Hạn chế của nền kinh tế thị trường

      504

Kinh tế thị trường ra đời là thành quả của sự phát triển văn minh nhân loại trong suốt chiều dài lịch sự nghiên cứu và đấu tranh. Nền kinh tế thị trường phát triển, cạnh tranh lành mạnh tạo ra những ưu thế cho kinh tế nhân loại. Bên cạnh đó cũng để lại một số thách thức đòi hỏi con người phải có giải pháp. Hãy theo dõi bài viết để có cái nhìn rõ hơn về thuật ngữ này nhé!


*

Kinh tế thị trường và những ưu nhược điểm nhà đầu tư cần biết


Kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường là thuật ngữ rất quen thuộc đối với dân kinh tế. Có thể nói, nền đây cũng phần nào đó thể hiện được nền văn minh tiến bộ của nhân loại.

Bạn đang xem: Hạn chế của nền kinh tế thị trường

Đây là môi trường đầu tư kinh doanh một cách công bằng và tự do giữa các chủ thể trong xã hội. Từ đó làm thỏa mãn được các đam mê trong sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư.


*

Đây là thuật ngữ không mấy xa lạ với dân kinh tế


Các hoạt động sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và trong hoạt động đó có sự cạnh tranh một cách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội. Ở nền kinh tế này, nhiều hình thái đầu tư sở hữu khác nhau sẽ cùng tồn tại như hình thái sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu nhà nước,…

Bên cạnh đó, trong nền kinh tế này thì các chủ sở hữu đều bình đẳng, cạnh tranh với nhau, hoạt động theo quy định của pháp luật. Đây cũng là nơi để các chủ thể tự do sản xuất kinh doanh.

Kinh tế thị trường có một số mô hình kinh tế điển hình như sau:

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;Kinh tế thị trường tự doKinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa;

Đặc điểm nền kinh tế thị trường hiện nay

Kinh tế thị trường luôn được coi là thành quả lao động tất yếu của nhân loại. Sự ra đời của nền kinh tế này nhằm đẩy nhanh các hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng mọi nhu cầu của con người. Nền kinh tế này có đầy đủ các loại thị trường như thị trường hàng hóa và dịch vụ; thị trường nhân tố sản xuất,…. đều rất phát triển, cạnh tranh công bằng và lành mạnh;

Sở hữu tài sản và có quyền sở hữu tài sản rõ ràng;Các chủ thể được độc lập tự do về pháp lý, tự do kinh doanh;Tất cả các loại hình kinh doanh trong nền kinh tế này đều có sự cạnh tranh công bằng và có trật tự, nếu cạnh tranh không lành mạnh và không công bằng đều có thể bị loại trừ;Những loại sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cũng như yếu tố sản xuất khác như vốn, đất đai,… đều được quyết định theo cạnh tranh, quan hệ cung cầu, dựa trên sự khan hiếm;Nếu cạnh tranh công bằng và trong khuôn khổ của pháp luật thì sẽ chọn ra được người thắng cuộc và xảy ra đào thải sáng tạo trên thị trường;
*

Một số đặc điểm


Những ưu và nhược điểm của nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường ra đời tạo ra những ưu thế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng để lại những thách thức đòi hỏi con người phải có giải pháp khắc phục. 

Ưu điểm

Ưu điểm đầu tiên có thể nhận thấy của nền kinh tế này đó chính là nếu “cầu” hàng hóa cao hơn so với nguồn “cung” thì giá cả cũng theo đó cao lên. Từ đó giúp cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận ngày càng nhiều. Đây cũng chính là động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh hay còn gọi là tăng nguồn cung.

Nếu các doanh nghiệp có cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh hiệu quả thì sẽ có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Theo đó, doanh nghiệp sẽ gia tăng quy mô và nguồn lực để tập trung vào những nơi có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn.


*

Là động lực lớn để doanh nghiệp đổi mới liên tục


Chính nền kinh tế này tạo động lực to lớn để các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, tập trung phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng vào quy trình sản xuất, kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể đáp ứng các nhu cầu của thị trường và cạnh tranh lành mạnh. Đây cũng chính là một ưu thế của nền kinh tế thị trường hiện nay.

Xem thêm:

Ngoài ra, nền kinh tế này luôn luôn tạo ra những xu thế liên doanh, thúc đẩy những hoạt động giao lưu hợp tác kinh tế giữa các nước. Từ đó, nền kinh tế các nước sẽ ngày càng được phát triển, riêng Việt Nam việc giao lưu, hợp tác nhiều sẽ học thêm được những giải pháp tích cực cho nền kinh tế nước nhà. Mặt khác, nền kinh tế này cũng mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì nền kinh tế thị trường cũng có những mặt hạn chế nhất định. Đầu tiên, việc phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế này có thể gây ra tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Bởi vì những chủ thể có ưu thế hơn trong sản xuất sẽ có thể chiếm được nhiều quyền lợi và tài sản. Đương nhiên, những người còn lại sẽ phải chịu sự bóc lột, gây nên những bất ổn trong đời sống.


*

Cung và cầu chênh lệch sẽ dẫn tới lạm phát, thất nghiệp


Mặt khác, nếu như không có sự cạnh tranh trong một thời gian dài sẽ dẫn tới việc người có lợi thế hơn sẽ có thể thâu tóm và chi phối thị trường. Nếu nhà nước không có sự can thiệp đối với việc tăng giá, giảm chất lượng hàng hóa việc tăng thêm lợi nhuận xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng và tổn thất cho nền kinh tế.

Sự chênh lệch giữa cung – cầu hàng hóa sẽ là hệ quả tất yếu của tình trạng lạm phát, thất nghiệp. Các công ty, doanh nghiệp không thể bán được hàng hóa sẽ phải thu hồi vốn dẫn đến nguy cơ phá sản.

Tất cả những chia sẻ trên hy vọng đã cung cấp cho bạn cái nhìn rõ nét về nền kinh tế thị trường hiện nay. Từ đó, bạn sẽ có được phương hướng để nắm bắt những cơ hội đóng góp và phát triển nền kinh tế nước nhà. Mặt khác, sáng tạo không ngừng để đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế của nền kinh tế này. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi Công Ty Chứng Khoán tinhte.edu.vn Việt Nam.