Hướng dẫn luật xử lý vi phạm hành chính

      226

Những trường hợp hủy bỏ toàn bộ quyết định xử phạt VPHC


MỤC LỤC VĂN BẢN
*

CHÍNH PHỦ -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 118/2021/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2021

NGHỊĐỊNH

QUYĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổchức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hànhchính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chitiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Bạn đang xem: Hướng dẫn luật xử lý vi phạm hành chính

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hànhLuật Xử lý vi phạm hành chính về:

1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính.

3. Áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính.

4. Quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan có thẩm quyền quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lývi phạm hành chính.

2. Cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhâncó liên quan đến việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 3. Đối tượng bị xử phạt viphạm hành chính

1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều5 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sauđây:

a) Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổchức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giaonhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điềuhành, phân công, chấp thuận của tổ chức và hành vi đó được quy định tại nghịđịnh về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

3. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tạicác nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lýnhà nước.

4. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hànhchính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của pháp nhân, tổ chức hoặc theosự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì đốitượng bị xử phạt vi phạm hành chính là pháp nhân, tổ chức đó và bị xử phạt viphạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chinhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức đó thựchiện.

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân,tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi hoặc thời hạnđược pháp nhân, tổ chức ủy quyền hoặc không theo sự chỉ đạo, điều hành, phâncông, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địađiểm kinh doanh phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mứcphạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đạidiện, địa điểm kinh doanh thực hiện.

5. Hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư vi phạm hành chính bịáp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm hành chính. Người đại diện của hộkinh doanh, chủ hộ của hộ gia đình, người đứng đầu của cộng đồng dân cư chịutrách nhiệm thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho hộ kinhdoanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.

6. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượngQuân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện hànhvi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc côngvụ, nhiệm vụ, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạmhành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.

Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lýnhà nước, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạmhành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 4. Quy định hành vivi phạm hành chính, hình thức xử phạt, múc xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quảtại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vựcquản lý nhà nước

1. Việc quy định hành vi vi phạm hành chính phải bảo đảm các yêu cầusau đây:

a) Có vi phạm các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm, điều cấm củapháp luật về trật tự quản lý hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước;

b) Đáp ứng yêu cầu bảo đảm trật tự quản lý hành chính nhà nước;

c) Hành vi vi phạm hành chính phải được mô tả rõ ràng, đầy đủ, cụthể để có thể xác định và xử phạt được trong thực tiễn.

2. Hành vi vi phạm hành chính được quy định tại các nghị định quyđịnh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước phải tươngứng, phù hợp với tính chất vi phạm của hành vi đó.

Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lýnhà nước này nhưng liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước khác, để bảo đảmtính đầy đủ, toàn diện và thống nhất của quy định về xử phạt vi phạm hànhchính, thì có thể quy định dẫn chiếu hành vi vi phạm đã được quy định trongnghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực khác, đồng thờiphân định thẩm quyền xử phạt cho một số chức danh có thẩm quyền xử phạt củalĩnh vực này.

Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính có các yếu tố, đặc điểmriêng liên quan đến lĩnh vực, địa điểm vi phạm, hậu quả của hành vi vi phạm vàcác yếu tố, điều kiện khách quan làm thay đổi tính chất, mức độ của hành vi viphạm, để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, thì nghị định quy định về xử phạt viphạm hành chính không điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực quản lý nhà nước đó có thểquy định chế tài xử phạt cao hơn hoặc thấp hơn đối với hành vi vi phạm đó.

3. Hình thức xử phạt, mức xử phạt được quy định đối với từng hànhvi vi phạm hành chính và phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:

a) Tính chất, mức độ xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước củahành vi vi phạm; đối với hành vi vi phạm không nghiêm trọng, có tính chất đơngiản, thì phải quy định hình thức xử phạt cảnh cáo;

b) Mức thu nhập, mức sống trung bình của người dân trong từng giaiđoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

c) Mức độ giáo dục, răn đe và tính hợp lý, tính khả thi của việc ápdụng hình thức, mức phạt.

4. Quy định khung tiền phạt đối với từng hành vi vi phạm hànhchính phải cụ thể, khoảng cách giữa mức phạt tối thiểu và tối đa của khung tiềnphạt không quá lớn. Các khung tiền phạt trong một điều phải được sắp xếp theothứ tự mức phạt từ thấp đến cao.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vivi phạm hành chính và phải căn cứ vào các yêu cầu sau đây:

a) Phải gây ra hậu quả hoặc có khả năng thực tế gây ra hậu quả;

b) Đáp ứng yêu cầu khôi phục lại trật tự quản lý hành chính nhà nướcdo vi phạm hành chính gây ra;

c) Phải được mô tả rõ ràng, đầy đủ, cụ thể để có thể thực hiện đượctrong thực tiễn và phải bảo đảm tính khả thi.

6. Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bịtẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung, thì phải quy định biện pháp khắc phụchậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩyxóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấpgiấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động đó.

Điều 5. Quy định hình thứcxử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉhoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chínhđối với hành vi vi phạm hành chính tại các nghị định quy định về xử phạt viphạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước

1. Việc quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cóthời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở có đầy đủ các căncứ sau đây:

a) Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứngchỉ hành nghề;

b) Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lýhành chính nhà nước.

2. Không quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghềcó thời hạn trong các trường hợp có quy định pháp luật về việc thu hồi giấyphép, chứng chỉ hành nghề.

3. Việc quy định đình chỉ một phần hoạt động có thời hạn đối với hànhvi vi phạm hành chính của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy địnhcủa pháp luật phải có giấy phép phải trên cơ sở có đầy đủ các căn cứ sau đây:

a) Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép;

b) Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lýhành chính nhà nước;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quảnghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, antoàn xã hội.

4. Không quy định đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với cơ sở sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phéptrong trường hợp có quy định pháp luật về việc thu hồi giấy phép.

5. Việc quy định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động có thời hạnđối với hành vi vi phạm hành chính của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặchoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép phải trêncơ sở căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hànhchính nhà nước hoặc hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người,môi trường và trật tự, an toàn xã hội mà hành vi đó có khả năng thực tế gây ra.

6. Trường hợp tang vật, phươngtiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật cógiá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quýhiếm, vật thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành, thì phải quy định tịch thu.Đối với các trường hợp khác, việc quy định tịch thu tang vật, phương tiện viphạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở có một trongcác căn cứ sau đây:

a) Vi phạm được thực hiện do lỗi cố ý hoặc vi phạm có tính chấtnghiêm trọng;

b) Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạmhành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính,mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiệnđược hành vi vi phạm.

7. Việc quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép,chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịchthu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt chính hoặc bổsung đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong các nghị định quy định vềxử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào các Điều 21, 25 và 26 của Luật Xử lývi phạm hành chính, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này và tính chất đặc thùcủa từng lĩnh vực quản lý nhà nước.

8. Thời hạn tước quyền sửdụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thờihạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải được quy định thành khung thời giancụ thể, khoảng cách giữa thời gian tước, thời gian đình chỉ tối thiểu và tối đakhông quá lớn.

Điều 6. Quy định về thẩmquyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

1. Thẩm quyền phạt tiền của mỗi chức danh phải được quy định cụ thểtrong nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Đối với nghị định cónhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, thì thẩm quyền này phải quy định cụ thể đốivới từng lĩnh vực.

Trường hợp thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Điều38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính đượctính theo tỷ lệ phần trăm mức phạt tiền tối đa của lĩnh vực tương ứng quy địnhtại khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì thẩm quyền phạt tiềnphải được tính thành mức tiền cụ thể để quy định trong nghị định quy định về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

2. Đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 3 Điều24 Luật Xử lý vi phạm hành chính có hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt đượcxác định theo số lần, giá trị tang vật vi phạm, hàng hóa vi phạm, thì thẩmquyền xử phạt của các chức danh quy định tại Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41và Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính được xác định theo tỷ lệ phần trăm mứcphạt tiền tối đa trong lĩnh vực đó và phải được tính thành mức tiền cụ thể đểquy định trong nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcquản lý nhà nước.

3. Trường hợp nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính cóquy định nhiều chức danh của các lực lượng có thẩm quyền xử phạt thuộc nhiềulĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau tham gia xử phạt, thì phải quy định rõ thẩmquyền xử phạt của các lực lượng đó đối với từng điều khoản cụ thể.

4. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm ngườicó thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân độinhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang thi hành công vụ,nhiệm vụ; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người đượcchỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.

Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đượcquy định cụ thể tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trongtừng lĩnh vực quản lý nhà nước.

5. Đối với hành vi vi phạm hành chính vừa bị áp dụng hình thức xửphạt chính là phạt tiền, vừa bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất,thì nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhànước phải quy định thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đó cho chức danh có thẩmquyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại điểm đ khoản 5 và khoản7 Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Chương III

ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 7. Áp dụng văn bảnquy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính

1. Việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đốivới hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 156 LuậtBan hành văn bản quy phạm pháp luật.

2. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính được thực hiện trong một khoảngthời gian có nhiều nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực quản lý nhà nước có hiệu lực, mà không xác định được nghị định để áp dụngtheo khoản 1 Điều này, thì việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật đểxử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện như sau:

a) Nếu hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, thì áp dụng nghịđịnh đang có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để xử phạt;

b) Nếu hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì áp dụngnghị định đang có hiệu lực tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm để xử phạt.

Điều 8. Nguyên tắc xácđịnh hành vi vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hànhchính, biện pháp khắc phục hậu quả và sự kiện bất khả kháng

1. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi viphạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hànhchính thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc là hành vi được thực hiệnmột lần hoặc nhiều lần và có căn cứ xác định hành vi đã thực hiện xong trướcthời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính;

b) Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện là hành vi đang diễnra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính vàhành vi đó vẫn đang xâm hại trật tự quản lý nhà nước.

2. Các hình thức xử phạtvi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng khi nghịđịnh quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nướccó quy định các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả này đối với hànhvi vi phạm hành chính cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

3. Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính được thực hiệnxuất phát trực tiếp từ điều kiện, hoàn cảnh khách quan do dịch bệnh hoặc phảithực hiện các biện pháp phòng chống dịch, để xác định việc có hay không xử phạtvi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải xác minh, thu thập đầy đủthông tin, số liệu, giấy tờ hoặc tài liệu có liên quan đến vi phạm hành chínhđể làm rõ các tình tiết của vụ việc cụ thể. Nếu xác định dịch bệnh là nguyênnhân trực tiếp dẫn đến hành vi vi phạm hành chính; đối tượng thực hiện hành vivi phạm không thể lường trước được hoàn cảnh dịch bệnh và không thể khắc phụcđược, mặc dù đã thực hiện mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép để khắcphục, thì có thể áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hànhchính để không xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 9. Áp dụng hình thứcphạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đìnhchỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vàáp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

1. Việc xác định mức phạt tiềnđối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tìnhtiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:

a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừacó tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiếttăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiếttăng nặng;

b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính làmức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trườnghợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khungtiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa củakhung tiền phạt.

2. Hình thức xử phạt tướcquyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn được áp dụng như sau:

a) Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính màbị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị ápdụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối với nhiều loại giấyphép, chứng chỉ hành nghề khác nhau, thì áp dụng hình thức xử phạt tước quyềnsử dụng có thời hạn riêng biệt đối với từng hành vi vi phạm.

Trường hợp có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thứcxử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối với cùng một loại giấy phép, chứngchỉ hành nghề, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng củahành vi có quy định thời hạn tước dài nhất;

b) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bịxử phạt về từng hành vi vi phạm, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bịáp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn cùng một loại giấyphép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyềnsử dụng đối với hành vi có thời hạn tước dài nhất;

c) Trường hợp thời hạn còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghềngắn hơn thời hạn tước quyền sử dụng của giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì ápdụng thời hạn tước là thời hạn còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.

3. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấyphép, chứng chỉ hành nghề không phụ thuộc vào cơ quan, người đã cấp giấy phép,chứng chỉ hành nghề mà chỉ thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hànhchính.

4. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải giao nộp giấy phép, chứng chỉhành nghề theo yêu cầu thu giữ của người có thẩm quyền xử phạt, trừ trường hợpđã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính tạm giữgiấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 7 Điều 125 Luật Xử lý viphạm hành chính. Việc giao nộp giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải lập thànhbiên bản và giao 01 bản cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, trừ trườnghợp đã lập biên bản tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì biên bản tạmgiữ tiếp tục có giá trị cho đến hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép,chứng chỉ hành nghề theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạtvi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép,chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửiquyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉhành nghề đó biết.

6. Hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn được áp dụng nhưsau:

a) Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạmhành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi vi phạmtrở lên bị áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì ápdụng mức tối đa của khung thời hạn đình chỉ của hành vi có quy định thời hạnđình chỉ dài nhất;

b) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xửphạt về từng hành vi vi phạm, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị ápdụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì áp dụng mức tối đacủa khung thời hạn đình chỉ của hành vi có quy định thời hạn đình chỉ dài nhất.

7. Việc xác định thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉhành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với một hành vi viphạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹđược áp dụng theo nguyên tắc sau đây:

a) Khi xác định thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉhành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với một hành vi viphạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng,vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắcmột tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;

b) Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề,đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trungbình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó. Trongtrường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu củakhung thời gian tước, đình chỉ; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thìáp dụng mức tối đa của khung thời gian tước, đình chỉ.

Xem thêm: Cài Và Chơi Trò Chơi Bắn Ma

8. Người có thẩm quyềntịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tạikhoản 2 Điều 65 và khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối vớivụ việc đó.

Đối với trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộcloại cấm tàng trữ, cấm lưu hành, thì việc xác định người có thẩm quyền tịch thuđược thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

9. Người có thẩm quyền ápdụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính là người có thẩmquyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc đó.

10. Người có thẩm quyền tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hànhchính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồngvà môi trường, văn hóa phẩm độc hại theo quy định tại khoản 5 Điều 126 Luật Xửlý vi phạm hành chính là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối vớivụ việc đó.

Điều 10. Giao quyền trongxử phạt vi phạm hành chính

1. Quyết định giao quyền quy định tại Điều 54, khoản 2 Điều 87 và khoản2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải xác định rõ phạm vi, nội dung,thời hạn giao quyền.

Quyết định giao quyền phải có số, ghi rõ ngày, tháng, năm, tríchyếu, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không đượcsử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên.

Phần căn cứ pháp lý ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính,quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện phápngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phảithể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của quyết định giao quyền.

2. Người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan, đơn vịcó thẩm quyền xử phạt, thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt,cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảmxử lý vi phạm hành chính như cấp trưởng.

3. Trong thời gian giao quyền, những người có thẩm quyền xử phạtvi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chínhvẫn có thẩm quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và áp dụngbiện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.

4. Việc giao quyền chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sauđây:

a) Hết thời hạn giao quyền ghi trong quyết định;

b) Công việc được giao quyền đã hoàn thành;

c) Cấp trưởng chấm dứt việc giao quyền cho cấp phó. Trong trườnghợp này, việc chấm dứt giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định;

d) Người giao quyền hoặc người được giao quyền nghỉ hưu, thôiviệc, được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm,cách chức, giáng chức hoặc tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật;

đ) Người giao quyền hoặc người được giao quyền chết, bị Tòa ántuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mấttích hoặc là đã chết;

e) Công việc được giao quyền tuy chưa hoàn thành nhưng vụ việcphải chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền khác xử lý theo quy định củapháp luật;

g) Người giao quyền hoặc người được giao quyền bị khởi tố; bị tạmgiữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử;

h) Điều kiện để cấp trưởng giao quyền tạm giữ người theo thủ tụchành chính quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính khôngcòn.

Điều 11. Thẩm quyền xửphạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành

1. Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt đối vớihành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, nội dung cuộc thanh tra trong thờihạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Trường hợp hết thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật vềthanh tra mà chưa thể ra quyết định xử phạt vì lý do khách quan, thì phải chuyểnvụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt.

2. Trường hợp quyết định về xử phạt vi phạm hành chính bị khiếu nại,thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết hoặc chỉđạo người đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính giải quyết theo quyđịnh của pháp luật về khiếu nại.

Điều 12. Lập biên bản viphạm hành chính

1. Lập và chuyển biên bản vi phạm hành chính:

a) Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ khi phát hiệnvi phạm hành chính phải lập biên bản vi phạm hành chính.

Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩmquyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quảnlý của mình, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lậpbiên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩmquyền;

b) Trường hợp vụ việc phải giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xétnghiệm tang vật, phương tiện và các trường hợp cần thiết khác, thì người có thẩmquyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thể lập biên bản làm việc để ghi nhậnsự việc.

Biên bản làm việc quy định tại các điểm a và b khoản này là mộttrong những căn cứ để lập biên bản vi phạm hành chính;

c) Trường hợp phát hiện vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiếtbị kỹ thuật nghiệp vụ, thì địa điểm lập biên bản vi phạm hành chính thực hiệntheo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

d) Việc chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹthuật nghiệp vụ đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để lập biênbản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiệntheo quy định của Chính phủ về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện,thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phươngtiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hànhchính.

2. Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính:

a) Biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 02 ngày làmviệc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính;

b) Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc có phạm virộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thì biênbản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi pháthiện vi phạm hành chính;

c) Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện bằng phương tiện,thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện,giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan,thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệpvụ hoặc nhận được kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định,kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan;

d) Trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển,tàu hỏa, thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc người chỉhuy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hànhchính và chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thờihạn 02 ngày làm việc, kể từ khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bếncảng, nhà ga;

đ) Trường hợp một vụ việc có nhiều hành vi vi phạm hành chính khácnhau, trong đó có hành vi được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuậtnghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểmnghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì biên bản viphạm hành chính được lập đối với các hành vi trong vụ việc đó trong thời hạn 03ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện,thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được đầy đủ kết quả xác định giá trị tangvật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minhtình tiết liên quan.

3. Lập biên bản vi phạm hành chính trong một số trường hợp cụ thể:

a) Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập một biên bản và raquyết định xử phạt một lần. Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưngchưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, mệnhlệnh của người có thẩm quyền, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó, thì ngườicó thẩm quyền phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chínhphù hợp để chấm dứt hành vi vi phạm. Khi ra quyết định xử phạt đối với hành viđó, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tạiđiểm i khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc xử phạt đối với hànhvi không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong trường hợpnghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhànước tương ứng có quy định và xử phạt đối với hành vi vi phạm đã lập biên bảnnhưng chưa ra quyết định xử phạt;

b) Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạmhành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền lập mộtbiên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từng hành vi vi phạm;

c) Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi viphạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền có thể lậpmột hoặc nhiều biên bản vi phạm hành chính đối với từng cá nhân, tổ chức viphạm. Trường hợp giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khác nhau,thì người có thẩm quyền phải ghi rõ giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hànhchính của từng cá nhân, tổ chức vi phạm;

d) Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi viphạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền cóthể lập một hoặc nhiều biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từng hànhvi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức;

đ) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần, thìngười có thẩm quyền lập một biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từnghành vi vi phạm và từng lần vi phạm.

4. Biên bản vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung cơ bảnsau đây:

a) Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;

b) Họ và tên, chức vụ người lập biên bản;

c) Thông tin về cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cánhân có liên quan;

d) Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;

đ) Mô tả cụ thể, đầy đủ vụ việc, hành vi vi phạm;

e) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;

g) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm (đại diệntheo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền);

h) Lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổchức bị thiệt hại (nếu có); ý kiến của cha mẹ hoặc của người giám hộ trongtrường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính (nếu có);

i) Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của cá nhân, tổchức vi phạm, cơ quan của người có thẩm quyền tiếp nhận giải trình; trường hợpcá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình, thì phải ghi rõ ý kiến vào biên bản;

k) Thời gian, địa điểm người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạmphải có mặt để giải quyết vụ việc;

l) Họ và tên người nhận, thời gian nhận biên bản trong trường hợpbiên bản được giao trực tiếp.

5. Ký biên bản vi phạm hành chính:

a) Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản,phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký,trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều 58 Luật Xử lývi phạm hành chính; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu cóngười chứng kiến, người phiên dịch, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bịthiệt hại, thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiềutrang, thì phải ký vào từng trang biên bản;

b) Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặttại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểmchỉ vào biên bản hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản hoặctrường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính, thì biên bản phảicó chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhấtmột người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biênbản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của ngườichứng kiến, thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

6. Giao biên bản vi phạm hành chính:

a) Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cánhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản, trừ trường hợp không xác định được cánhân, tổ chức vi phạm hành chính. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩmquyền xử phạt của người lập biên bản, thì biên bản và các tài liệu khác phảiđược chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ, kể từ khilập biên bản;

b) Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính, thì biênbản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó;

c) Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặttại nơi lập biên bản vi phạm hành chính hoặc có mặt nhưng từ chối nhận hoặc cócăn cứ cho rằng cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh không nhận biên bản, thìviệc giao biên bản vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 70Luật Xử lý vi phạm hành chính về việc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chínhđể thi hành.

7. Biên bản vi phạm hành chính được lập, gửi bằng phương thức điệntử theo quy định tại khoản 7 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiệntheo quy định tại nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực quản lý nhà nước, phù hợp với tính chất của từng lĩnh vực.

8. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, cá nhân,tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc chuyển biên bản vi phạm hành chính hoặchồ sơ vụ vi phạm không đúng thời hạn dẫn đến quá thời hạn ra quyết định xửphạt, thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Hủy bỏ, ban hành quyếtđịnh mới trong xử phạt vi phạm hành chính

1. Người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của nhữngngười quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải ban hành quyếtđịnh hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sauđây:

a) Không đúng đối tượng vi phạm;

b) Vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành quyết định;

c) Vi phạm quy định về thủ tục ban hành quyết định;

d) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hànhchính;

đ) Trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hànhchính;

e) Trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật Xử lý vi phạmhành chính;

g) Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hànhchính;

h) Trường hợp không ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 1 Điều65 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạmhành chính theo thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ toàn bộ quyết định có sai sót,nếu người đã ban hành quyết định không hủy bỏ quyết định theo quy định tại khoản1 Điều này.

3. Trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản1 Điều này, nếu có căn cứ để ban hành quyết định mới, thì người đã ban hànhquyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền banhành quyết định mới.

Trong trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều này, nếu tangvật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặcpháp luật có quy định áp dụng hình thức xử phạt tịch thu, biện pháp khắc phụchậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền đã ban hànhquyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền banhành quyết định mới để tịch thu, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Điều 14. Đính chính, sửađổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính

1. Người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của nhữngngười quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệmđính chính quyết định khi có sai sót về kỹ thuật soạn thảo.

2. Người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu củanhững người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính có tráchnhiệm sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định nếu quyết định có sai sót,vi phạm mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị địnhnày và khoản 1 Điều này.

3. Quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyếtđịnh được lưu trong hồ sơ xử phạt.

Điều 15. Thời hạn thựchiện và nội dung đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộquyết định trong xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toànbộ quyết định:

a) Thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết địnhlà 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền ban hành quyết định có sai sót.Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì không thực hiện việc đính chính, sửađổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định;

b) Không áp dụng thời hạn trong việc hủy bỏ toàn bộ quyết định đãđược ban hành từ ngày Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành màthuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.

2. Không áp dụng thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ mộtphần quyết định quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với các trường hợp sauđây:

a) Quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tangvật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản1 Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

b) Có quyết định giải quyết khiếu nại của người hoặc cơ quan cóthẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyếtđịnh;

c) Có kết luận nội dung tố cáo của người hoặc cơ quan có thẩmquyền giải quyết tố cáo về việc phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyếtđịnh;

d) Có bản án, quyết định của Tòa án về việc sửa đổi, bổ sung, hủybỏ một phần quyết định bị khởi kiện.

3. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này, nếucó căn cứ ban hành quyết định mới, thì người có thẩm quyền phải lập biên bảnxác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thời hạn ban hành quyết định mới theo quy định tại khoản 1 Điều 66Luật Xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày lập biên bản xác minh tình tiết củavụ việc vi phạm hành chính.

4. Quyết định có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật,phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả được đính chính, sửađổi, bổ sung, hủy bỏ một phần theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này chỉđược đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần nội dung liên quan đến việctịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phụchậu quả.

Điều 16. Hiệu lực, thờihạn, thời hiệu thi hành quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ mộtphần hoặc toàn bộ, quyết định mới ban hành trong xử phạt vi phạm hành chính

1. Quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toànbộ, quyết định mới ban hành có hiệu lực kể từ ngày ký hoặc một thời điểm cụ thểsau ngày ký quyết định và được ghi trong quyết định.

2. Thời hạn thi hành quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủybỏ một phần, quyết định mới ban hành là 10 ngày, kể từ ngày cá nhân, tổ chức viphạm nhận được quyết định; trường hợp quyết định mới ban hành có ghi thời hạnthi hành nhiều hơn 10 ngày, thì thực hiện theo thời hạn đó.

3. Thời hiệu thi hành quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủybỏ một phần, quyết định mới ban hành:

a) Thời hiệu thi hành quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủybỏ một phần, quyết định mới ban hành là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định đínhchính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần, quyết định mới;

b) Trường hợp phải nhiều lần thực hiện việc đính chính, sửa đổi,bổ sung, hủy bỏ một phần, ban hành quyết định mới, thì thời hiệu là 02 năm, kểtừ ngày ra quyết định được đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần;

c) Quá thời hạn quy định tại các điểm a và b khoản này, thì khôngthi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hìnhthức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắcphục hậu quả, thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện phápkhắc phục hậu quả;

d) Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốntránh, trì hoãn, thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hànhvi trốn tránh, trì hoãn.

Điều 17. Giải trình

1. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không gửi văn bản giải trìnhcho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc không gửi văn bản đềnghị gia hạn thời hạn giải trình trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 61Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc ghi rõ ý kiến trong biên bản vi phạm hànhchính về việc không thực hiện quyền giải trình, thì người có thẩm quyền xử phạtban hành quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 66Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm có yêu cầu giải trình theo quyđịnh tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì ngườicó thẩm quyền xử phạt ban hành quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tạicác điểm b và c khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không yêu cầu giải trìnhnhưng trước khi hết thời hạn quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 61 Luật Xử lývi phạm hành chính lại có yêu cầu giải trình, thì người có thẩm quyền xử phạtvi phạm hành chính có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổchức vi phạm theo thủ tục quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 61 Luật Xử lý viphạm hành chính, trừ trường hợp phải áp dụng ngay biện pháp khắc phục hậu quảbuộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, câytrồng và môi trường, biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây landịch, bệnh đối với tang vật vi phạm hành chính là động vật, thực vật sống, hànghóa, vật phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản hoặc tang vật, phương tiện vi phạm hànhchính có nguy cơ hoặc có khả năng gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch, bệnh.

3. Việc giải trình và xem xét ý kiến giải trình được thể hiện bằngvăn bản và lưu trong hồ sơ xử phạt.

4. Trường hợp khi lập biên vi phạm hành chính chưa xác định đượcngười có thẩm quyền xử phạt, thì cá nhân, tổ chức vi phạm gửi văn bản giảitrình đến người có thẩm quyền lập biên bản. Người có thẩm quyền lập biên bảnchuyển hồ sơ vụ việc cùng văn bản giải trình cho người có thẩm quyền ngay khixác định được thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 18. Công bố công khaitrên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chứcvi phạm hành chính

1. Đối với các trường hợp vi phạm phải được công bố công khai theoquy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thủ trưởng cơ quan,đơn vị của người đã ra quyết định xử phạt gửi văn bản về việc công bố công khaivà bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến trang thông tin điện tửhoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnhnơi xảy ra vi phạm hành chính trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày raquyết định xử phạt.

Trường hợp đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyếtđịnh mới trong xử phạt vi phạm hành chính, thì cũng phải thực hiện công bố côngkhai theo quy định tại khoản này.

2. Nội dung thông tin công bố công khai gồm: Họ và tên, ngày,tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số địnhdanh cá nhân, quốc tịch của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức viphạm; hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt; biện pháp khắc phục hậuquả và thời gian thực hiện.

3. Người đứng đầu cơ quan báo hoặc người chịu trách nhiệm quản lýnội dung của trang thông tin điện tử và thời hạn công bố công khai có tráchnhiệm:

a) Đăng đầy đủ các nội dung thông tin cần công khai trong thời hạn02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản về việc công bố công khai và bảnsao quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

b) Đăng công khai thông tin đối với mỗi quyết định xử phạt vi phạmhành chính ít nhất 01 lần, thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày;

c) Đăng tin đính chính trong thời hạn 01 ngày làm việc trên trangthông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

4. Thủ trưởng cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạmhành chính có trách nhiệm:

a) Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin công bố công khai;

b) Đính chính thông tin sai lệch trong vòng 01 ngày làm việc, kểtừ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính.

5. Đính chính thông tin sai lệch:

a) Trong trường hợp trang thông tin điện tử hoặc báo đăng khôngchính xác các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này, thì phải đính chính đúngchuyên mục hoặc vị trí đã đăng thông tin sai lệch trong thời hạn 24 giờ, kể từthời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính trên trang thông tin điệntử hoặc số báo tiếp theo và phải chịu chi phí cho việc đính chính;

b) Việc đính chính được thực hiện 01 lần đối với mỗi quyết định xửphạt vi phạm hành chính, thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày.

6. Trường hợp việc công bố công khai việc xử phạt không thể thựchiện đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này vì những lý do bất khả kháng,thì người có trách nhiệm công bố công khai phải báo cáo thủ trưởng cấp trêntrực tiếp và thực hiện công bố công khai việc xử phạt ngay sau khi sự kiện bấtkhả kháng được khắc phục.

7. Kinh phí thực hiện công bố công khai và đính chính thông tin sailệch được chi trả bằng nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên từ cơ quan củangười có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

8. Người có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6Điều này, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, nếu gâythiệt hại phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thườngcủa nhà nước.

Điều 19. Thi hành quyết định xửphạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổchức bị xử phạt giải thể, phá sản

1. Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giảithể, phá sản theo quy định tại Điều 75 Luật Xử lý vi phạm hành chính, mà quyếtđịnh xử phạt vẫn còn thời hiệu thi hành, thì người đã ra quyết định xử phạtphải ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chínhtrong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày người bị xử phạt chết được ghi trong giấychứng tử; người bị mất tích được ghi trong quyết định tuyên bố mất tích; kể từthời điểm cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo về việc doanh nghiệp giải thể;thời điểm quyết định tuyên bố phá sản có hiệu lực. Quyết định thi hành gồm cácnội dung sau đây:

a) Đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt, lý do đình chỉ; trừtrường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hànhchính và