơm bà con cần lưu ý chọn những cây còn búp, hơi nhọn đầu. Khi hái không được để sót chân nấm, vì chân nấm khi bị sót lại sẽ thối rữa làm hỏng các mầm nấm non bên cạnh.

Vệ sinh nhà trồng nấm sau vụ nấm

Sau thu hoạch, dọn dẹp vứt bỏ hết các mô nấm ra khỏi nơi trồng. Chất đống,tưới nước vôi ủ làm phân. Đống ủ phải ở xa nơi trồng nấm, bà con nên dùng các mô nấm này ủ làm phân vi sinh. Dọn sạch nhà trồng, mở toàn bộ cửa thông gió để ánh sáng có thể chiếu rọi vào nơi trồng nấm. Phơi khu nhà trồng nấm từ 5-7 ngày trước lúc trồng đợt mới, lau chùi và phơi kệ trồng, quét vôi và nước muối lên kệ theo tỷ lệ (muối/vôi = 1/1)

Với những chia sẻ về kinh nghiệm và kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà, hy vọng bà con có thể áp dụng và thành công trong việc trồng nấm rơm.

Mời bà con theo dõi video Máy đóng bịch nấm 3A2,2KW:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Lê Đình Cẩn, khu phố 6, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP.HCM