Góp vốn công ty cổ phần

      63

Khi thành lập công ty cổ phần, số vốn dự định góp của các cổ đông sáng lập phải được ghi nhận trong biên bản góp vốn hoặc điều lệ công ty, đây là việc làm vô cùng quan trọng khi tiến hành góp vốn thành lập công ty cổ phần. Vậy pháp luật hiện hành có quy định như thế nào về góp vốn khi thành lập công ty cổ phần. Hãy cùng công ty Luật ACC chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Bạn đang xem: Góp vốn công ty cổ phần

*
Điều Kiện, Thủ Tục Góp Vốn Thành Lập Doanh Nghiệp

1. Khái quát về vốn điều lệ công ty cổ phần

Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua được ghi trong điều lệ công ty. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần.

Theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành công ty cổ phần sẽ dùng cổ phần này để tiến hành chào bán cổ phần và tiến hành các hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy vốn điều lệ chính là số vốn mà công ty cổ phần dùng để kinh doanh. Vốn điều lệ có thể thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cổ đông phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của mình.

2. Mức góp vốn khi thành lập công ty cổ phần

Cá nhân, tổ chức tự do quyết định mức vốn điều lệ cụ thể khi đăng ký thành lập công ty. Mức vốn không được quy định cụ thể và việc xác định vốn điều lệ còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà công ty dự định hoạt động. Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định và ký quỹ thì vốn điều lệ của công ty cần đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật về số vốn điều lệ tối thiểu. Số vốn điều lệ tối đa pháp luật không có quy định cụ thể mà phụ thuộc vào quyết định của công ty và năng lực tài chính của mỗi cổ đông. Tại thời điểm đăng ký thành lập công ty, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất là 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán.

3. Thủ tục góp vốn điều lệ thành lập công ty cổ phần

Dưới đây là một số bước cơ bản trong thủ tục góp vốn điều lệ thành lập công ty cổ phần mà khách hàng có nhu cầu cần nắm rõ:

Bước 1: Ký hợp đồng góp vốn bằng tài sản, có công chứng/chứng thực.

Bước 2: Bàn giao tài sản trên thực tế.

Bước 3: Nộp hồ sơ sang tên, khai thuế, đóng các khoản lệ phí liên quan. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.

Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu đứng tên Công ty

Bước 5: Ghi nhận tư cách thành viên. Việc góp vốn chính thức hoàn tất sau khi công ty cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp hoặc Cổ phiếu (Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần) và lập sổ đăng ký cổ đông đối với Công ty Cổ phần.

4. Hậu quả pháp lý góp vốn sai thời hạn khi thành lập công ty cổ phần

Khi góp vốn sai thời hạn khi thành lập công ty cổ phần sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý sau đây:

Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty. Và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác.Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán. Không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác.Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán.

5. Những câu hỏi thường gặp

Hình thức góp vốn?

Khi đăng ký thành lập công ty, thành viên có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản.

Giảm vốn điều lệ như thế nào?

Công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty 

Vốn pháp định như thế nào?

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định áp dụng với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể về điều kiện vốn pháp định cho quý khách hàng khi kê khai ngành nghề cụ thể.

Có thể tăng vốn điều lệ công ty cổ phần sau thành lập không?

Công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.

6. Giới thiệu dịch vụ pháp lý của Công ty Luật ACC

Xin giới thiệu dịch vụ pháp lý công Ty Luật ACC đến quý khách hàng. Công Ty chúng tôi với hệ thống công ty luật/ văn phòng đại diện/ chi nhánh có mặt trên 63 tỉnh thành, tự hào là một công ty cung cấp các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm và chuyên môn cao.

Dưới đây là một số lý do vì sao các bạn nên chọn Công Ty Luật ACC giữa hàng ngàn các Công ty Luật:

Thứ nhất, công ty chúng tôi được thành lập theo hệ thống, với sự hoạt động hệ thống này uy tín của chúng tôi được khẳng định qua từng năm hoạt động.Thứ hai ,công ty Luật ACC có kinh nghiệm và thâm niên hoạt động trong các lĩnh vực thành lập địa điểm kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, dịch vụ ly hôn và các dịch vụ pháp lý khác.Thứ ba, với kinh nghiệm hoạt động lâu năm chúng tôi có thể tư vấn cho khách hàng những thông tin cần thiết, đủ và nhanh chóng.Thứ tư, Công ty Luật ACC hoạt động nhanh chóng, chuyên nghiệp và mang lại hiệu quả công việc cao.Thứ năm, không chỉ có đội ngũ chuyên viên kinh nghiệm chuyên môn, dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả, chi phí giá cả cung cấp các dịch vụ của Công ty Luật ACC hợp lý và phù hợp.

Xem thêm: Xóa Hoặc Khôi Phục Lại Ảnh Đã Xóa Trên Android, Xóa Hoặc Khôi Phục Ảnh Và Video

Trên đây là những thông tin về góp vốn khi thành lập công ty cổ phần mà Công Ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng và các bạn đọc. Nếu bạn đang có nhu cầu được hỗ trợ, trợ giúp về các vấn đề pháp lý thì hãy liên hệ đến Công Ty Luật ACC – chúng tôi mang đến sự hài lòng ở bạn.

Theo luật thì trong công ty cổ phần cổ phần, các cổ đông góp vốn có được góp bằng tiền mặt và rút vốn hay mua lại cổ phần có được thanh toán bằng tiền mặt hay không? Trường hợp nào công ty cổ phần được giảm vốn điều lệ?
*
Nội dung chính

Khi góp vốn vào công ty cổ phần thì các cổ đông có được góp vốn bằng tiền mặt và rút vốn hay mua lại cổ phần bằng tiền mặt hay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP như sau:

“Điều 6. Giao dịch tài chính của doanh nghiệp 1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp. …”

Đồng thời, tại Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC quy định:

“Điều 3. Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác 1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác. 2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau: a) Thanh toán bằng Séc; b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền; c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành. 3. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.”

Như vậy,

- Đối với trường hợp góp vốn vào công ty cổ phần:

Nếu là doanh nghiệp góp vốn vào công ty cổ phần thì doanh nghiệp đó không được thanh toán bằng tiền mặt mà phải sử dụng các hình thức theo khoản 2 Điều 3 nêu trên.

Nếu là cá nhân góp vốn vào công ty cổ phần, không có quy định bắt buộc rằng không được thanh toán bằng tiền mặt, do đó, cá nhân có thể lựa chọn góp vốn bằng tiền mặt hoặc cách hình thức thanh toán phù hợp với quy định đều được.

- Đối với trường hợp chuyển nhượng cổ phần: Tương tự như trên

Nếu là doanh nghiệp nhận chuyển nhượng cổ phần thì doanh nghiệp đó phải thanh toán theo các hình thức quy định tại Khoản 2 Điều 3 nêu trên cho bên chuyển nhượng cổ phần.

Nếu là cá nhân nhận chuyển nhượng cổ phần, khi cá nhân đó thanh toán cho bên chuyển nhượng cổ phần thì có thể lựa chọn hình thức thanh toán sử dụng tiền mặt hoặc các hình thức thanh toán phù hợp với pháp luật khác đều được.

*

Khi góp vốn vào công ty cổ phần thì các cổ đông có được góp vốn bằng tiền mặt và rút vốn hay mua lại cổ phần bằng tiền mặt hay không?

Trường hợp nào công ty cổ phần được giảm vốn điều lệ?

Căn cứ khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các trường hợp sau đây thì công ty cổ phần sẽ được giảm vốn điều lệ:

- Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;

- Công ty mua lại cổ phần đã bán.

- Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

Khi nào cổ đông của công ty cổ phần được xem là thanh toán cổ phần không đúng hạn?

Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về thời hạn thanh toán cổ phần như sau:

"Điều 113. Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua....3. Trường hợp sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì thực hiện theo quy định sau đây:a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;c) Cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;d) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này; đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập."

Như vậy quá 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp các cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì được xem là thanh toán không đúng hạn.