Hướng dẫn làm lờ bắt cá

      865

Đánh bắt tôm cá là nghề quen thuộc ở miền Tây, trong bài viết này mình sẽ nói về 6 dụng cụ đánh bắt tôm cá miền tây được mọi người sử dụng nhiều nhất. Một miền mà được bao bọc bởi những hàng đước thẳng tắp. Từ xưa, những lớp phù sa theo con nước lớn ròng đã hội tụ về đây bòi đắp cho vùng đất nơi này thêm màu mỡ.Bạn đang xem: Cách làm lú bắt cá

Những lớp phù sa dày đặt nằm dưới những tán rừng đước rộm mát, cùng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên đã tạo môi trường sống lý tưởng cho nhiều loại tôm cá trú ngụ và sinh sôi. Sản vật bổ dưỡng của quê hương đã góp phần nuôi dưỡng nhiều thế hệ bên dòng sông hiền hòa này. Cũng từ đó những kí ức về hương vị của các loại sản vật miền quê cùng các hoạt động đánh bắt thô sơ dân dã của người dân cũng đã in đậm trong trí nhớ tự bao giờ.

Bạn đang xem: Hướng dẫn làm lờ bắt cá

Chẳng biết việc đánh bắt tôm cá có từ khi nào, nhưng sự hình thành của nó cũng thuận theo tự nhiên. Người dân sẽ quan sát những chỗ cá tôm thường trú ngụ và những thức ăn của nó. Dựa vào đó người dân đã nghĩ ra nhiều cách bẫy tôm cá như đặt lú, lờ, nôm, ống trúm, lưới bát quái,….

Danh mục bài viết

1. dụng cụ đánh bắt tôm cá miền tây đầu tiên: đặt Lú


*

Đặt lú – Nghề đánh bắt tôm cá miền Tây

Lú là một túi hình phễu, chiều dài tầm 3 mét. Nguyên vật liệu chính để làm nên một cái lú gồm ni long hoặc lưới gân và vành nhựa. Lú được làm thành bởi nhiều vành hình tròn làm khung kéo dài từ đầu đến đuôi. Lú thường có 1 đến 2 hom. Hom lú được làm từ lưới để khi cá tôm vào thì không ra được. Vành lú thì nhỏ dần từ đầu đến đuôi, riêng miệng và đuôi thì không có vành. Miệng lú được cột bằng dây cỡ lớn. Khi đặt, miệng lũ được kéo thật thẳng xuống đáy kênh, mương, ao, hồ, đầm.

Hai bên miệng lú được cột cố định vào 2 cây đước hoặc mắm được cắm thẳng ở hai bên. Phần đuôi được cột lại sau khi đặt có thể mở ra để thu hoạch. Khi đặt, miệng lú phải nằm ngược dòng nước để tôm cá bơi vào. Nếu đặt lú trong ao, hồ, đầm thì đặt hướng nào cũng được. Khi thu hoạch, người ta kéo đuôi lú mở dây rồi đổ cá tôm vào thùng, sau đó cột lại rồi thả xuống và tiếp tục đặt.

Vì tính đơn giản của Lú và hiệu quả của nó mà Lú là một trong những dụng cụ đánh bắt tôm cá miền tây được sử dụng nhiều nhất

2. Đặt lờ


*

Đặt lờ – Nghề đánh bắt tôm, cá miền Tây

Lờ được làm bằng ruột tre. Lờ mảnh hơn lộp nên có thể đặt được các loại cá nhỏ như cá chốt, các sặc. Có hai loại là lờ 4 hom và loại 2 hom. Lờ có nhược điểm là nếu cá lớn hoặc rắn lươn rơi vào thì lờ chịu không nổi.

Tính tiện dụng và đơn giản của Lờ làm cho nó đứng ở top những dụng cụ đánh bắt tôm cá miền tây đấy các bạn.

3. Đặt nơm


*

Đặt nơm – Nghề đánh bắt tôm cá miền Tây

Nơm là một bẫy cá tôm làm bằng tre vót nhẵn, đầu nhọn hướng xuống phần miệng nôm. Miệng dưới lớn bằng miệng thúng, ở trên được túm lại bằng miệng tô. Tính từ miệng lên khoảng một gang tay người ta dùng niềng sắt hoặc niềng tre để cố định. Khi đặt, miệng nôm úp xuống dưới. Những nơi nước ít nghi ngờ có cá, người ta dùng nôm úp để bắt cá tôm. Vậy các bạn đã biết dụng cụ đánh bắt tôm cá miền tây đứng thứ 3 là gì rồi chứ ?

4. Đặt ống trúm


*

Ống trúm – Nghề đánh bắt tôm cá miền Tây

Đến với dụng cụ đánh bắt tôm cá miền tây thứ 4 nhé. Được làm từ ống tre già được thông các mắt đến mắt cuối cùng thì dừng lại. Ở miệng trúm có hom, hom được làm từ thanh tre vót nhỏ, bện bằng dây lạt (từ ngọn lá dừa nước non lúc chưa thành tàu lá), mồi thường là cua, cá nhỏ. Nơi đặt trúm là nơi nhiều sậy, um tùm.

4. Lòng bát quái khung vuông


*

Lòng bát quái – Nghề đánh bắt tôm cá miền Tây

5. Lòng bát quái dài

Lưới bát quái dài có cấu tạo gồm 29 khung sắt được chia làm 28 khoang, mỗi khoang có 2 cửa hom để bẫy tôm cá. Đây là loại chuyên dụng để đánh bắt hiệu quả. Lưới bát quái được tạo nên từ dây lưới, để tăng độ bền của dây cước thì có thể gấp đôi, gấp ba sợi cước lại với nhau.

Xem thêm: Bán Chung Cư Hateco Xuân Phương, Bán Căn Hộ Chung Cư Hateco Apollo

Cá sợi được đan chéo với nhau tạo thành hình vuông, dài khoảng 4 – 5m, hoặc 9 – 10m, 15m tùy theo nhu cầu sử dụng. Lưới được đan vào các khung sắt để làm giá đỡ, số khung sắt có thể là 17, 19, 29, hoặc 30 khung sắt hình chữ nhật.


Lưới bát quái dài – Nghề đánh bắt tôm cá miền Tây

Ở giữa các khung sắt sẽ có các lỗ đan xen với nhau giống như hình bát quái nên mới có tên là lưới bát quái. Mắt lưới thường có kích thước 1cm – 2cm đều này giúp cá tôm không bị kẹt lại khi thu hoạch và đánh bắt được nhiều cá tôm hơn, lỗ lưới được cột bằng dây đàn hồi có thể mở ra dễ dàng.

6. Vó bè

Là dụng cụ đánh bắt thủy sản cổ truyền, đã xuất hiện từ xa xưa của người dân vùng sông nước, được truyền từ đời này sang đời khác. Chiếc vó bè được làm bằng tre, được làm bằng tay có thể bắt gặp ở vùng Nam Bộ, Nó đa dạng về phong cách, hình dáng và hình thức đánh bắt khác nhau.

Để sử dụng, người dân thường chọn nơi có nước không sâu, dòng nước chảy chậm. Đặt vó xuống nước với mồi để dụ cá một lúc rồi mới cất vó. Thông thường nếu vó có vật cản trở hoặc rong rêu thì ngư dân phải lặn xuống để gỡ ra. Khi cất vó , cần nhẹ nhàng, cất từ từ, khi vó rời khỏi mặt nước, thì dằn cần lại để bung hết cá nhỏ ra. Tay trái thì giữ cần, tay phải túm lấy gốc vó, lùa cá vào rổ.

Bây giờ cá tôm đồng ngày càng ít dần do nhiều yếu tố chủ yếu là ý thức đánh bắt của con người. Một số người muốn thu lợi nhanh đã dùng những loại hình đánh bắt tận diệt như kích điện, thuốc cá,… Còn những vật dụng đánh bắt thô sơ thì chủ yếu bắt cá to, không bắt cá nhỏ không tận diệt vùng cá.

Dẫu nó có thô sơ nhưng vẫn được người dân miền tây lựa chọn vừa duy trì lượng hải sản tự nhiên. Mà còn thể hiện sự gắn bó gần gũi của sản vật đối với con người nơi đây. Nên những nghề đánh bắt cá tôm bằng lọp, lưới vẫn hiện diện đâu đó trong những góc quê giữa khoảng trời thiên nhiên sông nước miền Tây.

Cảm ơn các bạn đã xem 6 dụng cụ đánh bắt tôm cá miền tây, hy vọng giúp ích được cho các bạn

This entry was posted in Văn hóa and tagged Đánh bắt thủy hải sản, Đánh bắt tôm cá miền tây, Làng nghề đánh bắt.
Related Posts