Giá trị cốt lõi doanh nghiệp

      119

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là điều đầu tiên cần có, trước khi thiết lập mọi chiến lược. Yếu tố này thường song hành với tầm nhìn, sứ mệnh và văn hóa.

Bạn đang xem: Giá trị cốt lõi doanh nghiệp

Vậy giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì, ý nghĩa vai trò cũng như làm thế nào để tìm ra giá trị cốt lõi đem lại thành công cho doanh nghiệp? tinhte.edu.vn sẽ song hành cùng bạn đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì?

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp hay còn được biết đến với thuật ngữ khác là Core Value. Đây được coi là nguyên tắc nền tảng, điều hướng mọi hoạt động và cá nhân trong tổ chức. Nhìn vào đó, khách hàng và đối tác có thể đánh giá được phương thức làm việc cũng như cách thức tạo ra sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

*

Mỗi doanh nghiệp sẽ hình thành giá trị cốt lõi theo tiêu chí khác nhau

 

Bên cạnh đó, giá trị cốt lõi không bị thay đổi theo các biến động. Thay vào đó, họ sẽ điều chỉnh mô hình, cách thức,…xoay quay phương châm nền tảng. Điều này giúp đảm bảo thích ứng linh hoạt nhưng không làm mất đi sứ mệnh.

Một số loại giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp

Mỗi thương hiệu sẽ có một bộ các giá trị mà họ xem đó là quan trọng nhất. Từng tổ chức sẽ giống hoặc khác nhau ở điểm nào đó. Tuy nhiên, dưới đây là những yếu tố được áp dụng nhiều nhất trong đa dạng lĩnh vực.

- Trách nhiệm: Đối với hành động, quyết định, chính sách. Nó được áp dụng cho mỗi cá nhân cũng như toàn tập thể nói chung.

- Cân bằng: Hướng đến môi trường làm việc lý tưởng, nơi duy trì được công việc và sức khỏe nhân viên.

- Cam kết: Liên quan tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

- Cộng đồng: Tích cực đóng góp cho xã hội, thể hiện trách nhiệm và đạo đức.

- Trao quyền: Khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của các thành viên.

- Đổi mới: Nỗ lực theo đuổi những điều cải tiến, có khả năng thay đổi thế giới.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo từ thành công của những tên tuổi lớn. Ví dụ tiêu biểu chính là giá trị cốt lõi của Apple. Những kiến tạo mà họ đã đạt được dựa trên nguyên tắc nền tảng rất đáng để học hỏi.

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp có vai trò gì?

Giá trị cốt lõi có những tác động toàn diện đến mọi hoạt động. Hãy thử tưởng tượng vận hành, chăm sóc khách hàng, tạo động lực,…sẽ ra sao nếu thiếu đi điều này. Để nhận thức tầm quan trọng cụ thể hơn, hãy đến với phần dưới đây.

Hỗ trợ đưa ra quyết định

Nhân viên sẽ hiểu ra nhiều điều khi giá trị cốt lõi của doanh nghiệp rõ ràng. Đó là cách để công ty chỉ ra đường hướng cho mọi hoạt động. Kết quả là nhân sự sẽ biết đâu là quyết định đúng đắn để đạt được sứ mệnh, mục tiêu.

*

Core Values là những hằng số bất biến theo thời gian

Hơn nữa, giá trị nền tảng là cách để nuôi dưỡng đạo đức nghề nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn khó khăn. Đó là một hằng số cần phải có giữa vô vàn biến động đến từ công nghệ và xã hội.

Cải thiện giao tiếp

Giao tiếp giữa nhân viên đóng vai trò quan trọng đối với văn hóa công ty. Nó giúp cải thiện mức độ hài lòng và sự tương tác. Vấn đề đặt ra là nếu giá trị cốt lõi của doanh nghiệp không rõ ràng sẽ ảnh hưởng rất nhiều.

Nó làm cho việc kết nối giữa các thành viên không nhất quán. Từ đó dẫn đến những mâu thuẫn trong môi trường làm việc. Ngược lại, nếu có Core Value, mọi người có chung điểm nhìn và dễ dàng đối thoại hiệu quả hơn.

Là động lực

Nối tiếp vai trò trên, sẽ ra sao nếu việc giao tiếp hình thành xung quanh giá trị nền tảng? Đó là cách thúc đẩy sự tương tác và động lực của mọi cá nhân.

*

Giá trị cốt lõi là động lực để tạo nên hình ảnh thương hiệu và doanh thu

Nhà lãnh đạo nên giải thích lý do tại sao họ chọn giá trị cốt lõi của doanh nghiệp như vậy. Bởi lẽ, nhân viên sẽ hiểu hơn mục tiêu, tìm cách cống hiến chăm chỉ hơn để đạt được. Doanh nghiệp càng truyền nhiều lửa nhiệt huyết cho cấp dưới, thành công sẽ đến sớm hơn.

Nhận diện thương hiệu

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp không chỉ giúp nhân viên sống và làm việc theo. Điều rất quan trọng là đảm bảo khách hàng cũng hiểu được điều đó. Họ biết rõ bản sắc của thương hiệu và đại diện cho điều gì.

Xem thêm: Hạ Chí Là Gì? Ngày Hạ Chí Là Ngày Nào ? Hạ Chí Là Gì

Đó là cách tạo nên điểm nhấn, giúp người tiêu dùng nhớ đến bạn nhiều hơn. Họ cũng cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp có tâm.

Thu hút nhân tài

24% số nhân viên được cho là sẽ rời công ty vì họ không thích hợp với văn hóa tại đó. Điều này đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Trước khi ứng viên nộp đơn, họ thường nghiên cứu trước về tổ chức qua:

*

Giá trị cốt lõi là yếu tố thu hút ứng viên tài năng có tầm nhìn

- Trang web.

- Diễn đàn.

- Các cuộc thảo luận, đánh giá ở trên mạng xã hội…

Họ làm điều này vì không muốn chọn sai công ty. Đứng trên góc nhìn của doanh nghiệp, chắc hẳn bạn cũng mong muốn tương tự. Đó là muốn sở hữu đúng nhân tài. Vì vậy, việc phỏng vấn không chỉ dừng lại ở kỹ năng hay kinh nghiệm.

Hai bên sẽ cùng nhau trao đổi giá trị để biết có sự tương đồng hay không. Nếu không có giá trị cốt lõi của doanh nghiệp còn tồi tệ hơn. Ứng viên sẽ đánh giá doanh nghiệp chưa thực sự chuyên nghiệp và có định hướng phát triển. Dù có được tuyển, họ cũng sẽ sớm rời đi sau vài tháng.

Thu hút khách hàng có chung giá trị

Không chỉ khác hàng trung thành mới quan tâm đến giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Phân khúc tiềm năng cũng rất muốn biết về những gì công ty bạn đại diện. Khị họ phát hiện ra điều tương tự với bản thân, cơ hội được chọn sẽ cao hơn.

Giả sử, tổ chức của bạn đặt yếu tố giải trình lên hàng đầu. Điều này thu hút khách hàng mới tiềm năng có chung tư tưởng. Họ mong muốn nhà cung cấp của mình có tính minh bạch cao. Vì lý do đó, điều quan trọng phải hiểu đối tượng hướng đến là ai, có giá trị gì.

Hỗ trợ Marketing

Để truyền tải thông điệp, đội ngũ Marketing và truyền thông cần biết giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Muốn trở nên đáng tin cậy, thông tin nội bộ và bên ngoài của bạn phải thống nhất. Nếu không có sự rõ ràng sẽ rất khó khăn đưa ra chiến lược quảng bá.

*

Chiến lược truyền thông đưa ra dựa trên giá trị cốt lõi muốn truyền tải

Thật vậy, bạn cần chia sẻ thông tin chính xác đến đúng đối tượng. Nếu giá trị phù hợp rất có khả năng cao thu hút được họ. Nó có nghĩa là, công ty đã xây dựng lòng tin với khách hàng, đối tác tiềm năng.

Cách để tìm ra giá trị cốt lõi thành công

Giá trị không nên chỉ dừng lại ở ý tưởng của nhà lãnh đạo. Thay vào đó, bạn cần phải phân tích, tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này giúp đưa ra một lựa chọn bất biến. Nó sẽ loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Brainstorming với nhân viên

Đây là nguồn thông tin tham khảo đầu tiên để tìm kiếm giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Bạn nên tập hợp một nhóm nhân sự có năng lực nhất. Họ là những người trực tiếp xử lý công việc hàng ngày nên sẽ có cái nhìn thực tế.

*

Các cuộc họp diễn ra để đi đến thống nhất về các tiêu chí

Ban lãnh đạo và các thành viên trên tập hợp lại, phân tích các tiêu chí. Tuy nhiên, nếu là sếp, bạn cũng cần thể hiện được khả năng tự chủ trong quyết định. Song hành cùng đó là tư tưởng cởi mở, mong muốn lắng nghe ý kiến.

Kết thúc buổi thảo luận, cả nhóm đưa ra một danh sách giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Các yếu tố này được đưa vào thử nghiệm sau vài tuần hoặc vài tháng. Sau đó sẽ tổ chức họp lại, để biết nên chỉnh sửa ở đâu. Đến khi có sự đồng thuận cao, người sáng lập nên tuyên bố chính thức.

Để sứ mệnh định nghĩa giá trị

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp có thể là một phần cho sứ mệnh tổng thể. Vì thế, hãy nên ý tưởng từ chính nguồn thông tin quý giá này. Nếu không có sẽ dẫn đến các tuyên bố mâu thuẫn nhau. Nó khiến nhân viên lúng túng vì không biết tuân theo nguyên tắc nào.

Vì sứ mệnh và giá trị là những điều công khai rộng rãi. Tồn tại bất cập sẽ làm giảm tính chuyên nghiệp, uy tín trong mắt khách hàng và đối tác.

Đặt ra câu hỏi để tìm giá trị cốt lõi của thương hiệu

Là chủ sở hữu, bạn cũng cần liên tục đặt ra câu hỏi cho bản thân và công ty. Giá trị cốt lõi của thương hiệu sẽ sáng tỏ hơn qua những điều như:

*

Hơn ai hết, nhà lãnh đạo cần dồn nhiều tâm huyết cho giá trị cốt lõi

- Những hoạt động, tiêu chí nào sẽ được tổ chức đặt vị thế cao hơn lợi nhuận?

- Phương châm, mong muốn từ những ngày đầu thành lập là gì?

- Để tiến xa hơn trong môi trường cạnh tranh cần có yếu tố nào?

Giá trị mà bạn muốn có thể là làm việc chăm chỉ, cởi mở và tinh thần cầu tiến. Đôi khi, bạn cũng mang theo sứ mệnh cao cả là thay đổi hiện trạng đang diễn ra. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một ví dụ.

Cụ thể hóa giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Cụ thể hóa giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là điều cần làm trước khi đưa ra tuyên bố. Bởi lẽ, mọi quyết định vận hành đều được nhìn qua lăng kính đó. Nếu nó mờ ảo sẽ không thể thông suốt. Những hành động cũng vì vậy mà trở nên sai lầm.

Giả sử giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là tìm kiếm cải tiến, chấp nhận rủi ro. Vì thế, bạn không thể tuyển dụng một người cứng nhắc, bảo thủ được.

Nhìn vào khách hàng

Chìa khóa để phát triển giá trị cốt lõi chính là dựa vào phản hồi khách hàng. Hầu hết họ mong muốn từ thương hiệu những thứ vượt trên cả chất lượng dịch vụ/sản phẩm. Đó có thể là những phẩm chất đạo đức, ý thức và trách nhiệm với cộng đồng.

*

Thấu hiểu khách hàng cũng là cách tạo nên giá trị doanh nghiệp

Khách hàng hy vọng thương hiệu sẽ trao đi những điều khác biệt. Vì thế, hãy lắng nghe từ chính người mà bạn phục vụ để đưa ra định hướng trực diện nhất.

Trên đây là những kiến thức nền móng phát triển một cách bền vững. Tiêu chí đưa ra phải là sự hòa hợp, phân tích kỹ lưỡng trên nhiều khía cạnh. tinhte.edu.vn hy vọng rằng bạn sẽ sớm tìm ra giá trị cốt lõi của doanh nghiệp lý tưởng nhất.