Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

      340

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một dạng văn bản pháp quy đảm nhận vai trò “giấy khai sinh” – ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu và là căn cứ xác thực năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp. Hiện nay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bạn đang xem: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

*
Điểm mới của luật doanh nghiệp 2014

Nội dung chính

Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân; số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu công ty, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân.Vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền chào bán đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định.Ngành, nghề kinh doanh.
*
Ảnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại chi nhánh

Điều kiện đăng ký

Điều kiện:

Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp;Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ) hoặc tên xã, phường … số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

Hồ sơ đăng ký

Đối với Doanh nghiệp tư nhân:

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫu quy định;Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân;Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh:

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫuDự thảo điều lệ công tyDanh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần kèm theo các bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân; bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khácVăn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp địnhBản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh, của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác.

Xem thêm: Ngành Kinh Tế Là Gì Cùng Cơ Hội Việc Làm Tương Lai, Tìm Hiểu Ngành Kinh Tế

*
Ảnh minh họa hồ sơ đăng ký kinh doanh

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫuDự thảo điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của công tyBản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khácDanh sách người đại diện theo uỷ quyền kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhânVăn bản uỷ quyền của chủ sở hữu cho người được uỷ quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chứcVăn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp địnhBản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Đối với hộ kinh doanh:

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫuBản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình

Trình tự thủ tục

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo uỷ quyền nộp đủ hồ sơ theo quy định tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

Khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ;

Trường hợp hố sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ;

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

Các văn bản luật liên quan

Luật Doanh nghiệp 2014,Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký Kinh doanh

Thông tin bổ sung

Trách nhiệm:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;

Công ty cổ phần: cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

Công ty hợp danh: thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình (kê cả tài sản cá nhân) về các nghĩa vụ của công ty, trong khi thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;

Công ty tư nhân: chủ sở hữu tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp;

Hộ kinh doanh: chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, không được sử dụng quá 10 lao động, không có con dấu và chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi thông báo thành lập tới Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt địa điểm kinh doanh, chi nhánh và văn phòng đại diện;

Nghĩa vụ thuế: doanh nghiệp phải có trách nhiệm nộp thuế đối với nhiều loai thuế và lệ phí. Ví dụ: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất/nhập khẩu, Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân, thuế đăng ký kinh doanh, thuế trước bạ, v..v…

*
Đăng ký kinh doanh dễ dàng cùng Luật Việt Tín