Điều 12 luật doanh nghiệp

      326

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là một chế định được đề cập trong pháp luật về doanh nghiệp. Theo đó, bất kỳ doanh nghiệp nào (dù có tư cách pháp nhân hay không có tư cách pháp nhân) cũng đều cần phải có người đại diện theo pháp luật để nhân danh doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến doanh nghiệp. Với vị trí pháp lý và vai trò cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật (sau đây gọi là NĐDTPL) được Luật Doanh nghiệp 2020 (sau đây gọi là LDN 2020) đưa ra các quy định rất cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp. Monday VietNam mời bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Khái niệm2. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật3. Quy định bắt buộc đối với người đại diện theo pháp luật4. Số lượng, chức danh người đại diện theo pháp luật của từng loại hình doanh nghiệp5. Thẩm quyền bầu, thay đổi người đại diện theo pháp luật6. Người ký Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật7. Thời điểm người đại diện theo pháp luật mới được quyền thay mặt công ty giao dịch và ký hợp đồng8. Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong một số trường hợp đặc biệt

1. Khái niệm

Tại Khoản 1 Điều 12 LDN 2020 quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chính là:


Cá nhân;Đại diện doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp;Đại diện cho doanh nghiệpvớitư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án;Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Bạn đang xem: Điều 12 luật doanh nghiệp


Hiểu đơn giản: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến những vấn đề pháp lý của doanh nghiệp nhưng không được trái với quy định của pháp luật.


*

Tuy là cá nhân, nhưng khi giữ vai trò “đại diện cho doanh nghiệp” để thực hiện các giao dịch liên quan đến doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ nhân danh doanh nghiệp (là một tổ chức) chứ không được nhân danh mình (là một cá nhân). Đó còn được gọi là “thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thông qua hành vi của cá nhân là người đại diện cho doanh nghiệp”.

Trên thực tế, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phụ thuộc vào Điều lệ riêng của mỗi doanh nghiệp (có thể phát sinh thêm các quyền và nghĩa vụ khác hoặc không đầy đủ nghĩa vụ theo luật định).


2. Trách nhiệm của Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Điều 13 LDN 2020 đặt ra trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:

Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.Chịu trách nhiệm cá nhân trước công ty khi gây ra thiệt hại cho công ty do vi phạm nghĩa vụ đại diện nêu trên
Chế độ chịu trách nhiệm cá nhân như thế nào?

– Người đại diện theo pháp luật sẽ chịu trách nhiệm với tư cách cá nhân trước công ty khi vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại cho công ty.

– Trường hợp người đại diện theo pháp luật đã ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ đại diện theo pháp luật của mình thì người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm toàn bộ trước công ty đối với phần quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền đó.


3. Quy định bắt buộc đối với Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

– Doanh nghiệp phải đảm bảo có ít nhất 01 người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam;

– Số lượng, chức danh của người đại diện theo pháp luật phải được ghi nhận tại Điều lệ công ty;

3.1 Trường hợp doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật ?Điều lệ công ty phải quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Nếu không quy định rõ trong Điều lệ thì mặc nhiên hiểu là mỗi người đại diện theo pháp luật sẽ có thẩm quyền đại diện ngang nhau trước bên thứ ba. Tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3.2 Trường hợp doanh nghiệp chỉ có01 người đại diện theo pháp luật ?Người đại diện theo pháp luật duy nhất của công ty phải cư trú ở Việt Nam; nếu có xuất cảnh khỏi Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật thay cho mình.
Xử lý trường hợp hết thời hạn ủy quyền ?

(1) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong phạm vi đã được ủy quyền và;

(2) Người được ủy quyền sẽ phải chấm dứt việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã được ủy quyền của mình khi:

– Người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại doanh nghiệp hoặc;

– Chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.


Trường hợp người đại diện theo pháp luật vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
4. Số lượng, chức danh, người dại diện theo pháp luật của từng loại hình doanh nghiệp

Vì mỗi loại hình doanh nghiệp mang những đặc điểm pháp lý khác nhau, do đó, quy định về người đại diện theo pháp luật (sử dụng trong phạm vi Bảng dưới đây là NĐDTPL) ở từng loại hình doanh nghiệp cũng sẽ có một số điểm khác nhau bên cạnh những đặc điểm pháp lý chung về người đại diện theo pháp luật.

Vì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là người giữ chức danh quản lý với vai trò cực kỳ quan trọng, là bộ mặt đại diện để thực hiện mọi hoạt động liên quan đến doanh nghiệp. Do đó, pháp luật doanh nghiệp đã quy định việc bổ nhiệm/bầu hay thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải do cá nhân/tổ chức nào nắm giữ quyền lực quản lý cao nhất tại doanh nghiệp quyết định. Theo đó, chủ thể có thẩm quyền nói trên ở mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ được quy định như sau:


*

“Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, kiểm soát viên của cty”.

Do đó có thể suy ra chủ sở hữu công ty là chủ thể có thẩm quyền bổ nhiệm, thay đổi người đại diện theo pháp luật của cty.

Xem thêm: Nguyên Nhân, Tác Hại Của Áp Thấp Nhiệt Đới Và Cách Phòng Chống

Tại điểm đ khoản 2 Điều 55LDN 2020 quy định Hội đồng thành viên sẽ có quyền:

Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty”.

Như vậy, việc bầu, thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên công ty.

5.3 Công ty cổ phần

Tại điểm i khoản 2 Điều 153 LDN 2020 quy định Hội đồng quản trị có quyền:

“Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định”

Như vậy, thẩm quyền bầu, thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần thuộc về Hội đồng quản trị của công ty. Tuy nhiên, trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật dẫn đến thay đổi chức danh quản lý của người đại diện theo pháp luật của công ty thì sẽ do Đại hội đồng cổ đông quyết định.


Hội đồng quản trị là cơ quan thường trực được lập ra để giữ “vai trò quản lý điều hành, nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty”. Nhưng không phải là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty cổ phần, mà là Đại hội đồng cổ đông.Bất kỳ thay đổi, bổ sung nào trong Điều lệ công ty sẽ do Đại hội đồng cổ đông quyết định, trong đó có việc thay đổi thông tin người đại diện theo pháp luật.

Như vậy, có thể hiểu, trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật dẫn đến thay đổi cả chức danh quản lý của người đại diện theo pháp luật đã được ghi nhận trong Điều lệ công ty thì thẩm quyền thay đổi người đại diện theo pháp luật lúc này sẽ do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

6. Người ký Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật
*

Khi Doanh nghiệp muốn thay đổi người đại diện pháp luật cần làm Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký đặt trụ sở chính.

Một trong những giấy tờ cần có trong hồ sơ này là Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật. Đối với mỗi một loại hình công ty, người ký thông báo là khác nhau.


Lưu ý: Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị bỏ trốn khỏi nơi cư trú, bị tạm giam, bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi hoặc từ chối ký tên vào thông báo của công ty thì phải có họ, tên và chữ ký của các thành viên Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trịđã tham dự và biểu quyết nhất trí về việc thay đổi đại diện pháp luật của công ty.

7. Thời điểm người đại diện theo pháp luật mới được quyền thay mặt công ty giao dịch và ký hợp đồng

Tuy nhiên, Quyết địnhthay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệpnày cần phải thông báo lên Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, khi được Phòng đăng ký kinh doanh chấp thuận thì người đại diện theo pháp luật mới này của công ty mới được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Vì vậyngười đại diện theo pháp luật mới sẽ bắt đầu thực hiện quyền thay mặt công ty giao dịch, ký kết hợp đồng kể từ ngày Phòng đăng ký doanh nghiệp chấp thuận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (cụ thể là thay đổi người đại diện theo pháp luật) của công ty.

Nếu có thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định củaBộ luật hình sựthì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền cũng có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án.