Điều khoản thanh toán

      231

Luật sư Trí Nam hướng dẫn thỏa thuận phương thức thanh toán của hợp đồng trong hoạt động thương mại để Quý khách hàng áp dụng. Pháp luật luôn đề cao sự thỏa thuận của các bên trong việc thực hiện hợp đồng trong đó bao gồm cả việc thanh toán.

Bạn đang xem: Điều khoản thanh toán


*

Thỏa thuận phương thức thanh toán

Phương thức thanh toán sẽ được các bên lựa chọn dựa vào mức độ tin cậy giữa các bên, khả năng thanh toán, hoặc phụ thuộc đối tượng hàng hóa.

Đối với các doanh nghiệp nội địa, thường áp dụng phương thức chuyển khoản hoặc tiền mặt. Những phương thức này có thể áp dụng đối với những đơn hàng số lượng ít và giá trị hợp đồng không cao. Tuy nhiên trong lĩnh vực ngoại thương, do sự khác biệt văn hóa, sự chênh lệch về khả năng tài chính, quy mô cũng như về đồng tiền thanh toán, các bên có thể áp dụng phương thức mang tính chất chuyên nghiệp hơn và có sự hỗ trợ từ bên thứ ba - thường là các tổ chức tín dụng, ngân hàng như:

+ Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T);

+ Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T);

+ Phương thức thanh toán nhờ thu( Collection of payment);

+ Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit – L/C);

+ Một số phương thức khác theo tập quán thanh toán quốc tế.

Các bên cần thỏa thuận rõ ràng phương thức thanh toán. Phương thức thanh toán thường có sự liên hệ với thời điểm giao hàng, nhận các chứng từ.

Thỏa thuận thời gian thanh toán (Thời hạn thanh toán)

+ Thông thường, việc thanh toán không được thực hiện luôn vì người mua thường có xu hướng thanh toán thành nhiều lần, chậm trễ thanh toán, gây khó khăn cho bên bán.

+ Để khuyến khích bên mua thanh toán sớm và đầy đủ, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung ưu tiên trong trường hợp thanh toán ngay hoặc trong vòng bao nhiêu ngày kể từ thời điẻm giao hàng, ví dụ: giảm giá, ưu đãi.

Xem thêm: Dịch Vụ Giấy Phép Kinh Doanh, Dịch Vụ Làm Giấy Phép Kinh Doanh Tại Tphcm Giá Rẻ

+ Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc nội dung thỏa thuận bị vô hiệu, thì thời điểm thanh toán sẽ là thời điểm giao hàng theo quy định của pháp luật. Giao hàng một đợt thì tiền hàng sẽ giao sau khi bên mua nhận đủ hàng hóa. Trường hợp giao hàng thành nhiều đợt, thì việc thanh toán sẽ được thực hiện theo từng đợt giao hàng.

Thỏa thuận địa điểm thanh toán

+ Nếu áp dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt, các bên cần thỏa thuận về địa điểm thanh toán là địa điểm của bên bán hay địa điểm giao nhận hàng, trụ sở của bên mua hoặc một địa điểm khác do một trong hai bên ấn định.

+ Nếu áp dụng phương thức thanh toán qua nghiệp vụ ngân hàng, các bên có thể linh hoạt trong việc lựa chọn địa điểm thanh toán.

Áp dụng lãi suất chậm trả khi một bên chậm trễ thanh toán

Theo Điều 306 Luật Thương mại năm 2005: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Quy định trên đề cập tới lãi chậm trả và có phạm vi điều chỉnh là “chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác” đối với những quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại. Thực tế thường xuyên gặp trường hợp bên bán nhận tiền nhưng không giao tài sản (hàng hóa) đúng hợp đồng (như không giao, không giao đủ hay giao nhưng không đảm bảo chất lượng) và phải hoàn trả khoản tiền đã nhận.

Bộ luật dân sự 2015 đã có sự thay đổi với quy định tại khoản 2 Điều 357 rằng: “Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này”. Trong khi đó khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 khẳng định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”, tức bằng 10%/năm của khoản tiền vay. Về phía mình, Luật Thương mại theo hướng khác tại Điều 306 đã nêu trên là mức lãi bằng “lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán”.

Tham khảo: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng uy tín


Muốn thay đổi thông tin hợp đồng, thay đổi thỏa thuận đã có trong hợp đồng chính phải thực hiện những thủ tục gì? Hướng dẫn lập phụ lục hợp đồng để thay đổi thông tin hợp đồng đã ký kết theo quy định hiện hành.