Điều kiện hành nghề luật sư

      282
*
*

Luật sư Công chứng Thông tin - sự kiện Cơ sở dữ liệu Tư vấn pháp luật
*
RSS Đặt làm trang chủ
*
*

*

*

Điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành luật sư. Để được công nhận là Luật sư bạn phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau

Hiện nay, khi xã hội đang ngày càng phát triển với nhiều mối quan hệ được thiết lập thì vai trò của luật sư cũng được chú trọng hơn bởi rất nhiều tranh chấp, rủi ro pháp lý có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư không chỉ bảo vệ công lý, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi tầm quan trọng đó, nghề luật sư luôn đòi hỏi những con người trí tuệ, bản lĩnh và tâm huyết, con đường để trở thành một luật sư cũng không hề đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn đọc về những điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành luật sư tại Việt Nam để có những định hướng rõ ràng nếu muốn hướng theo con đường này.

Bạn đang xem: Điều kiện hành nghề luật sư

Tiêu chuẩn luật sư được quy định tại Điều 10 Luật luật sư năm 2006 như sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.” Cụ thể:

1. Có bằng cử nhân Luật

Người có bằng cử nhân luật quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư là người có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do Cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cấp hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do Cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.

Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư (Học viện Tư pháp).

Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng.

Xem thêm: Hoa Tulip Đỏ Có Ý Nghĩa Gì, Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Hoa Tulip Theo 7 Màu Sắc

Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.

3. Tập sự hành nghề luật sư

Sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo nghề Luật sư, cá nhân bắt buộc phải đăng ký tập sự tại 1 tổ chức hành nghề Luật sư với thời gian 12 tháng (trừ những trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư được quy định tại Điều 16 Luật luật sư 2006, sửa đổi bổ sung 2012).

4. Đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư:

Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

5. Được cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn Luật sư, cấp thẻ hành nghề Luật sư:

Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ Tư pháp cấp, thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.

Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền lựa chọn gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư.

6. Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư

Nghề luật sư vốn dĩ đã phải đối diện với nhiều khó khăn thử thách nên việc đặt ra những điều kiện khắt khe như trên hoàn toàn hợp lý cho việc sàng lọc ra những nhân tố có đủ trí tuệ, đạo đức, sự tâm huyết với nghề. Người luật sư sẽ trân trọng hơn tính chất nghề nghiệp của bản thân và có ý thức nâng cao trình độ, chuyên môn, nâng cao vị trí, tầm quan trọng của nghề luật sư trong xã hội.